Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của xã Minh Khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã minh khai huyện hoài đức TP hà nội (Trang 32 - 34)

TT Ngành kinh tế

Gía trị sản xuất

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

1 Công nghiệp – Xây dựng 151,6 76,2

2 Thương mại – Dịch vụ 36,0 18,1 3 Nông nghiệp 11,40 5,7

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Minh Khai năm 2010

 Tình hình phát triển nơng nghiệp

Công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ trên địa bàn xã phát triển khá nhanh, thu hút số lượng lao động lớn, đồng thời do giá trị kinh tế đóng góp khơng lớn dẫn đến ngành nơng nghiệp của xã chỉ chiếm vị trí thứ yếu trong cơ cấu kinh tế của Minh Khai. Thực tế, số hộ sản xuất nông nghiệp của xã không nhiều, đa số đều chuyển sang hoạt động chủ yếu trong các nhóm ngành thuộc khu vực cơng nghiệp và thương mại dịch vụ, song vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp dù không xác định là ngành sản xuất chính phục vụ đời sống.

Với nguyên nhân trên do đó, ngành nơng nghiệp của xã tương đối đơn điệu, chủ yếu cây trồng là lúa, ngô, khoai lang và một số các loại cây trồng khác. Năm 2010 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 107,6 ha, sản lượng lúa đạt 650,0 tấn; các loại cây rau màu như ngô, khoai lang,…hay cây ăn quả được trồng không ổn định và phân tán, sản lượng chưa cao, tỷ lệ sản phẩm nông sản hàng hóa thấp. Đối với ngành chăn ni, chủ yếu là chăn ni lợn, bị và gà. Tổng đàn lợn trong xã là 4.267 con, đàn gà có 7.770 con; Đàn bị có 80 con, đàn trâu có 20 con.

Trên địa bàn xã, một số hộ dân có nguyện vọng phát triển kinh tế hàng hóa nơng nghiệp với quy mô vừa và lớn nhưng còn gặp khó khăn trong cơng tác dồn điền đổi thửa tạo mặt bằng sản xuất.

 Tình hình phát triển CN – XD

Các ngành cơng nghiệp – xây dựng của xã Minh Khai chủ yếu là xây dựng và tiểu thủ công nghiệp như sản xuất bánh kẹo, miến dong, tinh bột, bún phở khô, đồ gỗ… Các ngành trên mang lại thu nhập cao, thu hút lực lượng lao động lớn đồng thời cũng là nhóm ngành đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã. Tuy nhiên, một thực tế cịn tồn tại trong nhóm ngành trên là quy mơ sản xuất cịn mang tính chất hộ gia đình, sản xuất ngay trong khu dân cư trong khi đặc thù của sản xuất bánh kẹo, miến dong… là nhu cầu sử dụng nước cao, diện tích mặt bẳng sản xuất chế biến lớn. Điều này đã dẫn đến việc không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã, đặc biệt khi bước vào vụ sản xuất chính.

 Tình hình thương mại, dịch vụ, du lịch

Thương mại, dịch vụ đã và đang phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2010 đạt 36,0 tỷ đồng, chiếm 18,1 % tổng GTSX toàn xã. Các hoạt động thương mại ở Minh Khai chủ yếu tại gia đình và các chợ vùng lân cận. Năm 2010 tồn xã có 550 lao động tham gia kinh doanh thương mại, chiếm 18,33 % số lao động toàn xã.

Ngành thương mại - dịch vụ ở Minh Khai phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng do cơ sở hạ tầng thương mại đặc biệt là hệ thống chợ chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh thương mại và dịch vụ của nhân dân.

 Cơ cấu lao động

Tính đến năm 2010, tồn xã có 1.347 hộ, trong đó có 343 hộ nơng nghiệp và 1.004 hộ phi nơng nghiệp; dân số tồn xã là 5.432 người, với tỉ lệ tăng dân số 1,89 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã minh khai huyện hoài đức TP hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)