Tổng quan về công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ở thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường cao tốc hòa lạc hòa bình trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 52)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tổng quan về công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ở thành

thành phố Hịa Bình

1.4.1. Các văn bản pháp lý thành phố sử dụng để thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng

- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình ban hành quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hịa Bình;

- Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 25/09/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ Bình về việc ban hành “Bộ đơn giá bồi thƣờng đối với tài sản khi Nhà nƣớc thu hồi đất” trên địa bàn tỉnh Hồ Bình kèm theo Phụ lục số I: Thuyết minh về đơn giá bồi thƣờng chủng loại nhà và cơng trình kiến trúc;

- Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình;

- Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình về việc sửa đổi Khoản 3 Điều 15; Khoản 1 Điều 16 Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình;

- Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình ban hành quy định diện tích tối thiểu đƣợc tách thửa đối với đất ở, hạn mức đất ở đƣợc bố trí tái định cƣ tại chỗ, suất tái định cƣ tối thiểu;

- Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình ban hành quy định hạn mức giao đất ở mới, hạn mức công nhận đất ở cho

hộ gia đình, hạn mức giao đất chƣa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

- Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình ban hành quy định bảng giá các loại đất năm 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình;

- Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình về việc điều chỉnh Bảng giá các loại đất tại các biểu số 01; 02; 06; 07; 08; 09; 10; 11 ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình;

- Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hịa Bình quy định chi tiết khu vực, vị trí, mốc giới đối với đất phi nơng nghiệp tại khu vực nơng thơn trên địa bàn thành phố Hịa Bình năm 2015-2019.

1.4.2. Thực trạng chính sách thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của thành phố thành phố

1. Thực trạng chính sách đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ

Đối với cây trồng, vật nuôi, mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản đã đƣợc UBND tỉnh ban hành Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của của Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ Bình về việc ban hành “Bộ đơn giá bồi thƣờng đối với tài sản khi Nhà nƣớc thu hồi đất” trên địa bàn tỉnh Hồ Bình [13]. Cơ bản đều sát với thực tế và giá thị trƣờng. Tuy nhiên, cách xác định một số nhóm cây bồi thƣờng chƣa thỏa đáng và một số tài sản chƣa có trong bộ đơn giá bồi thƣờng cũng là nguyên nhân chậm tiến độ GPMB.

Một vấn đề khó khăn cho cơng tác bồi thƣờng, GPMB là một số cây tuy là có trong bộ đơn giá song mức bồi thƣờng thấp hơn thị trƣờng đến chục lần cụ thể nhƣ cây lát xoan, cây xƣa với đƣờng kính >30 đƣợc bồi thƣờng 936.000 đồng, nếu cây lát xoan >40 hay hơn nữa cũng chỉ bồi thƣờng bằng 936.000 đồng. Trung tâm phát triển quỹ đất lại phải tập hợp làm công văn đề nghị bổ sung đơn giá cho đến khi có văn bản trả lời của thành phố, của tỉnh làm kéo dài thời gian GPMB.

Đối với cơng trình vật kiến trúc đặc thù khơng có trong bộ đơn giá nhƣ di chuyển tƣợng đài, tƣợng phật, di chuyển mồ mả là điều bất đắc dĩ và hầu nhƣ gia đình nào cũng khơng mong muốn. Tuy nhiên việc bồi thƣờng, hỗ trợ chƣa thực sự thỏa đáng. Từ thực tế cho thấy các dự án lớn trên địa bàn thành phố di chuyển mồ mả rất ảnh hƣởng đến tiến độ GPMB. Vì sau khi có thơng báo thu hồi đất để thực hiện dự án ngoài việc xây dựng khu TĐC cho ngƣời sống đồng thời cũng phải xây dựng khu TĐC cho ngƣời chết, việc này cũng chƣa đƣợc quan tâm triệt để, đây cũng là nguyên nhân chậm tiến độ GPMB.

Đơn giá bồi thƣờng đất ở đƣợc xây dựng trên khả năng sinh lời, vị trí 1, vị trí 2 đƣờng phố và điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc xây dựng này chƣa sát với thực tế giao dịch, chuyển nhƣợng với giá trị thực của nó. Ví dụ giá đất cao nhất dọc đƣờng Cù Chính Lan, phƣờng Phƣơng Lâm là 14.000.000 đồng/m2 (giá đất theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình); giá thẩm định là 40.500.000 đồng/m2 trong khi giá thực tế chuyển nhƣợng khoảng 50.000.000 đồng/m2; chênh lệch giá quá lớn khiến ngƣời dân không muốn nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ mà muốn bán trên thị trƣờng dẫn đến khó khăn trong cơng tác GPMB. Ngồi những bất cập về giá đất ở thì giá đất vƣờn, đất trồng cây lâu năm trong cùng thửa đất ở với cùng một dự án cũng gặp nhiều bất cập do có sự so bì giữa ngƣời đƣợc áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với ngƣời đang thực hiện chính sách mới. Mặt khác, ý thức tự giác của nhân dân trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nƣớc để phát triển kinh tế nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên nhạy cảm và phức tạp khi hình thành sự so sánh về thiệt hơn của mình khi đất do mình đang sƣ dụng đƣợc giao cho ngƣời khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều. Từ đó nảy sinh ra nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thƣờng, hỗ trợ đồng thời tạo lên tâm lý nặng nề với nhà đầu tƣ khi thực hiện công tác BTHT&TĐC để giải phóng mặt bằng.

2. Thực trạng chính sách tái định cƣ và đào tạo nghề nghiệp, việc làm

Một nguyên nhân dẫn đến bàn giao mặt bằng chậm là các khu TĐC xây dựng và hoàn thành sau khi phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng đất ở, dẫn đến ngƣời dân

nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng thì cũng chƣa đƣợc nhận suất TĐC, do đó chƣa thể di chuyển chỗ ở.

Hiên tại UBND thành phố đã xây dựng 03 khu tái định cƣ ở các khu vực trên địa bàn thành phố đảm bảo cho ngƣời dân di chuyển đến, tiếp tục chuẩn bị xây dựng thêm 03 khu tái định cƣ cho ngƣời có thu nhập thấp. Nhƣng vấn đề đặt ra là đa số ngƣời dân sống bằng nông nghiệp, chỗ ở lại cách xa cánh đồng, diện tích tái định cƣ chỉ từ 180-200 m2, không phù hợp với các hộ nông dân.

Ngƣời trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình cá nhân đƣợc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm mà có nhu cầu học nghề đƣợc hỗ trợ kinh phí để học nghề. Đây là hình thức hỗ trợ mang tính xã hội nhằm hƣớng những ngƣời lao động bị mất đất nông nghiệp sang một công việc mới, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên điều này vẫn chƣa đáp ứng nguyện vọng của những ngƣời lao động, cụ thể nhƣ tình trạng những ngƣời học nghề xong vẫn thất nghiệp hoặc mức thu nhập quá thấp diễn ra thƣờng xuyên trên địa bàn thành phố. Đại đa số ngƣời lao động đều mong muốn đƣợc làm việc ngay nơi bị thu hồi đất, ngay tại dự án đƣợc triển khai trên đất của họ. Chủ đầu tƣ thƣờng hứa sẽ ƣu tiên cho con em họ nhƣng lại không thực hiện.

Hiện nay UBND thành phố đang cùng với Hội Nông dân tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng trƣờng dạy nghề cho những ngƣời nông dân bị mất đất, song kinh phí thực hiện cịn hạn chế nên vấn đề chuyển đổi việc làm cho ngƣời lao động vẫn chƣa thể giải quyết.

1.4.3. Kết quả đạt đƣợc trong công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố bằng trên địa bàn thành phố

1. Kết quả đạt đƣợc

Năm 2016 TTPTQĐ thành phố đã trình 45 quyết định phê duyệt số tiền là 174 tỷ đồng. Phối hợp với chủ đầu tƣ chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ dân với số tiền là 158 tỷ đồng. Tổ chức các cuộc họp triển khai thông báo thu hồi đất, kiểm kê hiện trạng diện tích đất, tài sản hoa màu trên đất của các dự án: Mở rộng Đê Đà

sản của Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tƣ Thƣơng mại Hƣng Long, tỉnh Điện Biên; dự án đầu tƣ Khu liên hiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phế phụ phẩm nông nghiệp và trại sản xuất bò giống cao sản chất lƣợng cao tại xóm Trƣờng Yên, xã Yên Mơng; nâng cấp cải tạo đƣờng Hịa Bình; đƣờng vào xóm Miều. Tập trung giải quyết những vƣớng mắc khiếu nại của các hộ gia đình trong các dự án theo quy định. Lập thủ tục đầu tƣ xây dựng 04 khu tái định cƣ để phục vụ các cơng trình GPMB (Khu TĐC Trung Minh, khu TĐC đƣờng 433; khu TĐC tổ 9,10,11 phƣờng Thịnh Lang, khu dân cƣ tổ 15 phƣờng Hữu Nghị). Bàn giao mặt bằng 19 cơng trình cho chủ dự án với tổng diện tích là 2.189ha. Lập thủ tục giao đất TĐC cho 18 hộ gia đình vào khu hạ tầng TĐC tổ 6 phƣờng Thịnh Lang và hạ tầng TĐC tổ 11 phƣờng Hữu Nghị thuộc các dự án (Trụ sở Tòa án tỉnh; khu dân cƣ tổ 11; kè đê Đà Giang; khu liên hiệp thể thao Tây Bắc; các tuyến đƣờng có vốn ODA thuộc phƣờng Chăm Mát.

2. Những tồn tại vƣớng mắc

Tiến độ GPMB một số cơng trình cịn chậm, khơng đảm bảo kế hoạch đề ra nhƣ:

- Một số cơng trình đã có quyết định phê duyệt của UBND thành phố nhƣng đến nay chủ dự án chƣa có nguồn kinh phí chi trả kịp thời cho các hộ gia đình nhƣ: Cơng trình Trung tâm văn hóa thể thao xã Thống Nhất, chƣơng trình đơ thị miền núi phía Bắc đợt 3... đã làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các hộ gia đình.

- Chính sách mới so với chính sách cũ có nhiều thay đổi, nhiều chính sách đã khơng cịn trong khi đó nhiều dự án đang trong quá trình dở dang và đã đƣợc công khai với các đối tƣợng bị thu hồi đất. Quy trình thực hiện cơng tác BTHT&TĐC cũng có nhiều thay đổi vì vậy đơn vị cần thêm sự chỉ đạo quan tâm sát thực của các lãnh đạo cấp trên.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƢỜNG CAO TỐC HỊA LẠC - HÕA BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HỊA BÌNH

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thành phố Hịa Bình 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Thành phố Hịa Bình (được thành lập theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hồ Bình) có toạ độ địa lý

20o30’ - 20o50’ Vĩ Bắc và 105o15’ - 105o25’ Kinh Đông, cách thành phố Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây. Địa giới hành chính thành phố: Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đơng giáp các huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bơi, phía Nam giáp huyện Cao Phong và phía Tây giáp huyện Đà Bắc. Thành phố Hịa Bình có tổng diện tích tự nhiên là 14.442,98 ha, bao gồm 15 đơn vị hành chính gồm 8 phƣờng và 7 xã.

Là cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc, vị trí địa lý của thành phố Hồ Bình có ý nghĩa quan trọng trong chiến lƣợc phòng thủ của khu vực và cả nƣớc, là cầu nối rất thuận lợi cho giao lƣu kinh tế thƣơng mại giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng thông qua các trục giao thông quan trọng nhƣ đƣờng bộ là Quốc lộ 6, đƣờng thủy là sông Đà.

2. Đặc điểm địa chất

a) Địa chất khu vực nghiên cứu

Căn cứ bản đồ địa chất Việt Nam (loạt tờ Tây Bắc), đƣờng Hòa Lạc - Hịa Bình nằm trên nền địa chất của đứt gãy Sông Đà. Đá gốc chủ yếu là các loại đá trầm tích, phân phiến, vị nhàu uốn nếp mạnh nên độ nứt nẻ cao đôi chỗ là các đá có nguồn gốc núi lửa. Bao gồm thành hệ đất đá đƣợc mô tả từ già đến trẻ nhƣ sau:

- γμP2-T1bv: Pha 2 của phức hệ Ba Vì, xâm nhập á núi lửa: Gabro điaba liên quan đến phun trào bazơ.

- P2-T1vn: Hệ Pecmi, Thống trên - Hệ Triat thống dƣới, hệ tầng Viên Nam: Đá phiến sét than, cát kết, đá vôi, bazan pofilit và tuf riolit.

- T1: Thống dƣới (T1): Sét kết, bột kết, cát kết, đá phiến sét chứa vật liệu núi lửa. Điệp Tân Lạc (T1tl): Cát kết, bột kết, tuf màu tím đỏ, đá sét than phần trên chủ yếu là sét vôi.

- QIV3tb: Thống Hôlôxen, phần trên, hệ tầng Thái Bình: trầm tích sơng, đầm lầy: Cát, sét nâu; trầm tích hồ đầm lầy: Caolin, sét xanh, sét đen.

b) Địa tầng khu vực nghiên cứu

Căn cứ vào bản đồ địa chất và quan sát thực địa kết hợp thu thập tài liệu địa tầng khu vực nghiên cứu đƣợc mô tả theo thứ tự từ trên xuống gồm các lớp đất sau:

- Lớp kết cấu mặt đƣờng cũ phân bố tại một số đoạn tuyến bám theo đƣờng cũ, bề dày lớp nhỏ 0,2 - 0,3 m.

- Lớp cuội sỏi lòng suối phân bố hẹp, rải rác trên tuyến, bề dày nhỏ.

(Do các lớp trên có bề dày nhỏ, phạm vi phân bố cục bộ nên không thể hiện trên mặt cắt địa chất cơng trình dọc tuyến).

- Lớp 1A: Đất hữu cơ (đất ruộng) thành phần là sét pha màu xám nâu, xám đen trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy lẫn ít hữu cơ (đơi chỗ là bùn sét), phân bố trên tuyến tại những đoạn đi qua khu ruộng cấy lúa và các chân ruộng bậc thang. Bề dày lớp 0,3 - 0,5 m đôi chỗ 0,7 - 1 m (đoạn qua ao, hồ).

- Lớp 1: Sét pha màu xám nâu, xám vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng lẫn sạn, bề dày của lớp thay đổi từ 2 m đến lớn hơn 5 m, phân bố rộng rãi trên tuyến. Sức chịu tải quy ƣớc R’=1,0 - 2,0 kg/cm2.

- Lớp 2: Đá sét bột kết phong hóa trung bình đến mạnh. Lớp phân bố rộng rãi trên tuyến, nằm dƣới lớp 1 bề dày lớn chƣa xác định. Các thành tạo đá gốc này lộ ra tại chân taluy dƣơng đƣờng cũ và lộ ra trên bề mặt tại một số khu vực lịng sơng, suối trên tuyến. Lớp có sức chịu tải tốt.

- Lớp 3: Đá gabro phong hóa trung bình đến mạnh. Lớp phân bố trên tuyến đoạn Km19+600 - Km20+200 (PA2). Lớp này nằm dƣới lớp 1 bề dày lớp 5 - 7 m. Các thành tạo này lộ ra trên bề mặt một số khu vực trên tuyến. Lớp có sức chịu tải tốt.

- Lớp 4: Đá gabro phong hóa nhẹ, phân bố trên tuyến đoạn Km19+600 - Km20+200 (PA2), nằm dƣới lớp 3 bề dày lớn chƣa xác định. Các thành tạo đá gốc này lộ ra ở lịng suối một số khu vực trên tuyến. Lớp có sức chịu đựng rất tốt.

3. Đặc điểm địa hình

Đƣờng Hịa Lạc - Hịa Bình chủ yếu đi qua khu vực địa hình vùng đồi - trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường cao tốc hòa lạc hòa bình trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 52)