( Nguồn: ng Đình Khanh)
Hình 3.17: Đào san lấp mặt bằng làm khu du lịch sinh thái tại Bãi Bìm
(Nguồn: ng Đình Khanh)
- Hoạt động của tàu bè: Mật độ tàu bè qua lại vùng biển Cù Lao Chàm cao gây tác động lên môi trường biển thông qua thải dầu, neo đậu tàu thuyền trên các rạn san hô và cỏ biển. Đặc biệt là hoạt động tàu thuyền và ca nô phục vụ vận chuyển khách thăm đảo Cù Lao Chàm. Tính đến ngày 31/12/2018 trên địa bàn thành phố Hội An có 44 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách tham quan tuyến Hội An - Cù Lao Chàm với 146 phương tiện; trong đó có 140 phương tiện ca nơ (138 ca nô vận chuyển khách và 02 ca nô của tập đồn Sun Group), 06 tàu gỗ vận chuyển hàng hóa và hành khách đi Cù Lao Chàm. Như vậy, mỗi ngày khu vực đảo Cù Lao Chàm phải tiếp nhận số lượng ca nô là rất lớn, tập trung chủ yếu tại bến tàu chính Bãi Ông, Bãi Làng và một số địa điểm du lịch tại Bãi Hương. Điều này cũng tạo nên sức ép đến các HST và đa dạng sinh học biển.
Bên cạnh đó vấn đề nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch còn hạn chế, đây là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn tài nguyên ĐDSH và BVMT tại đảo Cù Lao Chàm.
3.2.4.3. Phát triển dân số và gia tăng lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm
Từ khi Cù Lao Chàm được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày 26.5.2009) đến nay lượng khách du lịch đến đây tăng mạnh.
Tốc độ phát triển bình quân lượt khách đến Cù Lao Chàm trong 5 năm 2008- 2012 là hơn 41,6%/năm, trong đó tốc độ phát triển bình quân khách quốc tế hơn 28,7%, khách Việt Nam hơn 48,6%. Đến giai đoạn 2012 – 2016, tốc độ gia tăng trung bình thời kỳ là 115,53%, trong đó tốc độ phát triển bình qn khách quốc tế 116,01%, khách Việt Nam 115,03%. Theo dự báo, đến năm 2020, quy mơ dân số tồn xã Tân Hiệp (kể cả quy đổi) khoảng 15.000 - 15.300 người; trong đó dân số trên đảo khoảng 2.200 - 2.500 người, dân số quy đổi từ khách du lịch 12.800 người (511.000 khách/năm). Đến năm 2025, quy mô dân số khoảng 18.750- 18.950 người; trong đó dân số trên đảo khoảng 2.500 - 2700 người, dân số quy đổi từ khách du lịch 16.250 người (650.000 khách/năm). [9]
Du lịch sinh thái (DLST) phát triển đã và đang tạo cơ hội cho người dân cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Lượng khách du lịch đến với Cù Lao Chàm - Hội An gia tăng nhanh chóng. Năm 2012 có 105.074 lượt khách thăm Cù Lao Chàm, sang năm 2015 là 367.548 lượt khách thì năm 2017 con số này là 407.135 lượt khách, tăng 10,8% so với năm 2015 (hình 3.14). Như vậy mỗi ngày đảo Cù Lao Chàm đón nhận khoảng 1120 khách. Sự gia tăng lượng du khách đã gây sức ép và tác động trực tiếp đến các HST biển và nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Quan sát thực tế cũng cho thấy, các khu vực có hoạt động du lịch mạnh (số lượng ca nô, thuyền và khách du lịch) như Bãi Hương, Bãi Ơng, Bãi Chồng và Bãi Bìm đã khơng phát hiện thảm cỏ biển (trong đợt khảo sát thực địa 4/2017), chỉ cịn 2 khu vực có cỏ biển phát triển tương đối tốt là Bãi Nần và Bãi Bắc. Mặt khác số lượng khách ra Cù Lao Chàm vượt quá khả năng đáp ứng của đảo cũng đã làm gia tăng lượng rác thải và đặc biệt là gây áp lực lên nguồn nước mặt và nước ngầm của đảo.
Hình 3.18: Lượng khách tham quan Cù Lao Chàm (2005-2017) [5]
3.2.4.4. Do tác động của tai biến tự nhiên và ô nhiễm môi trường
Cứ sau mỗi đợt bão lũ, môi trường vùng biển của đảo Cù Lao Chàm lại bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến việc bảo tồn ĐDSH và sự phát triển bền vững nơi đây. Vùng biển Cửa Đại – Cù Lao Chàm nằm ở cuối hạ lưu sông Thu Bồn, là nơi chịu nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của tự nhiên và con người phía thượng nguồn. Sau mỗi trận bão, lũ thì lượng nước ngọt, rác thải, bèo lục bình và khoảng 2 triệu tấn trầm tích, phù sa…phát tán từ cửa sông Thu Bồn, vươn ra nhiều khu vực và vùng nước biển đảo Cù Lao Chàm làm đục hóa vùng nước biển quanh đảo.
Đồng thời cứ sau mỗi trận bão lũ, cho thấy chất lượng nước biển tại các khu vực ven bờ quanh các rạn san hơ tại khu BTB Cù Lao Chàm có độ mặn trung bình tầng mặt và tầng đáy đều giảm xuống, đặc biệt giảm mạnh tại khu vực Bãi Bấc, Bãi Hương, Bãi Xếp… Độ đục của nước cũng tăng cao. Những trầm tích này khi lắng xuống đáy biển sẽ phủ lên các rạn san hô, nếu nhiều sẽ gây ngạt thở và làm san hơ chết. Tính từ năm 2008 đến năm 2016, độ phủ trung bình san hô cứng ở vùng biển Cù Lao Chàm đã giảm từ 14,4% xuống còn 11,5%, cịn diện tích thảm cỏ biển giảm từ 50ha năm 2007 xuống cịn 15ha trong năm 2017.
Hình 3.19: Bãi Hương nằm trong các khu vực giảm mạnh độ mặn nước biển (Nguồn: Hoianrt.vn/) (Nguồn: Hoianrt.vn/)
3.2.4.5 Do những bất cập trong công tác quản lý hiện nay
- Phân vùng chức năng quản lý hiện có chưa phù hợp: Việc phân vùng quản
lý trước đây vào năm 2009 chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu hiện trạng phân bố, tính đa dạng của thành phần lồi sinh vật và hiện trạng của hệ sinh thái rạn san hô và đất ngập nước, kết quả tham vấn lấy ý kiến các bên liên quan để xây dựng kế hoạch phân vùng quản lý. Tuy nhiên, nhiều vấn đề quan trọng liên quan tính đại diện của các hệ sinh thái và các dạng quần xã sinh vật; các bãi tập trung, bãi đẻ và ươm giống, tính liên kết giữa các sinh cư (habitats) của những nhóm đối tượng nguồn lợi quan trọng; các tác động từ hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và biến đổi khí hậu chưa được quan tâm hoặc thiếu nguồn tư liệu nên cơ sở khoa học để xác định phạm vi các phân khu chức năng chưa thật sự vững chắc và phù hợp.
Bên cạnh đó, trong khu BTB Cù Lao Chàm cịn có một số cụm rạn ngầm (Rạn Lá và Rạn Mành) là nơi tập trung của các đàn cá có kích thước lớn và giá trị cao (cá Hồng bạc, cá Mú, cá Dìa), và đây có thể được xem là nguồn bố mẹ (brood stocks) quan trọng trong việc duy trì nguồn giống cung cấp cho khu vực xung quanh và nguồn lợi thương phẩm của các đối tượng trên ở Cù Lao Chàm.
- Năng lực quản lý và thực thi pháp luật cịn yếu: Mặc dù chất lượng mơi nước trong Khu BTB còn tương đối tốt, tuy nhiên một số dấu hiệu về tình trạng hàm lượng BOD5 và phosphate có xu hướng tăng theo thời gian ở khu vực Cù Lao Chàm nên rất có khả năng xảy ra tình trạng ơ nhiễm trong tương lai gần nếu khơng có các biện pháp ngăn chặn và khắc phục phù hợp và kịp thời. Theo luật mơi trường thì tất cả các chất thải trước khi đổ ra ngồi mơi trường phải được xử lý, tuy nhiên điều đáng nói là khu vực chưa có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu, do đó một lượng lớn nước được thải trực tiếp ra biển thơng qua các cống rãnh góp phần gây ô nhiễm môi trường nước.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo diễn ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên nhưng chưa được đánh giá và dự báo đúng mức các tác động, thiếu sự giám sát và theo dõi của các đơn vị quản lý trực tiếp (BQL) trong quá trình thi triển khai nên gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường.
Tình trạng khai thác q mức và hủy hoại làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và suy thoái các hệ sinh thái vẫn còn thường xuyên xảy ra, thậm chí ngay trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Khu BTB, tuy nhiên việc xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế.
- Nhận thức và trách nhiệm về công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài
nguyên của các bên liên quan còn thấp: Như đã đề cập ở trên trên, việc khai thác
quá mức và hủy diệt nguồn lợi thủy sản và phá hủy các sinh cư tiêu biểu tuy đã được kiểm sốt nhưng vẫn cịn diễn ra ở một số khu vực trong khu BTB Cù Lao Chàm nhưng chưa được ghi nhận chính thức. Điều này thể hiện rất rõ qua các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến của cộng đồng. Do năng lực quản lý BQL Khu BTB Cù Lao Chàm nói riêng và Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An nói chung cịn nhiều hạn chế, nên việc tổ chức các hoạt động tuần tra kiểm soát trên phạm vi rộng và thường xun trên tồn khu vực là khó có tính khả thi. Vì vậy, việc huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác bảo tồn ĐDSH là một trong những vấn đề quan trọng để công cuộc bảo tồn đạt hiệu quả.
- Nguồn tài chính đầu tư thiếu bền vững: Quản lý đa dạng sinh học là một
lĩnh vực phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cần có nguồn tài chính bền vững hỗ trợ. Trong thời gian qua, công tác quản lý đa dạng sinh học lại phụ thuộc vào ngân sách địa phương. Thực tế cho thấy nguồn ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động bảo vệ mơi trường cịn ít và phần lớn nguồn kinh phí sự nghiệp mơi
trường của tỉnh cũng như TP. Hội An được sử dụng cho việc giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường trên cạn nên hoạt động quản lý tài nguyên đa dạng sinh học biển gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
3.2.5 Tác động qua lại giữa bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của người dân kinh tế, sinh kế của người dân
3.2.5.1 Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của người dân lên đa dạng sinh học
Áp lực lớn nhất của khu BTB Cù Lao Chàm là hoạt động khai thác cạn kiệt nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên tại khu vực này. Việc khai thác cái đối tượng tài nguyên như tôm Hùm, cua Đá, ốc Vú nàng đã và đang xảy ra nghiêm trọng, khơng những khai thác trong mùa cấm mà cịn khai thác cả những cá thể mang trứng. Sự xâm phạm các vùng sinh cảnh quan trọng như Rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi biển thông qua các hoạt động như neo đậu tàu thuyền, đánh bắt giã cào, du lịch hoặc đổ rác bừa bãi vẫn diễn ra.
Hoạt động phát triển kinh tế, trong đó du lịch và dịch vụ được coi là một trong những sinh kế quan trọng của cộng đồng dân cư trên đảo đang là mối đe dọa trực tiếp và mạnh mẽ đối với một số loài và sinh cảnh trong khu BTB Cù Lao Chàm, thực tế cho thấy đã có sự biến mất của một số lồi như Bào ngư, Đồi mồi, Ốc xà cừ. Cộng đồng dân cư chủ yếu là khai thác hải sản gần bờ và chủ yếu tập trung ở các vùng rạn gây thiệt hại trực tiếp đến rạn san hô. Các tàu du lịch chở khách vào tham quan đảo không neo đậu đúng nơi quy định cũng góp phần làm gãy các rạn san hô.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến ĐDSH
TT Hoạt động sinh kế Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
1 Đánh bắt thủy sản Khai thác quá mức làm suy giảm nguồn thủy sản 2 Du lịch dịch vụ Rác thải do du khách gây ô nhiễm môi trường
Nhu cầu tiêu thụ hải sản tăng cao khi khách du lịch tăng dẫn đến khai thác hải sản quá mức
Cảng neo đậu tàu thuyền làm mất diện tích các rạn san hơ và gây ơ nhiễm nước do dầu mỡ.
+ Hoạt động khai thác trái phép của ngư dân từ địa phương khác đến như sử
dụng lưới ba lớp, lưới giã cào, sử dụng ánh sáng vượt mức cho phép, sử dụng thuốc nổ ở vùng biển Cù Lao Chàm đã làm giảm sản lượng tơm hùm, một số lồi mất hẳn như đồi mồi, bào ngư, ốc xà cừ; ảnh hưởng đến sinh trưởng của rong biển. Hiện tại, trong các vùng rạn san hô Cù Lao Chàm thường xảy ra các hoạt động đánh bắt thủy sản với các nghề lưới như lưới kình, lưới mực, lưới tơm 3 lớp, lưới dầm bắt cá ghì, lưới giã cào, nghề lặn, nghề câu, đặc biệt là câu cá kình và câu mực dắt. Tình trạng ngư dân ở địa phương khác dùng thuốc nổ để đánh bắt thủy sản trong các vùng rạn thỉnh thoảng vẫn cịn xảy ra. Bên cạnh đó các hoạt động neo đậu tàu thuyền, hoạt động của các tàu thuyền du lịch, làm đường quốc phòng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến vùng rạn. Ngồi ra, tại Bãi Hương, tình trạng trẻ em gỡ san hơ khi nước cạn vẫn còn xảy ra.
+ Hoạt động du lịch đã và đang gây ra những áp lực đối với việc khai thác
tài nguyên ở Khu BTB Cù Lao Chàm, nhất là việc gia tăng lượng du khách. Đây là mối đe doạ tương đối lớn đến công tác bảo tồn mặc dù hoạt động du lịch mang lại lợi nhuận và thậm chí thu nhập thêm cho các hộ gia đình cộng đồng người dân địa phương. Có thể lấy những ví dụ dẫn chứng rất cụ thể về những đe doạ từ hoạt động này như: Số lượng quần thể cua Đá giảm mạnh kể từ khi có khách du lịch đến, cua Đá bị khai thác cả vào mùa sinh sản và cả những con mang trứng để bán cho khách du lịch, trong khi trước đây cua mang trứng khơng được bắt vì chất lượng thịt cua khơng ngon.
+ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được quy hoạch ở Khu BTB Cù Lao
Chàm. Tuy nhiên, phát triển du lịch với quy mô càng lớn sẽ càng gây áp lực và đe doạ cho Khu BTB Cù Lao Chàm trên mọi phương diện từ suy giảm nguồn lợi hải sản, cảnh quan thiên nhiên có thể bị phá vỡ, các vấn đề về nước thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường và rất nhiều các vấn đề khác. Vì vậy, cần thiết phải tìm ra những giải pháp sao cho cả bảo tồn và du lịch cùng có lợi đối với Khu bảo tồn biển này.
Sự phân vùng hiện tại tập trung chủ yếu vào hai sinh cảnh chính là san hơ và thảm cỏ biển ven bờ, đã và đang có tác dụng nhất định đối với việc bảo vệ và sử dụng nguồn lợi tài nguyên và môi trường ở đây. Tuy nhiên, từ hai vùng sinh cảnh này, DLST đã phát triển và đang mang lại nhiều ảnh hưởng rất lớn đến một số nguồn lợi tài nguyên khác. Một số nguồn lợi tư nhiên như tôm Hùm, cua Đá, Ốc vú nàng hiện đang có kích thước và số lượng nhỏ và giảm dần; san hô gãy nát, thảm cỏ biển bị cày xới, bãi biển bị xâm phạm, rác thải tồn đọng. Tình trạng trên
có thể mang lại một tác động rất lớn đến nguồn lợi tài nguyên và môi trường tại quần đảo. Các sinh cảnh quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển có thể bị suy thối, từ đó kéo theo các cộng đồng sinh vật sinh sống kèm theo như cá, tơm có thể bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến sinh kế đánh bắt của người dân địa phương và từ đó ảnh hưởng ngược trở lại sự phát triển của DLST.
+ Rác thải hiện tại là một ô nhiễm đối với môi trường ở Cù Lao Chàm. Theo
các số liệu khảo sát, hàng ngày có khoảng 1 tấn rác thải được thải ra trên đảo, trong đó phần lớn là rác hữu cơ. Riêng Bãi Hương số lượng rác thải có ít hơn nhưng cũng khơng kém phần bức xúc vì phần lớn rác khơng có bãi đổ hợp vệ sinh phải đem chôn ở bãi biển, hoặc đổ xuống biển và trên núi.
3.2.5.2 Các ảnh hưởng từ hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học lên hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của người dân địa phương
Bảo vệ đa dạng sinh học sẽ cải thiện sinh kế bản địa. Tuy nhiên các hoạt động bảo tồn cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân địa