Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện quốc oai, thành phố hà nội và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 31)

Đơn vị tính: triệu ha STT Lục địa Tổng diện tích tự nhiên Diện tích có khả năng canh tác Diện tích đất canh tác 1 Châu Phi 2.98 660 185 2 Châu Á 4.4 1.155 451 3 Châu Đại Dương 898 198 49 4 Châu Âu 970 429 140 5 Châu Mỹ 4.192 858 274 6 Châu Nam Cực 1.425 0 233

Tổng cộng 14.865 3.300 1.474

Nguồn: Nguyễn Quang Học, 2000

Đất đai trên thế giới có sự phân bố không đồng đều giữa các châu lục. Tuy có diện tích đất nơng nghiệp khá cao so với các châu lục khác, nhưng châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, Châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đơng nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia. Châu Á, mặc dù chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (khoảng 4,2 tỷ người) nhưng chỉ có khoảng 35% diện tích đất nơng nghiệp tồn cầu. Từ năm 1995 đến năm 2010 dân số Đông Nam Á tăng thêm khoảng 133 triệu người và khu vực này có thể dành thêm 12 - 15 triệu ha của 93 triệu ha tiềm năng đất nhờ nước trời còn lại để sản xuất [16]. Diện tích đất canh tác giảm dần do áp lực từ nhiều phía như q trình cơng nghiệp hóa, q trình đơ thị hố, khai thác khống sản, chuyển mục đích sử dụng khác nhau,...

1.3.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó nhóm đất nơng nghiệp có diện tích là 26.791.580 ha, chiếm 82,43% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,07% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất phi nơng nghiệp có diện tích là 3.697.829 ha, chiếm 11,16% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 11,93% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 2.288.000 ha, chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên cả nước.

Theo báo cáo thống kê diện tích đất đai năm 2015 của các địa phương. Trong 5 năm từ 2010 đến 2015, diện tích đất nơng nghiệp không ngừng được mở rộng: Tăng 565.180 ha (từ 26,23 triệu ha năm 2010 lên 26,72 triệu ha năm 2015), tăng 6,7% (bình qn mỗi năm đất nơng nghiệp tăng thêm 113.036 ha). Cụ thể như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 10,126 triệu ha năm 2010 lên 10,305 triệu ha năm 2015 (bình quân mỗi năm tăng thêm 35.870 ha) do khai hoang mở rộng diện tích chủ yếu là ở các vùng đồng bằng sơng Cửu Long để trồng lúa, ở Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hoa màu lương thực, ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ để trồng chè, cây ăn quả...;

- Đất lúa trong giai đoạn 2010 - 2015 có xu hướng giảm do chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay đất lúa cả nước là 4,03 triệu ha, đủ đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và xuất khẩu gạo hàng năm từ 3 - 5 triệu tấn;

- Đất trồng cây lâu năm 2015 tăng 238.200 ha so với năm 2010 (từ 3,688 triệu ha lên 3,926 triệu ha năm 2015). Chủ yếu do tăng diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm như cà phê, cao su và điều;

- Đất lâm nghiệp do khoanh ni, bảo vệ rừng tốt hơn nên diện tích tăng từ 15,366 triệu ha năm 2010 lên 15,700 triệu ha năm 2015. Diện tích rừng trồng tăng rất nhanh, chất lượng rừng trồng đã thay đổi căn bản, tỷ lệ che phủ rừng tăng lên. Đây là một thành tích lớn về khai thác sử dụng đất hợp lý của ngành nông nghiệp nước ta;

- Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2015 đạt 749.120 ha (tăng lên 58,82 nghìn ha so với năm 2010) [3]; [4].

Bảng 1.4. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2010 - 2015

Đơn vị: 1.000 ha.

STT Hạng mục Năm 2010 Năm 2015 Tăng(+)/ giảm(-)

I Tổng diện tích đất nông nghiệp 26.226,40 26.791,58 565,18

1 Đất sản xuất NN 10.126,09 10.305,44 179,35 2 Đất lâm nghiệp 15.366,47 15.700,14 333,67 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 690,30 749,12 58,82 4 Đất làm muối 17,50 16,70 -0,80 5 Đất NN khác 26,04 20,18 -5,86 II Đất chƣa sử dụng 3.163,88 2.288,00 -875,88 1 Đất đồng bằng 258,20 171,03 -87,17 2 Đất đồi núi 2.639,00 1.872,45 -766,55 3 Đất núi đá 266,68 244,52 -22,16

(Nguồn: Chính phủ, 2015; Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2010, 2015)

Ngày nay với áp lực về gia tăng dân số và tốc độ đơ thị hóa kèm theo là những q trình xói mịn, rửa trơi bạc màu do mất rừng, lũ quét, do thiên tai, biến đổi khí hậu hay do canh tác khơng hợp lý và tình trạng lạm dụng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp dẫn đến đất ngày càng bị chua hóa, mặn hóa, mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm thì việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta.

1.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và thành phố Hà Nội phố Hà Nội

Do sự gia tăng dân số cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho diện tích đất nơng nghiệp vùng đồng bằng sơng Hồng có xu hướng giảm mạnh. Hàng năm để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng, hàng trăm nghìn ha đất nơng nghiệp đã và đang được chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp vẫn có vai trị chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của đất nước (diện tích đất nơng nghiệp vẫn chiếm khoảng 60% diện tích đất tự nhiên, sử

cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và cân bằng môi trường sinh thái. Do vậy việc duy trì và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình khai thác sử dụng.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng được chú trọng phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố chất lượng, năng suất và hiệu quả cao gắn với phát triển các ngành nghề, đảm bảo an ninh lương thực cho cả vùng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt.

- Chuyển mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học;

- Hình thành các vùng sản xuất lúa, rau, chăn ni lợn, bị sữa, gia cầm, hoa, cây cảnh theo hướng phát triển có quy mơ thích hợp và chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và cung cấp sản phẩm sạch cho nhân dân (nhất là cho đô thị và khu công nghiệp) trên cơ sở đa dạng hố loại hình sản xuất. Các cây trồng, vật ni chủ lực của đồng bằng sông Hồng tiêu biểu là lúa chất lượng cao, rau thực phẩm cao cấp, hoa cây cảnh, cây ăn quả và các sản phẩm từ chăn nuôi;

- Dành một phần quỹ đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đơ thị hố, trên cơ sở ưu tiên cho mục đích xây dựng đơ thị, tạo quỹ đất xây dựng các khu dân cư;

- Tích cực tư vấn và dịch vụ khoa học kỹ thuật, phát triển mạnh cây trồng, vật ni. Nâng cao trình độ và năng suất lao động nông nghiệp, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ;

- Vùng Tây Bắc: phát triển đảm bảo an toàn lương thực của vùng, chuyển hướng sản xuất hàng hố, ngồi lúa nước cần chuyển sang cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tạo nhiều sản phẩm trao đổi trong và ngoài nước;

- Vùng Đông Bắc: trước hết phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của nội vùng, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng nông sản như: hoa quả, thịt, chè, cà phê, rau, đậu, đặc sản rừng... Đông Bắc cần tập trung sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu;

- Đối với thành phố Hà Nội, định hướng tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra

những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. - Ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đơi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng năng suất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư. Chuyển mạnh phát triển chăn ni theo hình thức cơng nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; theo hướng ổn định tổng đàn lợn và gia cầm, tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững;

- Đối với vùng đồi gò: Phát triển tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là cây ăn quả, cây chè, phát triển trang trại và chăn ni gia súc tập trung (bị thịt chất lượng cao, bò sữa, lợn thương phẩm), phát triển rừng kinh tế;

- Đối với vùng đồng bằng: Tập trung sản xuất cây lương thực: lúa, ngô, chăn nuôi lợn, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Vùng đất vàn, vàn cao tập trung phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao; trồng hoa cây cảnh, rau đậu thực phẩm (chú trọng trồng rau an tồn), trồng cây cơng nghiệp hàng năm như đậu tương (nhất là đậu tương đông). Vùng trũng với tổng diện tích khoảng 20 nghìn ha, trong đó đến năm 2010 đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi mỗi năm khoảng 200 - 250 ha.

Vùng bãi ven sông (sông Hồng, sơng Đáy, sơng Đuống ...): Với diện tích tự nhiên 29,4 nghìn ha, định hướng tập trung phát triển cây rau đậu thực phẩm, rau an toàn, cây ăn quả và chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại gắn với việc bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội [29].

1.4. Hiệu quả sử dụng đất

1.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất

Do xuất phát từ những hướng nghiên cứu khác nhau nên có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như u cầu của cơng việc mang lại. Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học

của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, tức là phải tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ được môi trường. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần đánh giá hiệu quả trên ba mặt đó là hiệu quả về kinh tế, về xã hội và hiệu quả về môi trường [20].

1.4.1.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa giá trị thu được của sản phẩm và lượng chi phí đầu vào bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hóa kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối thiểu hóa chi phí để đạt được một kết quả nhất định.

Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất là với một diện tích đất đai có sẵn, chi phí đầu tư về vật chất và lao động được tính tốn ở mức thấp nhất nhưng vẫn sản xuất ra lượng của cải vật chất nhiều nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng lượng hóa, được tính tốn tương đối chính xác và nó có vai trị quyết định đối với các loại hiệu quả khác.

1.4.1.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại. Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp, thơng qua số lượng lao động tham gia sản xuất, thu nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân.

1.4.1.3. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là một vấn đề cấp bách mang tính tồn cầu rất được chú trọng quan tâm khi đánh giá hiệu quả. Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động sản xuất. Điều này có nghĩa mọi hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó khơng có những tác động xấu đến mơi trường tự nhiên như đất, nước, khơng khí và đa dạng sinh học. Đây chính là điều kiện cho sự phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại vì phải gắn chặt với q trình khai thác, sử dụng đất và đảm bảo lợi ích lâu dài là bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.

Như vậy, để sử dụng đất hợp lý hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba loại hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, khơng có hiệu quả kinh tế sẽ khơng có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả về xã hội và môi trường. Ngược lại khơng có hiệu quả xã hội và mơi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững [9].

1.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất nơng nghiệp.

Trong nơng nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và khơng thể thay thế được. Nhưng diện tích đất đai lại có hạn, nên để nắm vững số lượng và chất lượng đất cần phải điều tra, đánh giá phân loại đất, điều tra hiện trạng quy hoạch sử dụng đất hợp lý vì sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa làm cho diện tích đất đang ngày càng giảm đặc biệt là đất nông nghiệp. Mặt khác hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu đang dần ảnh hưởng lớn đến diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm nơng nghiệp. Vậy nên đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững đảm bảo nhu cầu hiện tại mà vẫn duy trì sản xuất tương lai.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Để đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và có cơ sở đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào:

- Tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội: hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên đất, các loại sử dụng đất;

- Các vấn đề kinh tế, xã hội và mơi trường có liên quan tới sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai;

- Các chính sách và giải pháp quản lý tài nguyên đất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;

- Phạm vi thời gian: các số liệu thống kê được nghiên cứu và đánh giá trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016;

- Phạm vi về nội dung: Tài nguyên đất nông nghiệp huyện Quốc Oai

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng được các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, các nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện quốc oai, thành phố hà nội và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 31)