Thẩm định phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định moxifloxacin bằng phương pháp quang phổ huỳnh quang vật chất 604401 (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 : THỰC NGHIỆM

2.6. Thẩm định phương pháp

2.6.1. Độ đặc hiệu

Độ đặc hiệu là khả năng phát hiện được chất phân tích khi có mặt các tạp chất khác như các tiền chất, các chất chuyển hóa, các chất tương tự, tạp chất... Cụ thể, trong phép phân tích định tính đó là phải chứng minh được kết quả là dương tính khi có mặt chất phân tích, âm tính khi khơng có mặt nól. Trong phép phân tích định lượng, là khả năng xác định chính xác chất phân tích trong mẫu khi bị ảnh hưởng của tất cả các yếu tố khác, nhằm hướng đến kết quả chính xác.

Tính đặc hiệu thường liên quan đến việc xác định chỉ một chất phân tích.

2.6.2. Khảo sát khoảng tuyến tính

Khoảng tuyến tính của phương pháp phân tích được xác định bằng cách nới rộng các nồng độ ở điểm trên và điểm dưới của đường chuẩn cho đến khi tương quan giữa nồng độ và cường độ huỳnh quang khơng cịn tuyến tính nữa. Tiến hành làm các thì nghiệm như sau:

Lấy vào bình định mức dung tích 5-mL lần lượt các dung dịch sau: 150µl dung dịch Eu3+ nồng độ 110-3M; 0,5ml dung dịch đệm Tris-HCl có pH = 9,3; 25µl dung dịch SBDS nồng độ 710-3M và thay đổi các giá trị nồng độ MOX từ 0 – 2,8.10-5 M, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất rồi lắc đều. Để yên các dung dịch trong khoảng 30 phút rồi tiến hành đo và ghi phổ huỳnh quang với dung dịch so sánh là nước cất. Xây dựng đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa nồng độ MOX và cường đô

huỳnh quang I. Từ đó xác định được phương trình đường chuẩn I = KC (với K = const).

2.6.3. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

Giới hạn phát hiện (LOD) là nồng độ mà tại đó giá trị xác định được lớn hơn độ không đảm bảo đo của phương pháp. Đây là nồng độ thấp nhất của chất phân tích trong mẫu có thể phát hiện được nhưng chưa thể định lượng được (đối với phương pháp định lượng).

Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử mà ta có thể định lượng bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả có độ chụm mong muốn. LOQ chỉ áp dụng cho các phương pháp định lượng.

2.6.4. Độ chụm (độ lặp lại) của phương pháp

Độ lặp lại đặc trưng cho mức độ gần nhau giữa các giá trị riêng lẻ xi khi tiến hành trên các mẫu thử giống hệt nhau, bằng cùng một phương pháp phân tích, trong cùng điều kiện thí nghiệm (cùng người phân tích, trang thiết bị, phịng thí nghiệm) trong các khoảng thời gian ngắn. Do vậy cịn gọi là độ chính xác trong phịng thí nghiệm .

- Độ lặp lại của phương pháp được xác định qua độ lệch chuẩn (SD) và độ lệch chuẩn tương đối (RSD%) theo các công thức sau:

𝑆𝐷 = √∑(𝑥𝑖 − 𝑥̅)2 𝑛 − 1 (2.1) 𝑅𝑆𝐷 (%) =𝑆𝐷 𝑥̅ . 100 (2.2) Trong đó: SD : Độ lệch chuẩn

𝑥𝑖 : Giá trị tính được của lần thử nghiệm thứ i

n : số lần phân tích lặp

2.6.5. Độ đúng (độ thu hồi) của phương pháp

Độ đúng chỉ mức độ gần nhau giữa các giá trị trung bình của dãy lớn các kết quả thí nghiệm và các giá trị quy chiếu được chấp nhận. Do đó, thước đo độ đúng thường được đánh giá qua sai số tương đối hay bằng phương pháp xác định độ thu hồi:

𝐻(%) =𝐶𝑡𝑡

𝐶𝑙𝑡× 100 (2.3)

Trong đó:

H: hiệu suất thu hồi (%)

𝐶𝑡𝑡: Nồng độ thực tế của chất phân tích thu được sau thêm chuẩn

𝐶𝑙𝑡 : Nồng độ lý thuyết của chất phân tích tính được sau thêm chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định moxifloxacin bằng phương pháp quang phổ huỳnh quang vật chất 604401 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)