.Tình hình nghiên cứu về sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chuyển đổi sinh kế theo hướng tăng trưởng xanh ở xã vân hoà, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 26)

a. Khái niệm sinh kế

Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính là khả năng, tài sản (bao gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. Song sinh kế không chỉ đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn, chỗ ở mà sinh kế còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các thông tin, kỹ thuật quyền sở hữu, kỹ năng và các mối quan hệ…(Wallmann, 1984). Sinh kế cũng đƣợc xem là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con ngƣời kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ thực hiện nhằm để sống cũng nhƣ để đạt đƣợc những mục tiêu và ƣớc nguyện của họ (DFID, 2001).

b. Các nghiên cứu về sinh kế

Khái niệm “Sinh kế bền vững” (Sustainable livelihoods) lần đầu tiên đƣợc

dùng vào khoảng những năm 90 của hai tác giả Chambers và Conway, đã định nghĩa: “Sinh kế bền vững bao gồm năng lực con người và kế sinh nhai gồm lương thực thực phẩm và tài sản của họ”. Sinh kế bền vững là một khái niệm

quan trọng đƣợc một tổ chức phát triển của Anh DFID phát triển bao gồm năm chỉ báo là nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế, nguồn lực vật chất, nguồn lực con ngƣời và xã hội, gọi là khung sinh kế bền vững. Theo DFID một sinh kế bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi sau những căng thẳng hay cú sốc để duy trì hay tăng cƣờng tài sản của mình trong hiện tại và tƣơng lai trong khi không phá hoại tài nguyên thiên nhiên (DFID, 1999). Với mục tiêu của DFID là giảm tỷ lệ đói nghèo cùng cực xuống một nửa vào năm 2015 ở các nƣớc nghèo. Tuy nhiên cách tiếp cận của DFID là làm sao cho ngƣời dân hiểu biết về nghèo đói, mức độ cũng nhƣ các chỉ số đói nghèo.

Trong một nghiên cứu về sinh kế ở khu vực Tanzania, nhóm tác giả đã chỉ ra việc cần thiết phải lựa chọn các biện pháp thích ứng, phù hợp cho các đối tƣợng

19

dễ bị tổn thƣơng. Trong đó, đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất là các đối tƣợng có trình độ học vấn thấp, ít tài sản. Các tác giả đã nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới các nguồn vốn dễ bị tổn thƣơng, bao gồm sự thay đổi về dân số. Nghiên cứu này đã thực hiện điều tra các yếu tố nội sinh và ngoại sinh bằng việc thăm dò kinh tế xã hội, những cơ hội và thách thức ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng và phát triển sinh kế bền vững của khu vực nghiên cứu (Hubert E. Meena and Paul O„Keefe, 2007). Nếu thực hiện tốt các biện pháp thích ứng mà nghiên cứu nêu ra thì chính các đối tƣợng này là những ngƣời đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

1.2.1. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh.

Các nghiên cứu trong nƣớc cũng tập trung vào phân tích nội hàm của “tăng

trưởng xanh”. Tăng trƣởng xanh đang là xu hƣớng phát triển chung của nhiều

quốc gia trên tồn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo định nghĩa tăng trƣởng xanh của Việt Nam là sự tăng trƣởng dựa trên quá trình thay đổi mơ hình tăng trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh. Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, bằng cách nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế theo hƣớng bền vững. Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam nêu lên tầm quan trọng của phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, thiên nhiên và thông qua định hƣớng chiến lƣợc năm 2004. “Trong định hướng chiến lược” này mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế và tài nguyên – môi trƣờng đã đƣợc xem xét và đánh giá thông qua 19 lĩnh vực ƣu tiên, trong đó có 9 lĩnh vực về Tài nguyên và Môi trƣờng (Võ Thanh Sơn, 2012). Nội dung của chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ: “Tăng trưởng xanh” là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu. Tăng trƣởng xanh phải do con ngƣời và vì con ngƣời,

20

góp phần tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân (Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012).

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến việ c tính toán phát thải khí nhà kính

a. Vai trò và tính toán phát thải khí nhà kính đối với khí hậu Trái Đất

Thành phần khí quyển bao gồm 78% khí ni-tơ, 21% khí ơ-xi cịn lại 1% các khí khác nhƣ hơi nƣớc, khí mê-tan, khí các cacbonic… gọi chung là khí nhà kính. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong thành phần khí quyển, song các khí nhà kính có vai trị hết sức quan trọng, giữ ổn định khí hậu trái đất. Theo các nhà khoa học, nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trái đất trung bình khoảng 15oc, nếu khơng có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất vào khoảng -18oc. Thành phần khí quyển ổn định ít thay đổi đã giúp cho năng lƣợng đi tới Trái Đất và từ Trái Đất thốt ra ngồi khơng trung đƣợc cân bằng, sự tăng nồng độ các khí nhà kính dễ dẫn tới phá vỡ sự cân bằng đó (Nguyễn Đức Ngữ, 2008). Các nhà khoa học cũng đồng ý rằng sự tăng nồng độ khí nhà kính là nguyên nhân gây ra hiện tƣợng biến đổi khí hậu tồn cầu hiện nay. Chính vì vậy mà việc xác định nồng độ khí nhà kính cũng nhƣ tính tốn phát thải khí nhà kính có vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Trong các khí nhà kính tồn tại trong tự nhiên hiện nay thì khí mê-tan đƣợc xem là loại khí quan trọng thứ hai do con ngƣời tạo ra, chỉ sau khí cacbonic. Tuy nồng độ của khí mê-tan trong khơng khí ít hơn khí cacbonic nhƣng lại bền vững trong tự nhiên hơn. Nguồn phát thải khí mê tan chủ yếu từ sự phân giải yếm khí của thực vật trong đầm lầy, phân gia súc… Các nhà khoa học đã tính tốn rằng nồng độ khí mê-tan hiện nay đã tăng lên 145% so với thời kỳ tiền công nghiệp (Nguyễn Đức Ngữ, 2008). Khoảng một nửa lƣợng mê tan tăng trong khí quyển hiện nay là do con ngƣời tạo ra. Chính bởi vậy, việc tính tốn mức độ phát tải khí mê-tan nói riêng và các khí nhà kính nói chung có nhiều ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu hiện nay. Trong nghiên cứu này, học

21

viên chỉ đề cập đến các phƣơng pháp tính phát thải mê tan, một trong các khí nhà kính quan trọng nhất.

b. Các nghiên cứu liên quan đến tính toán phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Theo hƣớng nghiên cứu tính tốn lƣợng phát thải CH4 trên thế giới, các nghiên cứu ở Việt Nam tập trung theo hai hƣớng tính theo mơ hình thí nghiệm và theo phƣơng trình của IPCC.

Nghiên cứu tiêu biểu áp dụng phƣơng trình của IPCC để tính lƣợng phát thải khí nhà kính có thể nói đến là bảng: “Thơng báo quốc gia lần thứ hai của Việt

Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu” của Bộ Tài

Nguyên Và Mơi Trƣờng do nhóm tác giả Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Đức Hải, Hồng Mạnh Hịa, Nguyễn Mộng Cƣờng, Bùi Huy Phùng biên soạn. Theo báo cáo này lƣợng phát thải CH4 từ trồng lúa trong năm 2000 là 1.782,37 nghìn tấn bằng 37.429,77 nghìn tấn CO2 tƣơng đƣơng, chiếm tỷ lệ 57,5 % lƣợng phát thải trong nơng nghiệp. Trong khi đó ở lĩnh vực chăn ni, quá trình lên men tiêu hóa phát thải 368,12 nghìn tấn bằng 7.730,52 nghìn tấn CO2 tƣơng đƣơng, chiếm tỷ lệ 11,9% lƣợng phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp. Ở q trình quản lý phân bón trong chăn ni phát thải 164,16 nghìn tấn CH4, tƣơng đƣơng 3.447,36 nghìn tấn CO2, chiếm tỷ lệ 5,3% lƣợng phát thải trong nông nghiệp (Bộ Tài nguyên Môi trƣờng 2000; Bộ Tài Nguyên Và Môi Trƣờng, 2000). Nghiên cứu này đã sử dụng hệ số phát thải mặc định của IPCC bên cạnh đó cũng sử dụng một số hệ số áp dụng riêng cho Việt Nam.

Một hƣớng nghiên cứu khác là tính tốn lƣợng phát thải CH4 bằng các mơ hình thí nghiệm của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Thành và cộng sự trong nghiên cứu: “Tình hình phát thải khí mê tan (CH4) do hoạt động canh tác lúa nước ở

khu vực Đồng bằng Sông Hồng”, Nghiên cứu chỉ ra rằng canh tác lúa nƣớc là

một trong những nguồn phát thải khí CH4, một trong các loại khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Bằng việc sử dụng mơ hình thực nghiệm đặt tại 5 tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Hải Dƣơng, Hƣng Yên và Hà Nội, với số lƣợng 10 mẫu /tỉnh vào vụ mùa năm 2010. Kết quả cho thấy tốc độ phát thải CH4 trung bình tại khu vực nghiên cứu nhỏ nhất tại Thái Bình là 39,5mg CH4/m2/giờ và cao nhất tại Nam

22

Định 61,3mg CH4/m2/giờ. Trong giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa khoảng 9 tuần sau khi cấy, cƣờng độ phát thải lớn nhất đồng thời nêu ra quan hệ giữa phát thải với một số tính chất của đất trồng nhƣ độ PH... Cũng theo hƣớng nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Việt Anh, Đại học Thủy Lợi, trong nghiên cứu: “Một số kết quả nghiên cứu trong quản lý nước mặt ruộng nhằm giảm phát thải khí mê tan tiết kiệm nước và không giảm năng suất lúa trên đất phù sa trung tính Đồng bằng Sông Hồng” nghiên cứu đã sử dụng hai mơ hình thí nghiệm trên

cùng một khu vực nghiên cứu, cùng giống lúa, và cùng một kỹ thuật canh tác lúa vùng Đồng bằng Sông Hồng trong cùng một khoảng thời gian. Mơ hình thứ nhất áp dụng với chế độ nƣớc tƣới ngập nông thƣờng xuyên ở mức nƣớc từ 30-60mm trong suốt giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa. Trong khi mơ hình thứ hai áp dụng chế độ để lộ mặt ruộng liên tục từ 5-7 ngày trong một thời kỳ(cuối thời kỳ đẻ nhánh, chín vàng…) (Nguyễn Việt Anh, 2006). Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra lƣợng phát thải CH4 trung bình vụ mùa của ba năm 2003, 2004, 2005 và vụ xuân hai năm 2004, 2005. Cũng nhƣ ảnh hƣởng của chế độ tƣới đến lƣợng bốc, thoát hơi nƣớc và năng suất trên cây lúa trong khu vực nghiên cứu.

Nhìn chung các nghiên cứu tính tốn lƣợng phát thải khí nhà kính bằng việc sử dụng phƣơng trình của IPCC ở nƣớc ta khơng nhiều. Tuy nhiên đây vẫn là một phƣơng pháp tính tốn tiêu biểu cho kết quả tƣơng đối chính xác và thực hiện trong thời gian nghiên cứu ngắn.

1.2.3. Tình hình nghiên cứu sinh kế ở trong nước

Các nghiên cứu trong nƣớc tập trung khai thác nguyên nhân dẫn tới nghèo đói, một phần do quá trình khai thác và sử dụng thiếu kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nghiên cứu đã nêu ra tính dễ bị tổn thƣơng của các đối tƣợng là ngƣời già, phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng miền núi, ven biển. Những nơi mà con ngƣời thƣờng xuyên phải đối mặt với thiên tai. Trong các nghiên cứu đó phải kể đến nghiên cứu “Sinh kế của cộng đồng nghèo vùng

ven biển Việt Nam” của tác giả Mai Thanh Cúc. Nghiên cứu đã đề cập đến các

phƣơng pháp tiếp cận và phân tích sinh kế của cộng đồng dân cƣ nghèo vùng ven biển, bãi ngang. Trong đó nêu ra thực trạng, khó khăn trong việc tiếp cận

23

các nguồn vốn, đồng thời phân tích, tổng hợp và đề xuất các giải pháp để cộng đồng phát triển bền vững (Mai Thanh Cúc, 2006).

Trong một nghiên cứu khác “Những yếu tố tác động tới nghèo và giải pháp

giảm nghèo đối với người dân sống trong Khu Bảo Tồn Biển Vịnh Nha Trang”

của tác giả Nguyễn Thị Bích Hảo đã nêu thực trạng trong sinh kế của cộng đồng dân cƣ sống trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Khi diện tích đánh bắt giảm do việc quy hoạch khu bảo tồn, sản phẩm đánh bắt hạn chế do chƣa kịp tái sinh, thói quen sinh hoạt trong sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt hàng ngày khơng dễ thay đổi, q trình chuyển đổi sinh kế từ đánh bắt sang nuôi trồng mới chỉ dừng lại ở mơ hình thí điểm. Hơn nữa việc ni trồng thủy hải sản đòi hỏi những điều kiện nhất định trong đó có yếu tố về kỹ thuật chăn nuôi và môi trƣờng không bị ô nhiễm, trong khi cả hai điều kiện trên lại là điểm yếu của cộng đồng dân cƣ nơi đây. Nghiên cứu đã đƣa ra một số đề xuất nhằm mục đích giảm nghèo cho cộng đồng đó là giảm qui mơ hộ gia đình để giảm số ngƣời ăn theo. Tăng cơng suất đánh bắt để ngƣ dân có thể đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch theo mô hình (homestay), đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngƣời dân (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2009).

Nhóm tác giả Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh đã nghiên cứu“Quan hệ

giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam” và nêu vấn đề khái

niệm nghèo về tiền, thƣờng đƣợc áp dụng trong nghiên cứu về đói nghèo trên thế giới, tuy nhiên, tình trạng nghèo đói khơng chỉ đƣợc đo lƣờng bằng chi tiêu hay thu nhập mà còn đƣợc xác định qua các chỉ báo về mức sống, kinh tế xã hội mà gia đình đó có đƣợc. Mặc dù vậy việc lựa chọn các chỉ báo phù hợp để đo lƣờng nghèo đa chiều vẫn còn chƣa rõ ràng. Nghiên cứu đã khám phá quan hệ giữa tình trạng nghèo về tiền với các đặc trƣng kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam thơng qua cách tiếp cận sinh kế và tìm kiếm các chỉ báo về kinh tế xã hội phù hợp cho việc đo lƣờng. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra có ít nhất 10 chiều đo lƣờng cho tình trạng nghèo đa chiều và bốn nhóm tài sản sinh kế (Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2012). Với mục tiêu áp dụng tri thức bản địa vào cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng, tác giả Ngô Quang Sơn đã viết: “Tri

24

thức bản địa là tri thức mà người dân ở một cộng đồng đã tích lũy được trong quá trình hình hình và phát triển lâu đời của cộng đồng dân tộc thiểu số”. Tri

thức bản địa có các đặc điểm dựa trên kinh nghiệm đƣợc hình thành trong quá trình nghiệm sinh, thƣờng xuyên đƣợc kiểm nghiệm, thích nghi với đặc điểm văn hóa và mơi trƣờng, phù hợp với môi trƣờng tự nhiên, xã hội và luôn thay đổi gắn liền với đời sống của cộng đồng ngƣời (Ngô Quang Sơn, 2014). Bởi vậy tri thức bản địa cần đƣợc phát triển, nhân rộng để cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tựu chung các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam rất đa dạng phản ánh nhiều mặt các hoạt động kinh tế của con ngƣời. Từ việc phân tích các mơ hình sinh kế dƣới nhiều góc độ đến việc đƣa ra gợi ý để đảm bảo cho một sinh kế bền vững cho cộng đồng. Từ các nghiên cứu này cho thấy sự chuyển đổi sinh kế của ngƣời dân theo xu hƣớng tăng trƣởng xanh, giảm lƣợng phát thải khí nhà kính ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi. Do đó tính tốn sự phát thải khí nhà kính trong sản xuất nơng nghiệp đặc biệt trong trồng lúa và chăn nuôi gia súc là công việc cần thiết hiện nay để đảm bảo một nền kinh tế phát triển bền vững.

1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Là một trong bảy xã miền núi của huyện Ba Vì, xã Vân Hịa nằm cách trung tâm của huyện Ba Vì 18 km, cách thị xã Sơn Tây 12 km và cách trung tâm Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chuyển đổi sinh kế theo hướng tăng trưởng xanh ở xã vân hoà, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 26)