Tác động qua lại giữa bảotồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 94 - 97)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GÂY

3.2.5 Tác động qua lại giữa bảotồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển kinh

kinh tế, sinh kế của người dân

3.2.5.1 Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của người dân lên đa dạng sinh học

Áp lực lớn nhất của khu BTB Cù Lao Chàm là hoạt động khai thác cạn kiệt nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên tại khu vực này. Việc khai thác cái đối tượng tài nguyên như tôm Hùm, cua Đá, ốc Vú nàng đã và đang xảy ra nghiêm trọng, khơng những khai thác trong mùa cấm mà cịn khai thác cả những cá thể mang trứng. Sự xâm phạm các vùng sinh cảnh quan trọng như Rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi biển thông qua các hoạt động như neo đậu tàu thuyền, đánh bắt giã cào, du lịch hoặc đổ rác bừa bãi vẫn diễn ra.

Hoạt động phát triển kinh tế, trong đó du lịch và dịch vụ được coi là một trong những sinh kế quan trọng của cộng đồng dân cư trên đảo đang là mối đe dọa trực tiếp và mạnh mẽ đối với một số loài và sinh cảnh trong khu BTB Cù Lao Chàm, thực tế cho thấy đã có sự biến mất của một số lồi như Bào ngư, Đồi mồi, Ốc xà cừ. Cộng đồng dân cư chủ yếu là khai thác hải sản gần bờ và chủ yếu tập trung ở các vùng rạn gây thiệt hại trực tiếp đến rạn san hô. Các tàu du lịch chở khách vào tham quan đảo không neo đậu đúng nơi quy định cũng góp phần làm gãy các rạn san hơ.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến ĐDSH

TT Hoạt động sinh kế Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

1 Đánh bắt thủy sản Khai thác quá mức làm suy giảm nguồn thủy sản 2 Du lịch dịch vụ Rác thải do du khách gây ô nhiễm môi trường

Nhu cầu tiêu thụ hải sản tăng cao khi khách du lịch tăng dẫn đến khai thác hải sản quá mức

Cảng neo đậu tàu thuyền làm mất diện tích các rạn san hô và gây ô nhiễm nước do dầu mỡ.

+ Hoạt động khai thác trái phép của ngư dân từ địa phương khác đến như sử

dụng lưới ba lớp, lưới giã cào, sử dụng ánh sáng vượt mức cho phép, sử dụng thuốc nổ ở vùng biển Cù Lao Chàm đã làm giảm sản lượng tơm hùm, một số lồi mất hẳn như đồi mồi, bào ngư, ốc xà cừ; ảnh hưởng đến sinh trưởng của rong biển. Hiện tại, trong các vùng rạn san hô Cù Lao Chàm thường xảy ra các hoạt động đánh bắt thủy sản với các nghề lưới như lưới kình, lưới mực, lưới tơm 3 lớp, lưới dầm bắt cá ghì, lưới giã cào, nghề lặn, nghề câu, đặc biệt là câu cá kình và câu mực dắt. Tình trạng ngư dân ở địa phương khác dùng thuốc nổ để đánh bắt thủy sản trong các vùng rạn thỉnh thoảng vẫn cịn xảy ra. Bên cạnh đó các hoạt động neo đậu tàu thuyền, hoạt động của các tàu thuyền du lịch, làm đường quốc phòng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến vùng rạn. Ngồi ra, tại Bãi Hương, tình trạng trẻ em gỡ san hơ khi nước cạn vẫn còn xảy ra.

+ Hoạt động du lịch đã và đang gây ra những áp lực đối với việc khai thác

tài nguyên ở Khu BTB Cù Lao Chàm, nhất là việc gia tăng lượng du khách. Đây là mối đe doạ tương đối lớn đến công tác bảo tồn mặc dù hoạt động du lịch mang lại lợi nhuận và thậm chí thu nhập thêm cho các hộ gia đình cộng đồng người dân địa phương. Có thể lấy những ví dụ dẫn chứng rất cụ thể về những đe doạ từ hoạt động này như: Số lượng quần thể cua Đá giảm mạnh kể từ khi có khách du lịch đến, cua Đá bị khai thác cả vào mùa sinh sản và cả những con mang trứng để bán cho khách du lịch, trong khi trước đây cua mang trứng khơng được bắt vì chất lượng thịt cua khơng ngon.

+ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được quy hoạch ở Khu BTB Cù Lao

Chàm. Tuy nhiên, phát triển du lịch với quy mô càng lớn sẽ càng gây áp lực và đe doạ cho Khu BTB Cù Lao Chàm trên mọi phương diện từ suy giảm nguồn lợi hải sản, cảnh quan thiên nhiên có thể bị phá vỡ, các vấn đề về nước thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường và rất nhiều các vấn đề khác. Vì vậy, cần thiết phải tìm ra những giải pháp sao cho cả bảo tồn và du lịch cùng có lợi đối với Khu bảo tồn biển này.

Sự phân vùng hiện tại tập trung chủ yếu vào hai sinh cảnh chính là san hơ và thảm cỏ biển ven bờ, đã và đang có tác dụng nhất định đối với việc bảo vệ và sử dụng nguồn lợi tài nguyên và môi trường ở đây. Tuy nhiên, từ hai vùng sinh cảnh này, DLST đã phát triển và đang mang lại nhiều ảnh hưởng rất lớn đến một số nguồn lợi tài nguyên khác. Một số nguồn lợi tư nhiên như tôm Hùm, cua Đá, Ốc vú nàng hiện đang có kích thước và số lượng nhỏ và giảm dần; san hô gãy nát, thảm cỏ biển bị cày xới, bãi biển bị xâm phạm, rác thải tồn đọng. Tình trạng trên

có thể mang lại một tác động rất lớn đến nguồn lợi tài nguyên và môi trường tại quần đảo. Các sinh cảnh quan trọng như rạn san hơ, thảm cỏ biển có thể bị suy thối, từ đó kéo theo các cộng đồng sinh vật sinh sống kèm theo như cá, tơm có thể bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến sinh kế đánh bắt của người dân địa phương và từ đó ảnh hưởng ngược trở lại sự phát triển của DLST.

+ Rác thải hiện tại là một ô nhiễm đối với môi trường ở Cù Lao Chàm. Theo

các số liệu khảo sát, hàng ngày có khoảng 1 tấn rác thải được thải ra trên đảo, trong đó phần lớn là rác hữu cơ. Riêng Bãi Hương số lượng rác thải có ít hơn nhưng cũng khơng kém phần bức xúc vì phần lớn rác khơng có bãi đổ hợp vệ sinh phải đem chôn ở bãi biển, hoặc đổ xuống biển và trên núi.

3.2.5.2 Các ảnh hưởng từ hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học lên hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của người dân địa phương

Bảo vệ đa dạng sinh học sẽ cải thiện sinh kế bản địa. Tuy nhiên các hoạt động bảo tồn cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân địa phương: nghiêm cấm khai thác gỗ, củi; nghiêm cấm khai thác thủy sản; nghiêm cấm lấn chiếm đất rừng; nghiêm cấm thu hái lâm sản ngồi gỗ… Trong đó hoạt động bảo tồn gây thiệt hại đến sinh kế lớn nhất của người dân hiện nay là nghiêm cấm khai thác thủy sản. Vì vậy, có thể thấy rằng việc bảo vệ đa dạng sinh học sẽ đem lại lợi ích cho sinh kế địa phương khi nó góp phần tạo ra nguồn thu từ du lịch và được hướng dẫn khai thác bền vững kết hợp khai thác tài nguyên và bảo tồn.

Qua thu thập, điều tra phỏng vấn bằng phương pháp phỏng vấn nhanh, nhận thấy khi thành lập khu bảo tồn biển, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng như sản lượng khai thác thủy sản bị giảm sút nghiêm trọng, sản xuất lương thực bị ảnh hưởng do đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng khu bảo tồn. Sử dụng công cụ SWOT để đánh giá mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH vơi sinh kế của người dân)

Bảng 3.8: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sinh kế người dân

Điểm mạnh Điểm yếu

Người dân trên đảo tăng thêm thu nhập Duy trì tính đa dạng sinh học cao và nguồn lợi hải sản tương đối dồi dào Tiềm năng về du lịch, dịch vụ - thương mại cao

Ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức, thiếu bền vững làm suy giảm tài nguyên

Bị cấm khai thác thủy sản và lâm sản Mất nguồn sinh kế truyền thống là đánh bắt thủy hải sản

Vai trò của cộng đồng trong việc ra quyết định còn thấp

Cơ hội Thách thức

Thu nhập từ khai thác thủy sản bền vững khi tài nguyên rừng và biển được quản lý tốt hơn

Phát triển du lịch, dịch vụ

Tiếp cận các nguồn sinh kế bền vững hơn

Sự hỗ trợ về vốn tài chính, kỹ thuật từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các dự án về bảo tồn

Tăng khoảng cách giàu nghèo

Người nghèo và phụ nữ khó tiếp cận các nguồn sinh kế mới

Nhận thức của người dân chưa cao Du lịch phát triển làm gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên

Du lịch phát triển làm gia tăng tình trạng ơ nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)