Lập trình hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa chính quyền và người dân trong quy hoạch sử dụng đất (Trang 57 - 60)

“Hệ thống WebGIS hỗ trợ tương tác về quy hoạch sử dụng đất” đƣợc thiết kế

xây dựng dựa trên nền tảng ứng dụng các phần mềm mã nguồn mở. Ƣu điểm của nền tảng này là có thể khả năng tận dụng đƣợc sự hỗ trợ của cộng đồng để phát triển hệ thống. Nhƣợc điểm của nó là các phần mềm mã nguồn mở thƣờng rời rạc, giao diện đơn giản. Việc lập trình hệ thống cho 1 ứng dụng WebGIS có thể coi là sự kết nối giữa các phần mềm mã nguồn mở lại với nhau thơng qua các ngơn ngữ lập trình.

Cơng việc đầu tiên của quá trình này là xây dựng cơ sở dữ liệu không gian bao gồm: Thiết kế cấu trúc CSDL không gian (các file riêng lẻ); chuyển đổi file dữ liệu vào CSDL (file sang dạng bảng); thực hiện tạo liên kết dữ liệu; viết các truy vấn TSQL (Transact-SQL) để tƣơng tác với dữ liệu.

Công việc tiếp theo là xây dựng một Web Application bao gồm giao diện, các chức năng Web, các chức năng bản đồ để tạo Map (dùng thƣ viện bản đồ Openlayers, OpenScale), dùng client Scripts (Javascript) để điều khiển tƣơng tác với ngƣời dùng, dùng Server Scipts (Asp.NET) để xử lý tƣơng tác từ ngƣời dùng (truy vấn, chỉnh sửa đối tƣợng,..).

Với mục tiêu của WebGIS hƣớng tới sẽ nhƣ một công cụ phổ biến thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời là công cụ thu thập ý kiến của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ khi cần thiết nên đòi hỏi Website phải có giao diện thân thiện, cơng cụ tra cứu thông tin và tham vấn ý kiến dễ sử dụng mà đảm bảo đƣợc tính đầy đủ của thơng tin và tính hiệu quả của hệ thống. Định dạng của trang web đƣợc cấu hình trong các file _Layout.cshtml trong thƣ mục ....\Views\Shared, style.css trong thƣ mục ...\assets\v1.

Hình 2.13: Thiết lập giao diện trang Web

Cơng đoạn cuối cùng của việc xây dựng một WebGIS là tạo các chức năng bản đồ dƣới dạng các dịch vụ (services), công bố services (publish services), triển khai ứng dụng và chia sẻ hệ thống qua mạng Internet (LAN, WAN,...).

Các lớp dữ liệu bản đồ đƣợc nhập vào cơ sở dữ liệu PostgreSQL sẽ đƣợc hiển thị trong GeoServer và đƣợc sử dụng giống nhƣ các shapefile. Mỗi bảng sẽ tƣơng ứng với một lớp (layer). Dữ liệu trong GeoServer sử dụng chuẩn giao thức đƣợc thiết lập bởi OGC để tạo thành các dịch vụ bản đồ (WMS) nhằm hỗ trợ các yêu cầu (request) về bản đồ nền. Các services này dùng để trích xuất thơng tin các đối tƣợng (vector) làm đầu vào cho các cơng cụ hiển thị bản đồ.

Hình 2.14: Các lớp dữ liệu bản đồ được cấu hình trong GeoServer tạo ra các WMS

Hình 2.16: Xây dựng các mẫu phiếu tham vấn ý kiến

Khi “Hệ thống WebGIS hỗ trợ tương tác về quy hoạch sử dụng đất” đƣợc đƣa vào sử dụng thì hệ thống phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu của các nhóm ngƣời dùng bao gồm ngƣời dùng chung (khách), chuyên viên chuyên trách và quản trị hệ thống. Ngƣời dùng chung sẽ tra cứu đƣợc các thơng tin, gửi ý kiến đóng góp của mình về các thơng tin liên quan tới quy hoạch sử dụng đất. Trong khi đó, chuyên viên chuyên trách phải cập nhật các thông tin liên quan tới QH, KHSDĐ, thu thập, tổng hợp và phản hồi các ý kiến tham vấn; còn quản trị hệ thống phải quản lý và phân quyền đƣợc cho ngƣời sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa chính quyền và người dân trong quy hoạch sử dụng đất (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)