Các phụ phẩm cây lạc sau thu hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng và phương án tận dụng năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện ý yên, nam định (Trang 49)

Cây lạc

Thân, lá lạc

Củ lạc

Vỏ lạc

Diện tích canh tác lạc phân bố theo các năm, và sản lượng thu hoạch trong những năm gần đây được thể hiện trong Bảng 11.

Bảng 11. Diện tích, sản lượng lạc tại huyện Ý Yên từ năm 2007 – 2012 23

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 3.259 3.186 3.057 2.980 3.183 3.078 Sản lượng (tấn) 13.073 12.780,17 12.262,7 11.953,83 12.768 12.346,94

Theo số liệu Bảng 11 thấy rằng, diện tích và sản lượng cây lạc hầu như khơng có sự thay đổi nhiều qua từng năm, cũng như cây lúa, thì cây lạc cũng là cây trồng chính tại địa phương.

Để xác định khối lượng phụ phẩm thân, lá, vỏ lạc từ canh tác lạc, thì phải xác định tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm nhằm tính tốn khối lượng sinh khối tổng số. Theo quá trình điều tra phỏng vấn nhanh 150 người dân trên đồng ruộng và qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tỷ lệ phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác lạc được thể hiện trong Bảng 12.

Bảng 12. Tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác lạc 15

Cây canh tác Các loại phụ phẩm Tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm

Lạc Thân, lá, vỏ lạc 1,2/1

Theo số liệu Bảng 11, sản lượng lạc hàng năm trên địa bàn huyện khơng có sự thay đổi nhiều, vì vậy có thể lựa chọn năm 2012 làm năm điển hình tính tốn khối lượng phụ phẩm cho cây lạc.

Trên cơ sở các số liệu đã đưa ra trong Bảng 11 và Bảng 12, xác định được khối lượng phụ phẩm từ cây lạc trên địa bàn huyện Ý Yên, các kết quả tính tốn được đưa ra trong Bảng 13.

Bảng 13. Khối lượng phụ phẩm sinh khối từ cây lạc

Năm Khối lƣợng phụ phẩm (tấn/năm)

2012 14.816,32

Khối lượng sinh khối = Sản lượng cây trồng x (tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm)

dụng làm chất đốt, hay ủ làm phân bón.

c. Đối với cây ngô

Các phụ phẩm của cây ngô sau khi thu hoạch được đưa ra trên Hình 12.

Hình 12. Các phụ phẩm cây ngơ sau thu hoạch

Diện tích canh tác ngô phân bố theo các năm, và sản lượng thu hoạch trong những năm gần đây được đưa ra trong Bảng 14.

Bảng 14. Diện tích, sản lượng ngơ tại huyện Ý n từ năm 2007 – 2012 23

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 546 563 539 679 616 607 Sản lượng (tấn) 2.157 2.224,15 2.129,34 2.682,42 2.433,54 2.397,98

Diện tích trồng ngơ tại điạ bàn huyện khơng nhiều chủ yếu tập trung ở vùng ven bãi bồi sông Hồng, sông Đáy, thế nhưng sản lượng ngô hàng năm mang lại nguồn kinh tế cao cho người dân, người dân biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đã thu hẹp diện tích trồng những loại ngô lai mang lại kinh tế không cao, sang trồng cây ngơ hàng hóa (ngơ nếp) mang lại nguồn kinh tế cao.

Để xác định khối lượng phụ phẩm thân, lá, lõi, bẹ ngô từ canh tác ngơ, phải xác định tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm nhằm tính tốn khối lượng sinh khối tổng số. Theo quá trình phỏng vấn nhanh 150 người nông dân trên đồng ruộng, và qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tỷ lệ phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác ngơ được thể hiện trong Bảng 15.

Cây ngô Thân, lá Bắp ngô Lõi và bẹ ngô Hạt ngô

Bảng 15. Tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác ngô 15

Cây canh tác Các loại phụ phẩm Tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm Ngơ Thân, lá, lõi, bẹ ngô 4/1

Theo số liệu Bảng 14, sản lượng ngô hàng năm trên địa bàn huyện khơng có sự thay đổi nhiều, vì vậy có thế lựa chọn năm 2012 làm năm điển hình tính tốn khối lượng phụ phẩm cho cây ngô.

Trên cơ sở các số liệu đã đưa ra trong Bảng 14 và Bảng 15, đã xác định được khối lượng phụ phẩm từ cây ngô trên địa bàn huyện Ý n, các kết quả tính tốn được đưa ra trong Bảng 16.

Bảng 16. Khối lượng phụ phẩm sinh khối từ cây ngô

Năm Khối lƣợng phụ phẩm (tấn/năm)

2012 9.591,92

Khối lượng sinh khối = Sản lượng cây trồng x (tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm)

Khối lượng phụ phẩm cây ngô chiếm tỷ lệ lớn, nhưng hiện nay khối lượng phụ phẩm này vẫn còn để lãng phí, chủ yếu phục vụ cho mục đích đun nấu.

d. Đối với chăn nuôi

Số lượng gia súc, gia cầm diễn biến trong vài năm gần đây được đưa ra trong Bảng 17.

Bảng 17. Số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện từ năm 2007 – 2012 23 năm 2007 – 2012 23 Năm Số lƣợng (con) Đàn trâu, bò Đàn lợn Đàn gia cầm 2007 17.453 127.367 567.356 2008 18.217 126.189 602.437 2009 19.309 128.467 637.638 2010 19.500 130.000 650.000 2011 19.648 128.253 758.164 2012 18.945 134.846 785.839

Từ kết quả Bảng 17 thấy rằng, số lượng đàn gia súc, gia cầm hàng năm trên địa bàn huyện khơng có sự thay đổi nhiều, và huyện đang đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp, mang lại nguồn lợi kinh tế cho người chăn nuôi. Với số lượng gia súc, gia cầm thể hiện Bảng 18, lựa chọn năm 2012 làm năm điển hình tính tốn số lượng phân phát sinh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Từ số lượng đàn gia súc, gia cầm tính tốn được số lượng phân phát sinh thể hiện trong Bảng 18.

Bảng 18. Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm 17

Số con Lƣợng phân/con (kg/ngày) 17 Tổng lƣợng phân (kg) Lƣợng phân (kg/ngày) Đàn trâu, bò 18.945 15 284.175 142.087 Đàn lợn 134.846 3,5 471.961 157.320 Đàn gia cầm 785.839 0,09 70.725 23.575 Tổng 826.861 322.982

Với số lượng đàn gia súc, gia cầm hiện nay trên địa bàn huyện Ý Yên hàng ngày lượng phân thải ra tương đối lớn 826.861 kg/ngày. Tuy nhiên, không phải đối với mỗi con gia súc, gia cầm đều có chu kì ni là 1 năm mà người dân chỉ nuôi chúng theo lứa và 1 năm sẽ có nhiều đàn gia súc, gia cầm như vậy, vì vậy lượng phân thải trên toàn huyện vào khoảng 322.982 kg/ngày. Một phần lượng phân này thường được người dân sử dụng làm phân bón, cịn lại chưa có biện pháp xử lý, đang là nguồn gây ô nhiễm ở khu vực nông thôn, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm, làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Hiện nay, theo điều tra thực tế tại địa bàn huyện, trong số 1 thị trấn và 31 xã đã có 20 xã được sự hỗ trợ một số dự án và được sự quan tâm của các cấp chính quyền, người dân được tiếp cận và xây dựng hầm ủ khí sinh học tạo ra chất đốt. Các hộ gia đình đã thu gom chất thải từ gia súc, gia cầm, sau đó được đưa vào hầm ủ tạo khí sinh học, phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

Thành phần, khối lượng chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên thể hiện trong Bảng 19.

Bảng 19. Thành phần, khối lượng chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn huyện

Phân gia súc, gia cầm (tấn/ngày)

Khối lƣợng phụ phẩm cây trồng (tấn/năm)

Lúa Lạc Ngô

Rơm, rạ Trấu

322,982 76.836,71 5.367,34 14.816,32 9.591,92 Với khối lượng phụ phẩm nông nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Ý Yên là tương đối lớn nhưng chưa được khai thác, sử dụng hợp lý. Khối lượng phụ phẩm này chủ yếu làm chất đốt trong quá trình đun nấu, sinh hoạt, ngoài ra được ủ làm phân bón ruộng, cịn lại những phần không phục vụ cho quá trình đun nấu, ủ làm phân thì sẽ được phơi khơ và đốt trực tiếp trên cánh đồng. Từ thực tế trên, cần phải có những hệ thống chính sách nhằm sử dụng khối lượng từ phụ phẩm nông nghiệp này. Cần có chính sách hỗ trợ hình thành thị trường sinh khối từ phế phẩm nơng nghiệp tại địa phương, từ đó thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư công nghệ, dây chuyền biến các phụ phẩm bỏ đi thành nguồn nhiên liệu có giá trị phục vụ đời sống và sản xuất. Đây sẽ là hướng phát triển bền vững góp phần vào sự phát triển của đất nước và gia tăng lợi nhuận cho người nông dân.

3.1.3.3. Chất thải rắn công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Kinh tế công nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hoạt động của các làng nghề. Theo số liệu của Phịng tài ngun và mơi trường huyện Ý Yên, hiện nay trên địa bàn có 5 làng nghề lớn đó là: làng nghề đúc gang thép Tống Xá – Yên Xá; làng nghề gỗ La Xuyên – Yên Ninh; phía Nam Thị trấn Lâm (Vạn Điểm) (làng nghề đúc đồng Vạn Điểm), và làng nghề mây tre đan Yên Tiến, làng nghề dệt may Yên Trị, cùng với 7 cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại các xã: Yên Lợi, Yên Nghĩa, Yên Cường, Yên Bằng, Yên Lương, Yên Trị, Yên Quang với khoảng 3.705 cơ sở sản xuất – kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đáng chú ý trên địa bàn huyện Ý Yên đó là sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

sứ, khai thác khoáng sản, các làng nghề đúc kim loại như đúc đồng Vạn Điểm, đúc gang, nhôm ở Tống Xá, nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, làng nghề sơn mài Yên Tiến … Theo thống kê của phịng Cơng nghiệp huyện Ý n, giá trị sản xuất của các làng nghề trong huyện chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn huyện.

Làng nghề đúc đồng Vạn Điểm, đúc gang, nhôm ở Tống Xá, đối với đặc điểm của làng nghề có chất thải rắn thải ra là mẩu, thanh kim loại thừa, nhưng hầu như lượng chất thải rắn kim loại này được thu gom và tái sử dụng lại trong quá trình sản xuất của làng nghề. Khối lượng tro xỉ trong quá trình đúc thải ra được cơ sở sản xuất gạch xỉ thu gom hàng tuần, để sản xuất thành gạch xỉ phục vụ cho q trình xây dựng. Cịn phần nhỏ được đội công nhân môi trường xã thu gom và xử lý.

Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên là làng nghề chuyên làm đồ gỗ nổi tiếng của huyện, lượng mùn cưa, gỗ thừa thường được các cơ sở thu gom bán cho cơ sở sản xuất bàn gỗ ép, cịn lượng nhỏ được đội cơng nhân mơi trường xã thu gom tập trung.

Làng nghề sơn mài, mây tre đan xã Yên Tiến cũng do đặc điểm làng nghề chất thải chủ yếu là tre nứa thừa, thường được công nhân tại cơ sở đó tận dụng làm chất đốt phục vụ cho q trình đun nấu, sinh hoạt, lượng cịn lại cũng được thu gom và xử lý theo đúng quy định.

Làng nghề dệt may Yên Trị chủ yếu làng nghề sản xuất hàng gia công, vải vụn thường tận dụng làm ruột gối, còn phần dư thừa được xử lý như chất thải thông thường.

Tại các làng nghề công nhân chủ yếu là người dân địa phương, không ăn nghỉ lại tại cơ sở sản xuất cho nên lượng rác thải được tính vào lượng rác trung bình tồn huyện.

Theo số liệu Phòng tài nguyên và môi trường huyện Ý Yên, lượng rác thải phát sinh tại các làng nghề và cụm công nghiệp khoảng 6,83 tấn/ngày đêm. Lượng rác thải này chủ yếu là sản phẩm cịn dư thừa từ q trình đã tận dụng làm nguyên liệu tái sử dụng trong quá trình sản xuất.

trong Bảng 20.

Bảng 20. Thành phần chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn 20

Thành phần Giấy, bìa cartong

Mùn cƣa, gỗ

Vải vụn Tre nứa Thành phần không cháy

Lượng chất thải phát sinh (tấn/ngày)

1,05 1,26 1,15 1,08 2,29

Trong q trình nghiên cứu, ngồi việc kế thừa số liệu của Phịng tài ngun và mơi trường huyện Ý Yên, trong quá trình điều tra thực địa và phỏng vấn trực tiếp khoảng 100 chủ doanh nghiệp tại các làng nghề, và một số hộ gia đình điển hình, việc phỏng vấn trực tiếp với câu hỏi ngẫu nhiên, nhằm phục vụ cho việc thu thập số liệu một cách khách quan về lượng rác thải sinh hoạt cũng như lượng rác thải trong sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

3.1.4. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Nam Định

3.1.4.1. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Với một lượng rác thải phát sinh và đang có xu hướng tiếp tục tăng lên theo thời gian, Ủy ban nhân dân huyện đã trực tiếp giao nhiệm vụ thu gom và xử lý lượng rác thải này cho Ban quản lý các Cơng trình cơng cộng huyện Ý Yên.

Với mật độ dân số đông, lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng nhiều nên đa số người dân đều sử dụng dịch vụ thu gom rác. Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý do Ban quản lý các Cơng trình cơng cộng diễn ra như sau:

a. Quá trình thu gom

Quá trình thu gom rác thải phát sinh trên địa bàn huyện do Ban quản lý các Cơng trình cơng cộng quản lý. Hàng ngày những công nhân thu gom rác đẩy các xe cải tiến, xe đẩy tay vào các hộ gia đình ở các thơn, xóm, ngõ ở thị trấn và các thơn, xóm để thu gom rác, sau đó đẩy đến các điểm tập kết tạm. Rác ở các điểm tập kết tạm sẽ được công nhân lái xe rác chở vào cuối ngày.

Ngoài ra, ở các nơi xa trung tâm được bố trí thùng rác công cộng và thu gom tập trung tại 1 điểm vào cuối ngày và chở về bãi rác của huyện để xử lý.

Ở một số xã do khá xa với trung tâm, mặt khác giao thơng khó khăn, xe cơ giới không thể vào sâu được nên lượng rác thu gom không triệt để, gây khó khăn cho hoạt động sinh hoạt của người dân.

Với tần suất thu gom 1 lần/ngày, với 2 công nhân/xe đẩy, sẽ được phân chia theo từng địa bàn.

Nhìn chung, hiện tại công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở huyện Ý Yên được thực hiện theo hình thức thu gom sơ cấp. Việc thu gom chỉ đạt hiệu quả ở các tuyến đường chính, các khu vực trung tâm xã, thị trấn, cịn các thơn, xóm có điều kiện giao thơng khó khăn thì hiệu suất thu gom rác cịn thấp, rác thải vẫn còn tồn động ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và người dân khu vực.

Tại thời điểm hiện tại, quá trình thu gom rác của Ban quản lý các Cơng trình cơng cộng huyện được thể hiện như trên Hình 13.

Hình 13. Sơ đồ thu gom rác thải tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

CTR từ hộ gia

đình CTR đường phố dịch vụ, khu công CTR từ chợ, khu nghiệp, nông nghiệp, làng nghề CTR từ cơ quan, cơng trình cơng cộng Xe đẩy tay Thùng đừng CTR công cộng Các điểm tập kết Xe cơ giới chuyên dụng

Rác thải từ nguồn phát sinh hộ gia đình, cơng sở, trung tâm thương mại, dịch vụ... được thu gom lại để trực tiếp dưới lịng đường, sau đó cơng nhân đến thu gom rác vào trong xe gom rác, tại nơi cơng cộng có thùng chứa rác 100 lít – 200 lít để thuận tiện cho quá trình thu gom của cơng nhân, sau đó được chuyển về nơi tập kết, và được xe cơ giới chuyên dụng vận chuyển về bãi rác tập trung của huyện. Tại bãi rác, rác thải được xử lý duy nhất bằng cách chôn lấp.

Qua đó thấy được, bên cạnh những mặt đạt được trong công tác thu gom rác thải của Ban quản lý, song qua thực trạng CTR tại địa bàn huyện Ý Yên thấy được, vấn đề thu gom rác thải ở đây chỉ giải quyết bước đầu mang tính chất tình thế, nhỏ lẻ, chưa triệt để, còn một số địa điểm mang tính tự phát, phương tiện thu gom cịn thiếu, số lượng cơng nhân cịn hạn hẹp, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong q trình thu gom. Do đó, để q trình thu gom rác thải diễn ra tốt, đạt hiệu quả cao Ban quản lý cũng như chính quyền địa phương cần có những giải pháp cụ thể, thích hợp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng và phương án tận dụng năng lượng tái tạo của chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện ý yên, nam định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)