Hoa gió các tháng tại trạm đảo Bạch Long Vỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và hoạt động khai thác tới nguồn lợi cá rạn san hô ở vùng biển ven đảo bạch long vỹ (Trang 44 - 46)

Trong khoảng thời gian quan trắc khoảng 20 năm (1982-2002), tốc độ gió trung bình của các tháng gió mùa Tây Nam 5,5 m/s và tháng 6 có vận tốc cực đại đạt 7,0 m/s. Từ tháng 4 đến tháng 8 thịnh hành gió hướng Nam và chếch Nam, do mùa này tâm áp thấp Ấn Độ phát triển và mở rộng phạm vi tới Vịnh Bắc Bộ. Tháng 4, hướng gió Đơng Nam thịnh hành, tốc độ gió trung bình 6,0 m/s. Tháng 6 đến tháng 8 hướng chủ đạo là Nam và Tây Nam. Rõ rệt nhất vào tháng 7, tần suất hai hướng gió này đạt 67%. Tháng 8 gió Tây Nam bắt đầu suy giảm [13].

3.1.1.4. Bão và thời tiết đặc biệt

Mùa bão ở Bạch Long Vỹ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Theo số liệu thống kê từ năm 1980 đến năm 2010 có 25 cơn bão đổ bộ vào Bạch Long Vỹ. Tháng có bão nhiều nhất là tháng 7 (8 cơn bão), tháng 8 có 7 cơn. Tống số ngày

có bão lớn nhất là tháng 7 (17 ngày). Năm 2005 và 2009 có nhiều bão nhất (4 cơn bão). Mỗi tháng có 2-3 ngày dơng, nhiều nhất vào tháng 8 và tháng 9. Sương mùa tập trung vào mùa đơng, trung bình có 24 ngày trong năm. Đặc biệt cuối đơng có nhiều mưa phùn, mỗi tháng có 5 - 10 ngày. Hàng năm có khoảng 30 đợt gió màu Đơng Bắc tràn qua với sức gió mạnh cấp 9, cấp 10 [13].

3.1.1.5. Mưa

Bạch Long Vỹ có lượng mưa thấp so với ven bờ Vịnh Bắc Bộ, trung bình năm chỉ đạt 1.031mm phân bố không đều trong năm, từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 83% cả năm, từ tháng 12 đến tháng 4 lượng mưa chỉ khoảng 17% lượng mưa cả năm.

Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 208 mm, thấp nhất vào tháng 12 (21,7mm). Tổng thời gian mưa cả năm trung bình là 107 ngày nhiều nhất vào tháng 8 khoảng 11 ngày, thấp nhất là vào tháng 12 khoảng 7 ngày [13].

Tổng lượng mưa năm của các thời kỳ 1980-1989; 1990-1999 và 2010 lần lượt là có giá trị 1113,1mm; 1035,1mm và 1195,7mm thể hiện xu thế tăng nhẹ nhưng khơng có biến động lớn.

3.1.2. Các yếu tố môi trường, sinh thái đặc trưng tại vùng biển nghiên cứu

3.1.2.1. Đặc điểm phân bố và biến trình nhiệt độ nước biển a. Nhiệt độ nước biển

Để đi đến kết luận về tính chất của mơi trường nước biển và các quá trình vật lý xảy ra ở lớp trên của nó thì việc trước tiên cần nghiên cứu đó là vấn đề về biến động theo thời gian và đặc trưng cấu trúc của trường nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ nước biển là một trong những tham số môi trường cơ bản và có quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tập tính của cá như mùa vụ sinh sản, khả năng bắt mồi, di cư, tụ đàn…cũng như các quá trình trao đổi chất và sinh trưởng [7].

Biến trình nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm trong tồn vùng biển nghiên cứu cho thấy: Nhiệt độ nước biển bề mặt dao động trong khoảng 19,00C đến 29,70C, nhiệt độ trung bình là 25,70C.

Nước biển bề mặt tồn vùng có xu hướng thấp vào tháng 1 (21,10C) và cao nhất vào tháng 7 (28,90C) sau đó giảm mạnh vào tháng 12 (25,10C). Như vậy kiểu biến trình của nhiệt độ nước biển tronng vùng biển nghiên cứu tương tự như kiểu biến đổi của nhiệt độ khơng khí (Hình 16)

Nhệt độ nước biển tầng đáy dao động trong khoảng 17,20C - 29,70C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 và tháng 3 và cao vào các tháng (tháng 6, tháng 7). Nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy dao động cùng pha với nhau và nhiệt độ giảm từ mặt tới đáy. Chu kỳ này được lặp lại vào các năm tiếp theo (Hình 17).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và hoạt động khai thác tới nguồn lợi cá rạn san hô ở vùng biển ven đảo bạch long vỹ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)