KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng và phương án tận dụng năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện ý yên, nam định (Trang 42)

3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện Ý Yên

3.1.1. Nguồn gốc phát sinh

Huyện Ý Yên là huyện nông nghiệp do vậy lượng rác thải phát sinh chủ yếu là rác thải nơng nghiệp. Bên cạnh đó rác thải từ các ngành nghề khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn chủ yếu là từ các khu vực chợ, các cơng trình xây dựng, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, và khu công nghiệp, làng nghề thải ra nên lượng rác và thành phần thải ra là hoàn toàn khác nhau.

Các khu vực phát sinh CTR trên địa bàn huyện được mơ tả trên Hình 12.

Hình 9. Phân chia khu vực phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện Ý Yên trên địa bàn huyện Ý Yên

Rác thải trên địa bàn được phân chia như Hình 9, nhưng được tập hợp thành 3 loại chính: rác thải sinh hoạt, rác thải khu công nghiệp - làng nghề, rác thải nông nghiệp.

3.1.2. Phân loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên

Các loại CTR phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên được phân loại như trong Bảng 4.

Bảng 4. Phân loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên

Loại Các hoạt động Các loại chất thải

Rác thải sinh hoạt + Rác thải từ hộ gia đình + Rác thải từ khu thương mại; nhà hàng

Thành phần chất hữu cơ (rau củ, thức ăn thừa...), túi nilong, nhựa, bao bì

Khu dân cư Khu thương mại, ăn uống CTR Khu công nghiệp, làng nghề, nông nghiệp Khu công cộng (nhà ga, bến xe…) Cơ quan công sở Khu xây dựng

+ Rác thải từ chợ, công viên, khu công cộng + Rác thải từ các cơ quan, công sở, trường học...

plactic, giấy, lon đồ hộp, cành cây, lá cây, gạch, đất, đá...

Rác thải khu công nghiệp, làng nghề

Các khu đúc đồng, nhôm, gang, làng gỗ, làng sơn mài, chắp nứa...

Vật liệu phế thải, gỗ, tre, nứa...

Rác thải nông nghiệp Các hoạt động thu hoạch trên đồng ruộng, trang trại

Chủ yếu rơm, rạ, phụ phẩm thừa của nông nghiệp, chăn nuôi.

3.1.3. Thành phần và số lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn

Huyện Ý n có diện tích đất tự nhiên là 24.129,74 ha với tổng số dân khoảng 227.200 người, huyện có 1 thị trấn và 31 xã, với số dân ngày một tăng, không chỉ thế điều kiện kinh tế ngày một phát triển và đến năm 2015 thị trấn Lâm quyết tâm xây dựng và phát triển lên thị xã, làm cho gánh nặng gia tăng CTR ngày một lớn.

Với số dân và khu vực của địa bàn huyện, tính tốn được lượng phát sinh CTR của các nhóm dân cư được thể hiện trong Bảng 5.

Bảng 5. Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt của các nhóm dân cư trên địa bàn huyện Ý Yên

Số dân Lƣợng rác thải phát sinh (kg/ngày)

Nhóm 1 37.758 15.103,2 Nhóm 2 52.437 20.974.8 Nhóm 3 71.569 28.627,6 Nhóm 4 26.304 10.521,6 Nhóm 5 39.130 15.652 Tổng 227.200 90.879

(Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt của các nhóm = Lượng phát thải bình qn hàng ngày là 0,4 kg/người/ngày x tổng số dân của nhóm) 37

Trung bình mỗi ngày huyện Ý Yên thải ra khoảng 90,879 tấn rác và lượng rác này có khả năng gia tăng theo thời gian. Khối lượng chất thải phát sinh ở mỗi nhóm cũng có sự phân chia khác nhau, đối với nhóm 1 là khu vực gần với thị trấn, và các khu vực lân cận cũng có nền kinh tế phát triển, nên lượng rác phát sinh tương đối lớn. Nhóm 2, và nhóm 3 phía Đơng huyện, và phía Nam huyện, xa trung tâm, và khu vực này chủ yếu phát triển nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế chưa phát triển nên lượng rác phát sinh cũng không nhiều. Lượng rác thải phát sinh trên địa bàn ngày một gia tăng và đã đang tạo nên áp lực cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương.

CTR phát sinh từ hoạt động của con người rất đa dạng. Thành phần lý, hóa học của CTR rất khác nhau.

+ Với rác thải sinh hoạt: Tổng khối lượng rác thải này trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định khoảng 90,879 tấn/ngày. Tiến hành đi thu gom trực tiếp rác tại 4 tuyến chính tại khu vực thị trấn, và 10 thôn của 5 xã điển hình (Yên Xá, Yên Thắng, Yên Phương, Yên Lợi, Yên Mỹ) cùng đội ngũ cơng nhân, trong q trình thu gom trực tiếp được thực hiện trong thời gian 6 ngày, sau đó phân loại thành phần và tính được giá trị trung bình phần trăm các loại rác thải tại địa bàn huyện, cùng với số liệu thu thập tại Ban quản lý các cơng trình cơng cộng huyện khối lượng ước tính của mỗi loại rác như sau:

Rác thải từ hộ gia đình chiếm 80% tương đương 72,70 tấn/ngày; Rác thải từ khu thương mại, nhà hàng chiếm 6% tương đương 5,45 tấn/ngày; Rác thải từ chợ, công viên, khu công cộng chiếm 11% tương đương 10 tấn/ngày; Rác thải từ các cơ quan, trường học chiếm 3% tương đương 2,7 tấn/ngày.

+ Với rác thải khu công nghiệp, làng nghề: Theo số liệu Phịng tài ngun và mơi trường huyện tổng khối lượng khoảng 6,83 tấn/ngày, rác thải này được thu gom bởi các chủ sở hữu các cơ sở sản xuất, thông thường rác thải được thu gom và được tái chế/tái sử dụng.

+ Với rác thải nông nghiệp: Theo số liệu Phòng tài nguyên và môi trường huyện, loại chất thải này hầu như chưa được thu gom, chủ yếu phát sinh nhiều nhất

trong mùa thu hoạch, cấy cày. Khối lượng phụ phẩm của CTR nông nghiệp khoảng 116.612 tấn/năm.

3.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay, tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn vào khoảng 90,879 tấn/ngày đêm, không chỉ dừng tại đó mà lượng rác thải này sẽ gia tăng theo thời gian, gây nên sức ép đối với các cấp các ngành địa phương phải có chiến lược cụ thể trong việc thu gom, xử lý lượng rác thải này sao cho phù hợp.

Thành phần CTRSH tại huyện Ý Yên rất đa dạng. Để xác định được thành phần của CTRSH tiến hành phân loại rác thải, tại mỗi nhóm chọn 1 xã có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển đồng đều để thu gom rác thải. Mỗi nhóm tiến hành thu gom, phân loại trong thời gian 1 buổi, sau đó cân và tính phần trăm trọng lượng rác thải.

Thành phần chất thải phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên và được đưa ra trong Bảng 6.

Bảng 6. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Ý Yên

(% khối lượng) Chất thải thực phẩm Giấy, bìa cartong Nhựa, nylong Rác sân vƣờn Gỗ Cao su Hàng dệt Da Hỗn hợp Thành phần khơng cháy Nhóm 1 12,8 8,8 12,76 5,17 4,65 3,1 6,3 2,42 18,3 25,7 Nhóm 2 15,8 5,6 12,58 7,99 4,31 3,53 5,8 0,88 17,2 26,3 Nhóm 3 16,3 4,73 12,62 9,67 8,73 0,89 4,3 0,3 16,8 25,3 Nhóm 4 13,53 7,7 12,32 3,52 11,68 1,4 4,53 1,12 17,5 26,7 Nhóm 5 13,97 5,1 11,78 7,94 6,97 0,86 7,54 0,24 18,5 27,1 Tổng 72,4 31,93 62,06 34,29 36,34 9,78 28,47 4,96 88,3 131,1

Từ kết quả Bảng 6 thấy rằng, thành phần phần trăm của các loại rác cháy sinh năng lượng của các nhóm dao động là khoảng 52% tương ứng với khối lượng chất thải là 51,2 tấn. Ngoài ra, chất thải hỗn hợp (đá, cuội , cát, đất…) và thành phần không cháy (kim loại sắt, các loại phi sắt, thủy tinh, đá, sành sứ…) chiếm tỷ lệ phần trăm lớn, những loại chất thải này được tái chế và tái sử dụng lại. Như vậy, thấy rằng, tỷ lệ phần trăm chất cháy được sinh ra năng lượng tại địa bàn huyện tương đối cao, từ kết quả này có hướng đầu tư nghiên cứu với loại chất thải cháy được này.

Từ Bảng 5 và Bảng 6 tính tốn được tổng thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn các cụm dân cư được thể hiện trong Bảng 7.

Bảng 7. Tổng thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn/ngày)

Chất thải thực phẩm Giấy, bìa cartong Nhựa, nylong Rác sân vƣờn Gỗ Cao su Hàng dệt Da Hỗn hợp Thành phần khơng cháy Nhóm 1 1,93 1,33 1,92 0,78 0,7 0,47 0,95 0,365 2,76 3,88 Nhóm 2 3,31 1,2 2,64 1,68 0,9 0,74 1,22 0,18 3,61 5,52 Nhóm 3 4,66 1,35 3,61 2,77 2,5 0,25 1,23 0,086 4,81 7,24 Nhóm 4 1,42 0,81 1,3 0,37 1,23 0,15 0,48 0,12 1,84 2,81 Nhóm 5 2,2 0,8 1,84 1,24 1,09 0,13 1,18 0,038 2,9 4,24 Tổng 13,52 5,49 11,31 6,84 6,42 1,74 5,06 0,789 15,92 23,69

Từ kết quả Bảng 8 thấy rằng, thành phần các loại chất thải có thể cháy được phát sinh trên địa bàn huyện tương đối cao, có thể tận dụng làm nhiên liệu. Khối lượng thành phần không cháy được như gạch, đá,... được phân loại và có thể sử dụng để san lấp mặt bằng. Các loại kim loại, phi kim loại có thể tận dụng thu gom lại để bán cho cơ sở đúc gang, thép trên địa bàn huyện.

3.1.3.2. Chất thải nông nghiệp

khoảng 74,7% diện tích trồng lúa. Năng suất cây trồng được nâng lên do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh, năng suất lúa từ 105,35 tạ/ha (2000) lên 110,0 tạ/ha (2005). Trong cơ cấu cây trồng của huyện thì cây lúa là cây chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 74,7%, ngoài ra trên địa bàn huyện cũng đầu tư phát triển một số loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như ngô, lạc, rau. Các loại cây hoa màu này được trồng luân canh vào 2 vụ lúa chính, và tập trung một số vùng có điều kiện đất đai, mơi trường thuận lợi cho loại cây trồng này phát triển.

Đối với cây lạc diện tích trồng năm 2010 là 2.980 ha, được trồng trên đất chuyên màu khoảng 120 ha, còn lại được luân canh trên đất 2 vụ lúa, được bố trí trên địa bàn các xã như: Yên Dương, Yên Đồng, Yên Nhân, Yên Cường, Yên Lộc, Yên Thắng, Yên Minh, Yên Mỹ... cây lạc được xem là cây màu mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

Đối với cây ngô đây được xem là cây màu mang lại nguồn kinh tế cao cho người dân, theo chuyển đổi cơ cấu, bà con đã chuyển sang trồng giống ngô nếp ngô tẻ với năng suất cao, thay thế giống ngô lai, với diện tích gieo trồng khoảng 500 – 600ha trồng chủ yếu ở bãi bồi sông Hồng, sông Đáy như Yên Nhân, Yên Trị, Yên Phúc, Yên Đồng, Yên Quang, Yên Phong, Yên Dương, Yên Lợi, Yên Bình.

Đối với các loại rau được đầu tư phát triển vùng sản xuất rau tập trung theo cơng nghệ sạch, chất lượng cao, an tồn vệ sinh thực phẩm, diện tích trồng khoảng 300 ha. Khi rau được thu hoạch, các loại rau thừa thường được bà con thu gom làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, nên lượng chất thải này không đáng kể.

Đối với các loại cây trồng trên địa bàn huyện thì 3 loại cây trồng lúa, ngơ, lạc, vừa mang lại kinh tế cho người dân, mà phụ phẩm của cây trồng này cũng mang lại hiệu quả cao nếu biết tận thu chúng.

Những năm qua, chăn nuôi cũng phát triển mạnh, do các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi. Đàn gia súc, gia cầm được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chăn ni tập trung hình thức trang trại, nuôi công nghiệp gắn với cơ sở chế biến và xử lý chất thải.

vùng. Phát triển nuôi lợn chất lượng cao ở một số vùng có lợi thế, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Số lượng đàn lợn đến năm 2012 là 134.846 con.

Trâu, bò: phát triển đàn trâu, bị có năng suất thịt cao. Đến năm 2012 số lượng đàn trâu, bò là 18.945 con.

Gia cầm: phát triển mạnh ngành chăn nuôi gà, vịt chất lượng cao để xuất khẩu thịt, trứng, lông, số lượng đàn gia cầm năm 2012 là 785.839 con.

a. Đối với cây lúa

Các phụ phẩm cây lúa sau khi thu hoạch là: rơm, rạ, trấu (Hình 10)

Hình 10. Phụ phẩm cây lúa sau thu hoạch

Khối lượng phụ phẩm này ta có thể xác định dựa vào sản lượng lúa sản xuất trên địa bàn.

Số liệu về diện tích, sản lượng lúa qua từng năm được đưa ra trong Bảng 8.

Bảng 8. Diện tích, sản lượng lúa tại huyện Ý Yên từ năm 2007 – 2012 23

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 15.354,1 15.189,7 14.645,7 13.228,87 13.135,42 13.030,76 Sản lượng

(tấn)

84.644,95 83.736,71 80.739,65 79.928,86 80.413,69 76.836,71

Để xác định khối lượng phụ phẩm rơm rạ, trấu từ canh tác lúa, thì phải xác định tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm nhằm tính tốn khối lượng sinh khối tổng số. Theo

Lúa

Rạ Bơng lúa

Hạt thóc Rơm

q trình điều tra phỏng vấn trực tiếp 150 người nông dân thu hoạch trên đồng ruộng và qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ cây lúa được đưa ra trong Bảng 9.

Bảng 9. Tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác lúa 15

Cây canh tác Các loại phụ phẩm Tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm

Lúa Rơm, rạ 1/1

Trấu 1/5

Theo số liệu Bảng 8, sản lượng lúa hàng năm trên địa bàn huyện khơng có sự thay đổi nhiều, vì vậy có thể lựa chọn năm 2012 làm năm điển hình tính tốn khối lượng phụ phẩm cho cây lúa.

Khối lượng phụ phẩm từ cây lúa năm 2012 tính tốn được dựa trên cơ sở các số liệu Bảng 8 và Bảng 9 trên địa bàn huyện Ý Yên được đưa ra trong Bảng 10.

Bảng 10. Khối lượng phụ phẩm sinh khối từ cây lúa

Năm Khối lƣợng phụ phẩm (tấn/năm) Tổng

Rơm, rạ Trấu

2012 76.836,71 15.367,34 92.204,05

Khối lượng sinh khối = Sản lượng cây trồng x (tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm)

Từ kết quả Bảng 10, thấy rằng khối lượng phụ phẩm từ cây lúa hàng năm là khá lớn khoảng (92.204,05 tấn/năm), nguồn phụ phẩm này hầu như chưa được thu gom và sử dụng hợp lý, chỉ phần nhỏ được làm thức ăn cho trâu, bò, làm chất đốt trong quá trình sinh hoạt, hay được ủ làm phân bón. Ngồi ra, sau khi thu hoạch người dân thường phơi và đốt trực tiếp trên đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường.

b. Đối với cây lạc

Các phụ phẩm của cây lạc sau khi thu hoạch được đưa ra trên Hình 11.

Hình 11. Các phụ phẩm cây lạc sau thu hoạch

Cây lạc

Thân, lá lạc

Củ lạc

Vỏ lạc

Diện tích canh tác lạc phân bố theo các năm, và sản lượng thu hoạch trong những năm gần đây được thể hiện trong Bảng 11.

Bảng 11. Diện tích, sản lượng lạc tại huyện Ý Yên từ năm 2007 – 2012 23

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 3.259 3.186 3.057 2.980 3.183 3.078 Sản lượng (tấn) 13.073 12.780,17 12.262,7 11.953,83 12.768 12.346,94

Theo số liệu Bảng 11 thấy rằng, diện tích và sản lượng cây lạc hầu như khơng có sự thay đổi nhiều qua từng năm, cũng như cây lúa, thì cây lạc cũng là cây trồng chính tại địa phương.

Để xác định khối lượng phụ phẩm thân, lá, vỏ lạc từ canh tác lạc, thì phải xác định tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm nhằm tính tốn khối lượng sinh khối tổng số. Theo quá trình điều tra phỏng vấn nhanh 150 người dân trên đồng ruộng và qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tỷ lệ phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác lạc được thể hiện trong Bảng 12.

Bảng 12. Tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác lạc 15

Cây canh tác Các loại phụ phẩm Tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm

Lạc Thân, lá, vỏ lạc 1,2/1

Theo số liệu Bảng 11, sản lượng lạc hàng năm trên địa bàn huyện khơng có sự thay đổi nhiều, vì vậy có thể lựa chọn năm 2012 làm năm điển hình tính tốn khối lượng phụ phẩm cho cây lạc.

Trên cơ sở các số liệu đã đưa ra trong Bảng 11 và Bảng 12, xác định được khối lượng phụ phẩm từ cây lạc trên địa bàn huyện Ý Yên, các kết quả tính tốn được đưa ra trong Bảng 13.

Bảng 13. Khối lượng phụ phẩm sinh khối từ cây lạc

Năm Khối lƣợng phụ phẩm (tấn/năm)

2012 14.816,32

Khối lượng sinh khối = Sản lượng cây trồng x (tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm)

dụng làm chất đốt, hay ủ làm phân bón.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng và phương án tận dụng năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện ý yên, nam định (Trang 42)