Chênh lệch độ muối (‰) trung bình nhiều năm tầng mặt, tầng đáy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và hoạt động khai thác tới nguồn lợi cá rạn san hô ở vùng biển ven đảo bạch long vỹ (Trang 60 - 62)

3.2. Quan hệ cá rạn san hô với các yếu tố môi trƣờng ở Bạch Long Vỹ.

3.2.1. Đặc điểm phân bố và biến động nguồn lợi cá rạn BLV

+ Thành phần loài và tỉ lệ sản lượng đánh bắt: Tổng hợp kết quả khảo sát

của các chuyến điều tra từ trong thời gian 10 năm (2006 - 2015) ở vùng biển nghiên cứu đã xác định được có 187 lồi cá rạn san hơ thuộc 95 giống và 48 họ, loài cá rạn chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác là cá bánh đường (Evynnis cardinalis) chiếm

9,13% (470 con) tổng số loài cá rạn. Tiếp đến là cá trác (Priacanthus

macracanthus) chiếm 6,78% (349 con), và cá bò giấy hay cá bò một gai lưng

(Aluterus monoceros) chiếm 6,68% (344 con) trong tổng số lượng loài cá rạn. Kết quả phân tích số liệu (Bảng 8) đã xác định được số lượng họ, giống, loài theo tháng trong thời gian nghiên cứu nhận thấy vào các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 số lượng xuất hiện các loài nhiều hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 10 có thành phần lồi đa dạng nhất với 117 loài thuộc 69 giống nằm trong 41 họ. Tháng 3, bắt gặp số lượng lồi ít nhất với 10 loài thuộc 10 giống nằm trong 10 họ.

Bảng 8. Số lƣợng họ, giống, loài bắt gặp ở vùng biển nghiên cứu

Thời gian Họ Giống Loài Loài chiếm ƣu thế

Tháng 1 34 55 98 Aluterus monocer Tháng 2 10 10 10 Tháng 3 4 4 5 Tháng 4 34 52 89 Evynnis cardinalis Tháng 5 21 31 43 Evynnis cardinalis Tháng 6 16 20 24 Evynnis cardinalis Tháng 7 35 56 97 Aluterus monoceros, Priacanthusmacracanthus Tháng 8 17 22 29 Evynnis cardinalis

Tháng 9 - - - Khơng có lồi nào

Tháng 10 41 69 117 Evynnis cardinalis

Aluterus monoceros

Tháng 11 20 26 32 Terapon theraps

Tháng 12 17 22 29 Carangoidesmalabaricus

Evynnis cardinalis

+ Năng suất đánh bắt: Nguồn lợi đánh bắt cá rạn san hô biến động khá mạnh

theo thời gian và biên độ dao động lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất trung bình chung ở vùng biển nghiên cứu là 1,9 (kg/h). Năng suất trung bình đạt cao nhất vào năm 2012 và 2014, năm 2012 có năng suất cao vào tháng 4 đạt 7,02 (kg/h) và tháng 7 đạt 5,38 (kg/h). Năm 2014, tháng 4 đạt 4,7 (kg/h) và tháng 7 đạt 6,8

(kg/h). Năm 2015, năng suất trung bình giảm mạnh chỉ đạt 1,1(kg/h) vào tháng 4 và đạt 0,3 (kg/h) vào tháng 7 (Hình 29).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường và hoạt động khai thác tới nguồn lợi cá rạn san hô ở vùng biển ven đảo bạch long vỹ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)