Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố hà nội của lực lượng cảnh sát môi trường (Trang 47 - 51)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac - Lenin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm cơ bản của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về hoạt động bảo vệ mơi trƣờng nói chung và làng nghề nói riêng.

Các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận văn cụ thể là:

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, tài liệu

Các dữ liệu, thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài này gồm các loại tài liệu, thông tin từ các nguồn khác nhau đƣợc tổng hợp ở bảng dƣới đây. Phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc thực hiện bằng cách:

+ Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin;

+ Tiến hành thu thập thông tin bằng cách lắng nghe, ghi chép và sao chụp. Sau khi thu thập đƣợc đầy đủ, thông tin, tài liệu đƣợc kiểm tra tính chính xác, sử dụng và trích dẫn đầy đủ.

Bảng 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về đặc điểm, thực trạng môi trƣờng các làng nghề; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trƣờng trong bảo vệ môi trƣờng làng nghề,…

+ Các loại sách báo và bài giảng; văn bản pháp luật; + Các tài liệu từ website; + Các luận án, luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội; Thƣ viện học viện Cảnh sát nhân dân; + Báo, tạp chí; + Internet;

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình mơi trƣờng các làng nghề tại Hà Nội; tình hình tổ chức, trang thiết bị tiến hành hoạt động bảo vệ môi trƣờng làng nghề của lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng.

+ Các chính sách, đề án bảo vệ môi trƣờng làng nghề trên địa bàn;

+ Báo cáo tổng kết của các đơn vị;

+ Các tài liệu từ website.

+ Bộ tài nguyên và Môi trƣờng; Sở tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội; + Cục C05, Phịng PC05 Hà Nội.

2.2.2 Phƣơng pháp thống kê, mơ tả

Phƣơng pháp này đƣợc dùng để mơ tả, phân tích thực trạng mơi trƣờng làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội; thực trạng công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề của lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng. Phƣơng pháp này phản ánh đƣợc tình hình mơi trƣờng tại các làng nghề nhƣ làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; tái chế; sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; dệt nhuộm, ƣơm tơ; thủ công mỹ nghệ. Thực trạng công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề của lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng nhƣ kết quả công tác tham mƣu, tuyên truyền giáo dục, kiểm tra xử lý, các biện pháp

nghiệp vụ Cơng an,… Từ đó giúp tìm ra những định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trƣờng các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chức năng của Cảnh sát môi trƣờng trong thời gian tới.

2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Tác giả tiến hành khảo sát tình hình chung và lựa chọn điển hình để nghiên cứu, phân tích phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Tác giả tiến hành khảo sát một số làng nghề nhƣ làng nghề Dƣơng Liễu, Cát Quế (huyện Hoài Đức); làng nghề bún Phú Đô (quận Nam Từ Liêm); làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc (huyện Thanh Trì); làng nghề cơ khí Rùa Thƣợng, Rùa Hạ (huyện Thanh Oai),… là những làng nghề đặc trƣng đại diện cho các lĩnh vực sản xuất khác nhau, phát sinh nhiều chất thải tác động đến môi trƣờng nhƣ nƣớc thải, chất thải rắn. Đây cũng là những làng nghề đƣợc UBND thành phố Hà Nội ƣu tiên rà soát để xử lý ÔNMT theo Phụ lục I của Quyết định số 6136/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND Thành phố về Đề án “Bảo vệ môi trƣờng làng nghề trên địa bàn Thành phố.

2.2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi

Để làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu, nhất là những vấn đề chƣa đƣợc làm rõ bằng biện pháp khác, tác giả tiến hành trao đổi, phỏng vấn trực tiếp đối với một số chuyên gia và cán bộ làm thực tiễn phụ trách các vấn đề có liên quan đến đề tài, từ đó làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.

2.2.5. Phƣơng pháp hội thảo, tọa đàm chuyên gia

Tác giả tham gia các hội thảo về mơi trƣờng, đặc biệt các hội thảo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn; nghiên cứu, tìm hiểu các tham luận của các chuyên gia có kinh nghiệm trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trƣờng trong các làng nghề (Cục C05, PC05 Hà Nội) tại các hội thảo nhƣ “Bảo vệ môi trƣờng làng nghề những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp với Cục Cảnh sát môi trƣờng; Hội thảo “Nâng cao phịng ngừa, đấu tranh tội phạm và VPPL mơi trƣờng tại các làng nghề” do Cục Cảnh sát môi trƣờng - Bộ Công an tổ chức.

Đồng thời, luận văn đã đƣợc hội thảo qua cấp Bộ môn (seminar tháng 3/2018) và xin ý kiến nhận xét, góp ý của các chuyên gia. Phƣơng pháp này đã giúp tác giả nhận diện rõ hơn về tình hình tội phạm và VPPL về mơi trƣờng, cũng nhƣ những hạn chế của pháp luật, chính sách BVMT... Từ đó, tác giả đƣa ra kiến nghị, đề xuất và giải pháp nhắm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BVMT trong các làng nghề theo chức năng của lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố hà nội của lực lượng cảnh sát môi trường (Trang 47 - 51)