Chƣơng 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Kết quả tách chiết đối với các mẫu răng và xƣơng có thời gian từ 02
3.3.5. Phân tích kết quả điện di từ thí nghiệm 10
Hình 3.12. Ảnh kết quả điện di của thí nghiệm 10 - răng số 6
- Thí nghiệm 10 đã thu được kết quả tốt, tất cả các mẫu đều có hàm lượng ADN ở mức cao, có đầy đủ các locus gen, thỏa mãn yêu cầu truy nguyên cá thể.
3.3.6. Đánh giá kết quả tách chiết ADN đối với các mẫu răng và xương có thời gian từ 02 đến 10 năm 02 đến 10 năm
- Qua kết quả của các thí nghiệm kể trên (từ thí nghiệm 6 đến thí nghiệm 10), việc tách chiết ADN đối với với các mẫu răng và xương có thời gian từ 02 đến 10 năm
tăng lượng proteinase K và thời gian ủ mẫu thì khơng thể tăng hiệu quả tách chiết, hàm lượng và chất lượng ADN thu được vẫn cịn thấp (thí nghiệm 6). Cần phải có biện pháp khác để tăng lượng ADN thu được.
- Để tăng hàm lượng và chất lượng ADN thu được thì việc tăng lượng mẫu đưa vào là cần thiết, nhưng nếu tăng gấp đôi lượng mẫu và hóa chất vào cùng một ống Eppendoft 1,5 ml (thí nghiệm 7) thì lượng ADN thu được khơng tăng, có hiện tượng vón cục khi ủ mẫu do lượng bột răng, xương quá nhiều. Thấy được nhược điểm đó, ở thí nghiệm 8, lượng bột răng, xương được tăng gấp đôi, nhưng bằng cách thực hiện như 2 thí nghiệm riêng biệt, chỉ tiến hành gộp mẫu vào lần rửa thứ 2 của bước 5, lượng hóa chất cũng được thay đổi cho phù hợp và tiết kiệm. Sở dĩ cần tiến hành gộp mẫu mà không tách riêng hẳn đến khi thu ADN là do bước 6 cần tiến hành nhanh trước khi hạt từ kịp hồi tính, gộp mẫu lại trước sẽ thu được ADN có nồng độ cao hơn (gộp mẫu trước sẽ thu được ~ 45 µl, so với khơng gộp mẫu thu được ~ 60 µl, trong khi số lượng ADN không thay đổi). Kết quả thu được ở thí nghiệm 8 đã tốt hơn hẳn so với thí nghiệm 7, hàm lượng và chất lượng ADN thu được đã cải thiện nhiều, tuy nhiên vẫn còn vài locus bị mất, cần phải tiếp tục cải tiến phương pháp tách chiết.
- Đến thí nghiệm 9, khi tăng lượng bột răng, xương được gấp ba, bằng cách thực hiện ủ mẫu riêng rẽ với nhau, gộp mẫu mẫu vào lần rửa thứ 2 của bước 5, lượng hóa chất cũng được thay đổi cho phù hợp thì kết quả thu được rất tốt, hàm lượng và chất lượng ADN thu được cải thiện hơn so với thí nghiệm 8, đặc biệt chất lương ADN thu được rất tốt (chỉ còn 1 locus bị mất). Tuy nhiên thí nghiệm 9 lại cho thấy khơng thể tiếp tục tăng lượng bột răng, xương lên nữa, vì lượng hạt từ đã quá nhiều, nếu tăng lên nữa thì khơng thể loại bỏ hết hạt từ đi được. Nhưng kết quả mà thí nghiệm 9 đạt được đã đủ để có thể sử dụng trong thực tế, thí nghiệm 10 được thực hiện để kiểm tra tính ổn định toàn bộ phương pháp và đã cho kết quả rất tốt, hoàn toàn có thể sử dụng trong các vụ án thực tế.