Diện tích, cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 quận Nam Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa chính quyền và người dân trong quy hoạch sử dụng đất (Trang 69)

STT Chỉ tiêu HTSDĐ năm 2010 QHSDĐ năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 3.227,46 100,00 3.227,46 100,00 1 Đất nông nghiệp 1.194,92 37,02 178,91 5,54 1.1 Đất lúa nƣớc 525,71 16,29 108,02 3,35 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 442,05 13,70 24,90 0,77 1.4 Đất trồng cây lâu năm 157,44 4,88 23,43 0,73 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản 38,62 1,20 7,52 0,23 1.10 Đất nông nghiệp khác 31,11 0,96 15,05 0,47

2 Đất phi nông nghiệp 2.010,56 62,30 3.036,11 94,07 2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 129,97 4,03 134,70 4,17 2.2 Đất quốc phòng 69,50 2,15 187,48 5,81 2.3 Đất an ninh 39,15 1,21 40,00 1,24 2.4 Đất khu công nghiệp 25,90 0,80 27,90 0,86 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 115,92 3,59 186,05 5,76 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 5,95 0,18 5,95 0,18 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản - - - - 2.8 Đất di tích danh thắng 12,70 0,39 12,70 0,39 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải 10,61 0,33 23,78 0,74 2.10 Đất tơn giáo, tín ngƣỡng 10,92 0,34 11,74 0,36 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 39,70 1,23 44,74 1,39 2.12 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng 51,96 1,61 39,44 1,22 2.13 Đất sông, suối 51,35 1,59 51,35 1,59 2.14 Đất phát triển hạ tầng 860,02 26,65 1.281,16 39,70

1 Đất giao thông 416,03 12,89 540,97 16,76

2 Đất thuỷ lợi 87,76 2,72 147,90 4,58

STT Chỉ tiêu HTSDĐ năm 2010 QHSDĐ năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

4 Đất cơng trình bưu chính viễn thơng 6,08 0,19 6,89 0,21

5 Đất cơ sở văn hóa 121,82 3,77 71,28 2,21

6 Đất cơ sở y tế 3,99 0,12 17,90 0,55

7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 80,28 2,49 302,90 9,39

8 Đất cơ sở thể dục - thể thao 135,15 4,19 181,97 5,64

9 Đất cơ sở dịch vụ về xã hội 0,98 0,03 0,98 0,03

10 Đất chợ 6,53 0,20 8,98 0,28

2.15 Đất phi nông nghiệp khác 5,29 0,16 106,16 3,29 2.16 Đất ở tại đô thị 581,63 18,02 882,96 27,36

3 Đất chƣa sử dụng 21,98 0,68 12,44 0,39 Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại theo hiện trạng năm 2010 là 442,05 ha. Trong kỳ quy hoạch giảm 417,14 ha do chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp. Đến năm 2020, diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại của quận là 24,90 ha, chiếm 0,77% diện tích tự nhiên.

Hiện trạng đất trồng cây lâu năm 2010 là 157,44 ha, chiếm 4,88% diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch đất trồng cây lâu năm giảm 134,01 ha do chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp. Nhƣ vậy đến năm 2020, diện tích đất trồng cây lâu năm có 23,43 ha, chiếm 0,73% diện tích tự nhiên.

Hiện trạng đất ni trồng thủy sản năm 2010 là 38,62 ha, chiếm 1,20% diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch đất ni trồng thủy sản giảm 31,10 ha so với hiện trạng do chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp. Nhƣ vậy, đến năm 2020 diện tích đất ni trồng thủy sản của quận là 7,52 ha, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên.

Các loại đất nông nghiệp khác hiện trạng năm 2010 là 31,11 ha, chiếm 0,96% diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch giảm 16,06 ha do chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp. Đến năm 2020 diện tích đất nơng nghiệp khác của quận là 15,05 ha, chiếm 0,47% diện tích tự nhiên.

2. Đất phi nông nghiệp

Hiện trạng năm 2010 là 2.010,56 ha, chiếm 62,30 % diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch tăng 1.025,54ha so với hiện trạng. Nhƣ vậy đến năm 2020, diện tích đất phi nơng nghiệp của quận là 3.036,11 ha, chiếm 94,07% diện tích tự nhiên. Đây là xu thế tất yếu, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong giai đoạn chuyển mình từ một huyện ven đơ thành một trung tâm kinh tế - chính trị của thành phố Hà Nội.

Trong nhóm đất phi nơng nghiệp, diện tích các loại đất tăng khơng đồng đều, có loại đất khơng tăng, có loại đất bị giảm diện tích. Các loại đất có cơ cấu sử dụng đất tăng dƣới 1% so với cơ cấu sử dụng đất hiện trạng đất năm 2010, bao gồm: đất tơn giáo, tín ngƣỡng tăng 0,02%; đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp tăng 0,14%; đất an ninh tăng 0,03%; đất khu công nghiệp tăng 0,06%; đất xử lý chất thải tăng 0,41%; đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 0,16%. Các loại đất có cơ cấu sử dụng đất tăng hơn 2% so với cơ cấu sử dụng đất hiện trạng đất năm 2010, bao gồm: đất quốc phòng tăng 3,66%; đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 2,17%. Một số loại đất có diện tích khơng tăng khơng giảm so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010: đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất di tích danh thắng. Loại đất duy nhất trong nhóm đất phi nơng nghiệp bị giảm là đất có mặt nƣớc chuyên dùng, đến năm 2020 diện tích đất có mặt nƣớc chun dùng của quận là 51,96 ha, chiếm 1,61% diện tích đất tự nhiên, giảm 12,52 ha so với hiện trạng.

Nhóm đất phát triển hạ tầng là nhóm đất có sự phát triển nhanh nhất về diện tích. Hiện trạng đất phát triển hạ tầng năm 2010 là 860,02 ha, chiếm 6,65% diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch đất phát triển hạ tầng tăng thêm 421,15 ha so với hiện trạng. Nhƣ vậy đến năm 2020 đất phát triển hạ tầng của quận là 1.281,16 ha, chiếm 39,70% diện tích tự nhiên. Cụ thể: đất giao thông là 540,97 ha, tăng 124,94 ha so với hiện trạng; đất thủy lợi là 147,90 ha, tăng 60,14 ha so với hiện trạng, diện tích đất thủy lợi tăng chủ yếu do xây dựng các cụm cơng trình đầu mối và các hồ điều hịa; diện tích đất cơ sở văn hóa là 71,28 ha, chiếm 2,21% diện tích tự nhiên, giảm 50,50 ha so với hiện trạng; diện tích đất cơ sở tế là 17,90 ha, chiếm 0,55%

diện tích tự nhiên; diện tích đất giáo dục đào tạo là 302,90 ha, chiếm 9,39% diện tích tự nhiên; diện tích đất cơ sở thể dục – thể thao là 181,97 ha, chiếm 5,64% diện tích tự nhiên; đất chợ có diện tích 8,98 ha, tăng 2,45 ha so với hiện trạng.

Hiện trạng đất phi nông nghiệp khác năm 2010 là 5,29 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch tăng thêm 100,87 ha so với hiện trạng (quỹ đất chủ yếu là quy hoạch Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia 88,99 ha trên địa bàn phƣờng Mễ Trì và Trung Văn). Nhƣ vậy đến năm 2020 diện tích phi nơng nghiệp khác là 106,16 ha, chiếm 3,29% diện tích tự nhiên.

Hiện trạng đất ở tại đô thị năm 2010 là 581,63 ha, chiếm 18,12% diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch tăng thêm 301,32 ha so với hiện trạng. Nhƣ vậy đến năm 2020 diện tích đất ở đơ thị là 882,96 ha, chiếm 27,36% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung, phƣơng án QHSDĐ đến năm 2020 của quận Nam Từ Liêm đã đáp ứng đƣợc cơ cấu kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận đã xây dựng, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Hiệu quả kinh tế và sử dụng đất cao khi chuyển diện tích đất nơng nghiệp phù hợp sang phát triển đô thị, dịch vụ. Đối với diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cịn lại tập trung đầu tƣ chiều sâu, đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng với chất lƣợng tốt. Việc hình thành các cơ sở dịch vụ sẽ phát triển gắn liền với các khu đô thị mới, các khu dân cƣ tập trung… nhằm tạo nên sự phát triển hài hoà giữa các mục tiêu phát triển KTXH, nâng cao khả năng phục vụ và nhu cầu hƣởng thụ của nhân dân. Đất sản xuất nơng nghiệp cịn lại đƣợc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng thâm canh cao, sử dụng các biện pháp sinh học trong canh tác nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trƣờng, sử dụng đất bền vững. Đối với các khu đô thị quy hoạch mới, các khu dân cƣ đƣợc chỉnh trang lại cần bố trí đủ quỹ đất để xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trƣờng sống của cộng đồng dân cƣ. Khai thác hợp lý đất chƣa sử dụng để đƣa vào sử dụng cho các mục đích phi nơng nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế đến mức thấp nhất việc để đất trống, bỏ hoang hố nhằm cải thiện mơi trƣờng [20].

3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu

Các dữ liệu đầu vào thu thập đƣợc đóng một vai trị hết sức quan trọng trong công tác quản lý các thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các dữ liệu này đƣợc lƣu trữ dƣới nhiều định dạng khác nhau nhƣ: Autocad (.dwg), Microstation (.dgn). Vì vậy cần phải chuyển đổi, xử lý chúng về cùng một khuôn dạng chuẩn theo mơ hình đã thiết kế, để sau đó cập nhật vào cơ sở dữ liệu để đảm bảo cho việc tích hợp, xử lý và khai thác một cách tốt nhất.

Dữ liệu của hệ thống bao gồm dữ liệu về khơng gian và thuộc tính, đƣợc chia làm 2 nhóm chính: dữ liệu nền, dữ liệu chun đề đất đai.

Hình 3.2: Các lớp dữ liệu được chuẩn hóa dưới dạng shapefile (.shp)

3.2.1 Dữ liệu nền

 Lớp dữ liệu địa giới hành chính cấp phƣờng/xã.  Lớp dữ liệu địa giới hành chính cấp quận/huyện.

Hai lớp dữ liệu này đƣợc chuẩn hóa từ Bản đồ hành chính tỷ lệ 1/2000 định dạng Microstation (.dgn) và bổ sung thơng tin thuộc tính theo nhƣ cấu trúc đã thiết kế trong CSDL.

3.2.2 Dữ liệu chuyên đề

Dữ liệu chuyên đề về đất đai đƣợc thu thập từ các bản đồ:

 Bản đồ QHSDĐ quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2010 đến 2020 đƣợc lƣu ở định dạng của Microstation (.dgn);

 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2015 đƣợc lƣu ở định dạng Microstation (.dgn);

 Bản đồ quy hoạch chi tiết phân khu H2-2 định dạng Autocad (.dwg)  Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2018.

Các lớp dữ liệu bản đồ thu thập đƣợc, đã đƣợc chuẩn hóa về định dạng shapefile (.shp) bằng phần mềm ArcGIS, chuẩn hóa về cấu trúc, chuẩn hóa về nội dung và đƣợc import vào CSDL PostgreSQL bằng phần mềm QGIS. Dữ liệu này sẽ đƣợc cấu hình hiển thị trong GeoServer tạo thành các dịch vụ bản đồ trực tiếp đƣa lên hệ thống, cung cấp thông tin cho ngƣời dùng. Tên các lớp dữ liệu chuyền đề gồm cả thông tin khơng gian và thuộc tính trong hệ thống bao gồm: quyhoachsudungdat, hientrangsudungdat, phankhuh22.

Một nội dung quan trọng của “Hệ thống WebGIS hỗ trợ tương tác về quy hoạch sử dụng đất” là thăm dò ý kiến của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cộng

đồng dân cƣ về các thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phƣơng. Những thông tin này đƣợc tạo ra khi ngƣời dùng tƣơng tác trực tiếp với hệ thống, chúng sẽ đƣợc cập nhật trực tiếp vào CSDL và đƣợc lƣu trữ trong bảng dữ liệu có tên thamvanykien theo cấu trúc đã đƣợc xây dựng sẵn phù hợp với việc lấy ý kiến đóng góp thơng qua các mẫu phiếu đƣợc lập trên giao diện website. Các thông tin thu thập có ý nghĩa sẽ đƣợc thu thập, xử lý, đánh giá và tổng hợp nhằm hỗ trợ ra quyết định cho các nhà quy hoạch trong công tác lập QH, KHSDĐ sao cho hợp lý, đảm bảo sử dụng tài nguyên đất hiệu quả.

3.3 Thử nghiệm hệ thống

3.3.1. Giao diện sử dụng chung

Sau khi cài đặt, “Hệ thống WebGIS hỗ trợ tương tác về quy hoạch sử dụng đất” có giao diện tổng thể nhƣ hình 3.3 dƣới đây.

Hệ thống gồm 5 trang: trang chủ, trang thông tin quy hoạch, trang tham vấn ý kiến, trang liên hệ và trang quản trị. Trong đó, Thơng tin quy hoạch và Tham vấn ý

kiến là 2 trang chính của hệ thống.

Hình 3.3: Giao diện của Trang chủ trong hệ thống WebGIS

Phần bản đồ Google Map đƣợc dùng để làm bản đồ nền cho giao diện chính của trang Thơng tin quy hoạch. Các bản đồ chuyên đề đƣợc xây dựng từ dữ liệu thu thập, khảo sát tại địa phƣơng nhƣ: Bản đồ hành chính; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Các công cụ tƣơng tác với bản đồ đƣợc bố trí bên trái, đảm bảo cho phần bản đồ đƣợc rộng nhất, thao tác thuận tiện nhất. Ngƣời dùng có thể phóng to thu nhỏ bản đồ, xem thơng tin hoặc mở rộng tồn màn hình cho bản đồ bằng các công cụ đã đƣợc cung cấp sẵn, hoặc có thể sử dụng nút cuộn chuột (hình 3.4).

Hình 3.4: Giao diện của trang Thơng tin quy hoạch

Cịn ý kiến đóng góp của ngƣời dân về các phƣơng án QH, KHSDĐ và các đối tƣợng quy hoạch cụ thể sẽ đƣợc gửi tới cơ quan chức năng bằng cách điền các ý kiến của mình vào mẫu phiếu online đã đƣợc tạo sẵn trên trang Tham vấn ý kiến.

Trên trang này, ngƣời dùng cịn có thể xem đƣợc kết quả tổng hợp của việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cƣ theo các nội dung chính và một số ý kiến thắc mắc của ngƣời dân đã đƣợc chính quyền giải đáp qua hệ thống. Chuyên viên chuyên trách sẽ có vai trị thu thập, phản hồi và tổng hợp lại các ý kiến tham vấn, tạo báo cáo phục vụ cho việc hồn thiện phƣơng án QH, KHSDĐ thơng qua sự phân quyền của quản trị cao nhất (hình 3.5).

3.3.2. Quy trình thử nghiệm

Để kiểm tra các chức năng của hệ thống, khả năng đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phát hiện những vấn đề cần sửa chữa, bổ sung, hệ thống đƣợc đƣa vào triển khai thử nghiệm với quy trình sau:

- Giới thiệu tổng quan: về mục đích, ý nghĩa khi xây dựng hệ thống; giới thiệu

sơ bộ các chức năng chính của hệ thống.

- Hướng dẫn sử dụng: cung cấp bản mô tả hƣớng dẫn sử dụng các công cụ

chức năng của hệ thống để tra cứu thông tin, xem nội dung thông tin cần thiết và cách điền vào mẫu phiếu đóng góp ý kiến, gửi ý kiến tham vấn. - Khuyến khích người dùng làm quen và sử dụng phần mềm: theo 3 nhóm đối

tƣợng: ngƣời dùng khơng đăng nhập, ngƣời dùng đăng nhập vào hệ thống, và quản trị viên, quản trị hệ thống; đa dạng tƣơng tác trực tiếp với hệ thống. Chọn 2 cán bộ quản lý đất đai của Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng quận Nam Từ Liêm để hƣớng dẫn chức năng quản trị hệ thống, quản trị viên vào công tác quản lý nghiệp vụ tại địa phƣơng trong thời gian thử nghiệm. Đồng thời, cố gắng mời và khuyến khích ngƣời dân cùng một số doanh nghiệp sử dụng hệ thống và đƣa ra ý kiến của mình.

- Thu thập ý kiến đánh giá hệ thống qua phiếu đánh giá: những ngƣời tham

gia thử nghiệm hệ thống sẽ đƣợc phát phiếu đánh giá chuẩn bị sẵn (Phụ lục 4). Họ sẽ điền các ý kiến của mình vào mẫu phiếu nhằm đánh giá sự đáp ứng của hệ thống đối với yêu cầu cung cấp thơng tin, thăm dị ý kiến trực tuyến; về yêu cầu quản lý nghiệp vụ của công tác quản lý các thông tin quy hoạch sử dụng đất; về giao diện và các chức năng của hệ thống.

- Tổng hợp ý kiến: Tổng hợp lại các ý kiến của ngƣời dùng từ các mẫu phiếu

đã thu thập đƣợc, đánh giá các ý kiến về hệ thống WebGIS đã đƣợc triển khai.

“Hệ thống WebGIS hỗ trợ tương tác về quy hoạch sử dụng đất” đƣợc thử nghiệm cài đặt trên máy chủ là một máy tính để bàn có kết nối Internet, có năng lực xử lý tƣơng đối cao để phục vụ yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên từ các

máy tính của ngƣời dùng. Sau khi cài đặt xong, ngƣời dùng có thể truy cập vào trang web để khai thác các chức năng cũng nhƣ thông tin của hệ thống.

3.3.3. Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa chính quyền và người dân trong quy hoạch sử dụng đất (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)