THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở hà nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 27)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Quá trình làm đề tài đƣợc tiến hành từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2014 và chia làm 2 đợt khảo sát

- Đợt 1: Ngày 12 và 19 tháng 9/2013 - Đợt 2: Ngày 21 và 28 tháng 4/2014 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (thu thập số liệu thứ cấp) thứ cấp)

Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu là phƣơng pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá tình nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu, thơng tin có liên quan một cách có chọn lọc từ đó xử lý theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu đã đƣợc công bố, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chƣơng trình quốc gia về ứng phó với BĐKH, Chiến lƣợc quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nƣớc biển dâng và BĐKH ở Việt Nam, Sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học, các tài liệu về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH học nhƣ: Báo cáo đề tài, chuyên đề về ĐDSH, sách, tạp chí về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH, các báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phƣơng.

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa

Điều tra khảo sát thực địa nhằm cung cấp thơng tin làm tăng độ chính xác của tài liệu thu đƣợc và cung cấp những thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng nhƣ các vấn đề liên quan tới nôi dung luận văn. Phƣơng pháp này bổ sung những số liệu thực tế chính xác giúp cho đề tài có độ tin cậy và tính khả thi cao hơn.

Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại Đầm Long và Hƣơng Sơnbao gồm việc khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tƣ liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làm việc, ngƣời dân tại địa phƣơng cũng nhƣ đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu.

2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sinh thái học

Sinh thái học là môn học của Khoa học sinh học nghiên cứu mối quan hệ của sinh vật với mơi trƣờng và các đặc trƣng thích nghi của chúng. Các sinh vật ở đây là các sinh vật ở các cấp bậc khác nhau từ cá thể đến quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Các sinh vật có thể thuộc các nhóm phân loại khác nhau từ vi sinh vật, thực vật, động vật. Môi trƣờng bao gồm các yếu tố nhƣ yếu tố vật lý, hóa học, sinh học. Các thơng số của BĐKH đƣợc coi nhƣ là các yếu tố của mơi trƣờng.

Do đó đề tài đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sinh thái học (cụ thể là ĐDSH lồi) làm phƣơng pháp chính để đánh giá tác động của BĐKH. Dựa vào dẫn liệu về ĐDSH loài của khu vực hiện nay, đề tài đã phân tích các giới hạn sinh thái của từng loài đối với từng yếu tố của mơi trƣờng, tìm hiểu vùng phân bố của các loài, danh sách loài đặc hữu, ngoại lai, quý hiếm. Đồng thời đề tài cũng phân tích kịch bản BĐKH để dự đốn sự thay đổi của các yếu tố của môi trƣờng (nhiệt độ, lƣợng mƣa) trong tƣơng lai để từ đó suy luận sự thay đổi, biến động, mức độ chịu ảnh hƣởng của ĐDSH lồi khi sống trong mơi trƣờng đó.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG ĐẤT NGẬP NƢỚC HÀ NỘI

3.1.1. Hiện trạng đất ngập nƣớc dạng suối ở Hà Nội

HST ĐNN dạng suối đƣợc xác định là HST đƣợc hình thành ở suối chảy ra từ vùng cao. Hà Nội có ba vùng đƣợc coi là vùng núi có suối: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức. Các suối này đều ngắn, dịng chảy nhanh chậm khác nhau. Vào mùa khô nhiều suối khơng có nƣớc do rừng tại lƣu vực bị tàn phá. Suối đại diện chảy từ núi đá vôi điển hình là các suối của vùng Chùa Hƣơng. Suối đại diện chảy từ vùng núi đất điển hình là các suối của vùng núi Ba Vì, vùng chân của núi Tam Đảo.

HST ĐNN dạng suối đƣợc xếp vào nhóm các HST tự nhiên ở nƣớc. Nhiệm vụ kinh tế xã hội của các suối ở Hà Nội rất lớn vì ở những vùng này thƣờng xây dựng các khu du lịch, giải trí, nghỉ dƣỡng…HST suối có một số đặc trƣng riêng khác với HST sơng mà nó chảy tới. Chất lƣợng nƣớc rất tốt. Các thủy sinh vật thích nghi với điều kiện nƣớc chảy mạnh, lạnh. Hiện vẫn chƣa có ngành chun mơn nào quản lý suối. Suối chảy qua địa phận hành chính nào thì địa phận hành chính đó quản lý.

3.1.2. Hiện trạng đất ngập nƣớc dạng đầm ở Hà Nội

ĐNN dạng đầm ở Hà Nội không nhiều nhƣ các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nhƣng cũng có khá nhiều khu điển hình: Đầm Long (Ba Vì), đầm Vân Trì (Đơng Anh), đầm Yên Sở (Thanh Trì), đầm bao quanh khu núi đá Chùa Hƣơng (Mỹ Đức) … Do đặc điểm khí hậu ở Hà Nội có mùa mƣa và mùa khơ rõ rệt nên các HST này lúc nƣớc đầy (mùa mƣa), lúc nƣớc cạn (mùa cạn).

HST ĐNN dạng đầm đƣợc xếp loại tự nhiên, vừa ở nƣớc vừa ở cạn, giữ vai trò “bảo vệ” mà lâu nay chúng ta thƣờng bỏ qua. Các đầm ở Hà Nội đang bị hoạt động con ngƣời cải tạo, chuyển đổi hoặc sang đất ở, hoặc sang ruộng lúa … chẳng bao lâu mất hết. Ngƣợc lại một số điểm cƣ dân do hoạt động thoát nƣớc kém nên quanh năm ẩm ƣớt, mùa mƣa ngập lụt theo định nghĩa trên lại là ngập nƣớc.

HST ĐNN dạng đầm ở Hà Nội mang tính chất điển hình của vùng đồng bằng sơng Hồng. Nếu so sánh với các hồ thì ĐDSH các lồi cây thủy sinh, chim, thú, ếch nhái… ở các đầm đa dạng và phong phú hơn nhiều. Giá trị kinh tế xã hội của ĐNN dạng đầm không bằng của hồ nhƣng giá trị môi trƣờng, bảo vệ lại hơn hẳn các hồ.

Các HST ĐNN dạng đầm ở các “vùng sâu, vùng xa” miền núi, xa các đô thị và cƣ dân, tính chất tự nhiên, nguyên thủy còn nhiều.

Tuy nhiên hiện nay, ĐDSH ĐNN dạng đầm cũng đang bị suy thối nhanh, cịn nhanh hơn cả hồ. Chất lƣợng của các đầm nhƣ độ đa dạng và phong phú về hệ thực vật thủy sinh và bán thủy sinh cũng nhƣ hệ động vật thủy sinh (kể cả chim nƣớc, lƣỡng cƣ, bò sát…) rất là thấp. Mặc dù vậy chức năng dịch vụ sinh thái của chúng thuộc nhóm điều tiết và nhóm hỗ trợ vẫn cịn rất quan trọng đối với vùng dân cƣ đơng đúc và đơ thị hóa cao nhƣ Hà Nội. Nguyên nhân phá hủy nơi ở, chuyển đổi mục đích có lẽ là ngun nhân chính vì hiện nay ĐNN dạng đầm vẫn đƣợc coi là vùng đất hoang hóa khơng có khả năng sản xuất.

3.1.3. Các áp lực của hoạt động của con ngƣời hiện nay lên đất ngập nƣớc Hà Nội

ĐNN ở Hà Nội hiện nay chịu nhiều sức ép từ hoạt động của con ngƣời tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau:

- Lấn chiếm, phân cắt ĐNN thành các khu vực phục vụ các mục đích khác nhau (du lịch, ni cá) làm vùng phân bố, nơi ở bị chia cắt, bị thu hẹp, bị mất.

- Ô nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lƣu vực của các hoạt động du lịch trên ĐNN, kể cả các chất thải rắn.

- Thu dọn hết các thực vật thủy sinh vốn có ở ĐNN (dọn sạch đầm, suối). - Khai thác quá mức,bừa bãi.

- Tiếp tục ni cá ở đầm, suối, các lồi ngoại lai xâm lấn gây áp lực với các lồi cá tự nhiên bản địa.

- Cơ lập đầm với các vực nƣớc xung quanh.

- Do sử dụng đất đai thay đổi (cấy lúa), kéo theo lớp phủ đất thay đổi nên đã đƣa nhiều lƣợng cacbon hơn xuống các vực nƣớc và do đó (hơ hấp các chất hữu cơ) lại thải nhiều hơn khí CO2 vào khí quyển.

- Hiện nay cơ quan chức năng, thành phố chỉ bảo vệ ĐNN theo hƣớng bảo vệ cảnh quan, khai thác ĐNN chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá ….không hề theo hƣớng bảo tồn ĐDSH/HST tự nhiên.

3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đất ngập nƣớcHƣơng Sơn

3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

ĐNN Hƣơng Sơn(gồm suối Yến, Long Vân, Tuyết Sơn và các khe suối, ao, đầm, ruộng canh tác nằm ven các suối quanh khu vực) thuộc khu du lịch thắng cảnh Hƣơng Sơn thuộc xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (hình 1). Xã Hƣơng Sơn nằm ở phía Nam huyện Mỹ Đức có diện tích đất tự nhiên là 4.284,73 ha (khoảng 43km2). Có ranh giới địa lý nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp xã An Tiến, Hùng Tiến, Đốc Tín, Hồng Quang (huyện Mỹ Đức); - Phía Đơng giáp xã Tân Sơn,huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam;

- Phía Tây giáp xã An Phú (Mỹ Đức), Phú Lão (Lạc Thủy) tỉnh Hồ Bình; - Phía Đơng Nam giáp xã Ba Sao – huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam [22].

Hình 1: Vị trí khu vực ĐNN Hƣơng Sơn

* Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Hƣơng Sơn chịu ảnh hƣởng của nền khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mƣa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mƣa.

Do quanh năm có khả năng nhận đƣợc bức xạ khá lớn, vùng Hƣơng Sơn có nhiệt độ trung bình năm là 23oC. Lƣợng mƣa hàng năm theo số liệu của trạm Mỹ Đức là 1914,8mm. Hƣơng Sơn có 3 tháng khơ (từ tháng 12 đến cuối tháng 3 năm

từ tháng 2 bị biến tính mang hơi ẩm của biển đã tạo nên mƣa phùn, với số ngày mƣa phùn khoảng hơn 20 ngày trong toàn mùa khơ. Nhƣ vậy, khí hậu ở Hƣơng Sơn thuộc loại nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho kiểu thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh cây lá rộng mƣa mùa nhiệt đới phát triển. Tuy nhiên, lƣợng mƣa cao cũng tạo nên những tác động xói mịn, rửa lũa, sập lở trên vùng núi đá vơi của Hƣơng Sơn, là một trong những nguyên nhân tạo nên các hang động và nhũ đá rất hấp dẫn của vùng [17].

* Đặc điểm thuỷ văn

Vùng nghiên cứu có sơng Đáy, sông Thanh Hà chảy qua với chiều dài 3,5km là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lƣu hàng hoá với các địa phƣơng khác trong tỉnh và trong vùng. Tuy nhiên, về mùa mƣa có thể gây lụt, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân.

Cùng với suối Yến, trên địa bàn cịn có suối Long Vân và Tuyết Sơnbắt nguồn từ khối núi Hƣơng Sơn. Trong đó, suối Yến có chiều dài 4km, rộng trung bình 20 – 30m; suối Vân Long dài 3km, rộng trung bình 10 – 15m; suối Tuyết Sơn dài 2km, rộng trung bình 10 – 15m. Ba con suối này không chỉ làm tăng vẻ đẹp của khu di tích mà cịn là con đƣờng giao thơng thuỷ rất nên thơ phục vụ du khách, đặc biệt trong mùa lễ hội. Hệ thống các suối nhƣ suối Yến, suối Vân Long, suối Tuyết Sơn đều do nguồn nƣớc ngầm karstơ cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm. Các suối này là nguồn nƣớc quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Hƣơng Sơn. Dòng suối Yến còn tạo ra sinh cảnh bán ngập nƣớc ở khu du lịch thắng cảnh Hƣơng Sơn. Mực nƣớc suối Yến cao hơn sông Đáy gần 2m, hàng năm vẫn đổ nƣớc ra sông Đáy. Vào mùa mƣa, nƣớc sông Đáy dâng cao, nƣớc suối Yến không tiêu đƣợc gây ra cảnh ngập lụt ở xung quanh khu vực Chùa Hƣơng.

Theo kết quả nghiên cứu của dự án: “Cải thiện môi trƣờng và hỗ trợ giải tỏa khu lễ hội chùa Hƣơng” của PTS Ngơ Kiều Oanh thì chế độ thủy chế ở suối Yến chia làm 2 mùa rõ rệt với mức độ chênh lệch giữa 2 mùa rất lớn:

- Lƣu lƣợng dòng chảy:

+ Mùa mƣa: 0,5m3/s (4000m3/h)

+ Mùa khô: 0,0m3/s (nƣớc không chảy) - Mực nƣớc từng thời kỳ:

+ Mùa mƣa (tháng VIII – IX) lớn nhất từ 3m – 3,5m + Mùa khô (tháng II – III) lớn nhất từ 0,1m – 1,8m + Các tháng VI – VII trung bình 2,2m -2,3m [19].

Hiện tại suối Yến đã đƣợc nạo vét, cải tạo, với mặt cắt ngang lòng suối là 40m, chiều sâu nạo vét suối h ≥ 1,0m, cao trung bình nền suối Yến tƣơng ứng sau khi nạo vét lòng suối là ± 0,0m ÷ 0,2m, đảm bảo cột nƣớc về mùa cạn h ≥ 1,5m.

Mực nƣớc suối Yến về mùa lũ có cao độ từ ± 3,0m ÷ 3,2m, về mùa cạn có cao độ từ ± 1,5m ÷ 1,7m, về mùa mƣa nƣớc từ trên núi và các vùng trong lƣu vực chảy về suối Long Vân, suối Tuyết Sơn, sau đó thốt vào suối Yến. Khi mực nƣớc suối Yến cao hơn mực nƣớc sông Đáy, nƣớc từ suối Yến chảy về cống điều tiết (gần cầu Đục Khê) rồi thốt ra sơng Đáy và một phần chảy về phía Đơng Nam thốt ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn.

Khi mức nƣớc trong khu vực suối Yến thấp hơn mức nƣớc lũ sông Đáy, cống điều tiết đóng lại, nƣớc mƣa theo suối tự nhiên chảy về phía Đơng Nam thốt ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn và một phần thốt về trạm bơm tiêu phía Đơng Bắc [17].

* Tài nguyên sinh vật

Toàn bộ xã Hƣơng Sơn gồm 8 HST [13]. Nhìn chung các suối ở khu vực Hƣơng Sơn có những đặc điểm sau:

+ Thành phần thủy sinh vật đặc trƣng cho HST ĐNN dạng suối bao gồm: thực vật thủy sinh (Macrophyta); thành phần ấu trùng, côn trùng ở nƣớc rất phong phú; các lồi ốc có kích thƣớc nhỏ họ Thiaridae, Viviparidaevà nhiều lồi cá có kích thƣớc nhỏ. Bên cạnh đó, có rất nhiều cây rong đi chó và nhiều nhóm tảo bám đá phát triển là cơ sở thức ăn quan trọng cho cá và động vật không xƣơng sống.

+ Dọc hai bên bờ suối lác đác có các cây gỗ, cây bụi, nhiều đoạn ruộng tiếp xúc ngay cạnh bờ suối. Các cây gỗ gồm bạch đàn, gạo, sung, ngái, xì tràng…cây bụi phổ biến là lau, sậy.

+ Chuỗi thức ăn ở đây không dài, thƣờng có 4 -5 mắt xích. Phần lớn sinh vật suối tập trung sự sống vào ven bờ và ở tầng đáy vì ở đây có nhiều chỗ ẩn nấp, nhiều mùn bã hữu cơ, tránh đƣợc dòng chảy mạnh. Quần xã sinh vật ở đây thay đổi theo

mùa:mùa lũ và mùa cạn, đặc biệt là chịu ảnh hƣởng đột ngột của các cơn lũ mạnh và xảy ra bất thƣờng.

+ Trong số những lồi trong HST thủy sinh, nhiều lồi có giá trị kinh tế và giá trị khoa học đƣợc ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị Định 32/2006/NĐ- CP của Chính Phủ.

+ Hƣơng Sơn có hệ thực vật rất đa dạng. Quần thể hoa Súng nổi trên mặt nƣớc, hoa gạo ở hai bên bờ, vùng trồng Tràm Úc – dự án do Bộ Lâm nghiệp cho trồng thí điểm ở vùng ĐNN. Đã triển khai đƣợc gần 10 năm và giao cho hội nông dân thơn Yến Vĩ chăm sóc, thu hoạch. Dự án này đã góp phần phủ xanh tồn bộ khu vực đê ven suối, tạo đƣợc cảnh quan môi trƣờng hấp dẫn thu hút chim muông về cƣ trú [19].

3.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hƣơng Sơn là vùng danh thắng nổi tiếng của cả nƣớc, nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣời dân địa phƣơng là các ngành nghề kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội và sản xuất nông nghiệp. Thời tiết ở khu vực này tƣơng đối khắc nghiệt, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ của ngƣời dân địa phƣơng. Mức thu nhập của ngƣời dân địa phƣơng có sự chênh lệch rõ rệt, bên cạnh những hộ kinh tế tƣơng đối phát triển thì có nhiều hộ cịn gặp khơng ít khó khăn.

Theo số liệu thống kê của UBND xã Hƣơng Sơn năm 2010, điều kiện kinh tế - xã hội của xã đƣợc thể hiện qua một số mặt sau đây:

- Xã Hƣơng Sơn có 6 thơn, gồm: thơn Hội Xá, Yến Vỹ, Đục Khê, Tiên Mai, Phú Yên và Hà Đoạn, với 4740 hộ và 20.059 nhân khẩu, trong đó có 9.915 nam và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở hà nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)