Giải pháp thích ứng của vùng ven biển với NBD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam001 (Trang 73 - 78)

Bảo vệ Di dời Thích nghi

- Cơng trình cứng: đê, tường chắn, rào chắn thủy

triều;

- Cơng trình mềm:phục hồi,tái tạo cồn cát, đầm lầy,

bồi đắp bãi biển;

- Lựa chọn truyền thống:

tường chắn bằng gỗ, đá, lá

dừa; trồng rừng.

- Thiêt lập vùng phía sau;

- Di dời các cơng trình có

nguy cơ bị đe dọa;

- Giảm dần việc phát triển

ở những vùng trống;

- Tạo tầng đệm ở vùngcao;

- Di dờicơng trình phụ.

-Hệ thơng cảnh báo ditảnsớm;

-Bảo hiểm rủi ro;

-Biện pháp nông nghiệp mới

-Quy tắc xây dựng mới;

-Cải thiện hệ thống thốtnước;

-Khử muối.

Giải pháp thíchnghi:

Để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân vùng ven biển do tác động của NBD cần phải thực hiện tổng hợp nhóm giải pháp xây dựng các định hướng hành động thích nghi với phát triển vùng ven biển này. Định hướng hành động thích nghi với phát triển được thực hiện thông qua một số giải pháp cụ thể sau:

1) Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH

Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH phải được thực hiện cho các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn gắn kết với việc xem xét, tính tốn một cách đầy đủ nguy cơ NBD gây ngập cả về diện lẫn mức độ ngập.

Trong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch phát triển cần chú trọng đến việc bố trí các hạng mục quy hoạch như:

của BĐKH và NBD trong tương lai để có thể bố trí vùng hợp lý, tránh bố trí các vùng phát triển tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt do NBD;

− Các cơng trình, các khu dân cư xây dựng mới trong và ngồi đê hiện có cần được lựa chọn vị trí xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với các mức ngập lụt trong từng thập kỷ;

− Xem xét khả năng và có kế hoạch nâng cấp hoặc di dời các cơng trình, các khu dân cư hiện tại ra khỏi các vùng bị ngập do NBD;

− Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi chi tiết cho từng huyện, thành phố trong vùng có

xét đến tác động của BĐKH, đặc biệt NBD.

2) Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Điều chỉnh quy hoạch SDĐ cho phù hợp với tình trạng ngập lụt do NBD theo từng thập kỷ (chi tiết các biện pháp điều chỉnh quy hoạch SDĐ được trình bày trong Mục3.6.3, 3.6.4.

Các biện pháp bảo vệ:

Nhóm biện pháp bảo vệ bao gồm các giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo vệ “mềm”,

trong đó các giải pháp bảo vệ cứng chú trọng đến các can thiệp vật lý, giải pháp kĩ thuật

cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng tường biển, tôn cao các tuyến đê, kè sông, kè biển, xây dựng đập ngăn nước mặn hoặc kênh mương để kiểm soát lũ lụt…trong khi đó các biện pháp bảo vệ mềm lại chú trọng các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái như tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển, đầu tư vào đất ngập

nước, bổ sung đất cho các bãi biển, cải tạo các cồn cát ven biển, trồng rừng ngập mặn…

Với phương pháp bảo vệ, lựa chọn dễ thấy nhất là xây các cơng trình cứng như

đập ngăn nước biển. Tuy nhiên bên cạnh chi phí đắt đỏ, chúng cịn có những mặt bất

lợi như thay đổi vị trí xói mòn và lắng cặn. Tuy nhiên một số khu vực đông dân cư

thuộc đơ thị cổ Hội An, Tam Kỳ có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ do chi phí di dời sẽ đắt hơn rất nhiều so với việc xây dựng các cơng trình ngăn nước.

Một số vùng nông thôn ngoại ô các trung tâm đơ thị, các xã ven biển có thể lựa chọncác biện pháp mềm, bao gồm phục hồi cồn cát, khôi phục vùng đàm lầy, hay tiếp tục các biện pháp truyền thống như trồng rừng.

Trồng thêm rừng ngập mặn tại khu vực ven biển vì chúng sẽ có tác dụng như

trước khi nước thải từ khu vực dân cư đổ ra biển. Theo các nhà khoa học, nếu mật động dày đặc của rừng ngập mặn ít nhất là 70% và được chăm sóc cẩn thận, chúng có

thể cứu sống hàng nghìn sinh mạng nếu sóng thần xảy ra;

Xây dựng đập và hồ tự nhiên hoặc nhân tạo tại các lưu vực sơng chính và những

nơi hay xảy ra lũ lụt nhằm kiểm soát ngập lụt làm giảm nhẹ tổn thất gây ra bởi lũ và

duy trì nguồn nước cung cấp cho mùa khô;

Củng cố những hệ thống đê sẵn có và xây dựng thêm hệ thống đê mới bao gồm

đê biển và hàng rào chống mặn. Cũng có thể chống xâm nhập mặn bằng cách sử dụng

hệ thống thoát nước và làm cho nền đất trở nên cao hơn;

Cần quan tâm đến hệ thống tưới tiêu và cung cấp nước tại khu vực địa phươngví dụ như đào các hồ nhân tạo nhỏ nhằm điều hoà lượng nước, là nơi trữ nướcvào mùa

mưa và cung cấp nước vào mùa khô.

Các biện pháp di dời:

Phương án cuối cùng khi mực NBD lên mà khơng có điều kiện cơ sở vật chất để

ứng phó là biện pháp di dời, rút lui vào sâu trongđất liền.

Đây là phương án né tránh tác động của việc NBD bằng tái định cư, di dời nhà

cửa, cơ sở hạ tầng ra khỏi vùng có nguy cơ bị đe doạ bị ngập nước. Các vùng dân cư

thưa thớt của các xã ven biển thuộc huyện Núi Thành, TP. Hội An có thể áp dụng phươngán này.

3.6.2.3. Giải pháp giảmnhẹ

- Những giải pháp về quản lý, SDĐ để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:

+ Bảo vệ, bảo tồn diện tích đất lâm nghiệp hiện có, mở rộng diện tích đất trồng rừng… nhằm thúc đẩy thực hiện các chương trình để bảo tồn và tăng cường bể hấp

thụ khí nhà kính. Đảm bảo bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất được quy hoạch cho lâm nghiệp.

+ Áp dụng mơ hình SDĐcó tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏ phát thải khí nhà kính. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến và nơng nghiệp hữu cơ cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ơ nhiễm môi trường.

NBD: Ưu tiên đất thủy lợi để xây dựng các cơng trình tiêu úng;Đất giao thơng để xây

dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lụt bão; Đất ở phục vụ cho việc tái định cư, di dân.

Quy hoạch SDĐhợp lý tạo điều kiện cho việc định canh, định cư.

3.6.3. Đề xuất điều chỉnh qui hoạch sử dụng đấttrong bối cảnh nước biển dâng

3.6.3.1. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch

Sau khi phương án được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý vàSDĐ đai cho thời

kỳ từ nay đến năm 2020. Để phương án đạt hiệu quả cao cần thực hiện các giải pháp:

Các biện pháp kinh tế:

- Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch.

Gia tăng giá trị đất đai, khai thác hiệu quả các nguồn thu từ đất thông qua tổ chức khai thác quỹ đất của vùng, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Ưu tiên đất đai cho các dự án, cơng trình phát triển KT-XH trọng điểm của thuộc các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cơ sở hạ tầng…

- Tạo mơi trường thơng thống, thuận lợi, thu hút đầu tư. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép đầu tư…

- Thực hiện tốt các chính sách về bồi thường thiệt hại, hổ trợ trong cơng tác giải phóng mặt bằng. Giải quyết cơng tác tái định cư và lao động cho các đối tượng di dời theo quy hoạch.

- Quan tâm đầu tư xây dựng phát triển nông thôn, hải đảo rút ngắn khoảng cách

các vùng, nâng cao mức sống trong nhân dân.

Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất đai và môi trường:

- Tăng cường cơng tác trồng rừng, khoanh ni tái sinh rừng. Có kế hoạch cụ thể

về trồng rừng, khoanh ni tái sinh rừng, tăng độ che phủ rừng trong kỳ quy hoạch. Phát triển KT-XH vùng trung du, miền núi gắn kết chặt chẽ với phát triển tài nguyên rừng trên cơ sở phát triển bền vững. Đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, khai hoang mở rộng diện tích đất nơng nghiệp.

- Hạn chế việc SDĐ nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa có năng suất chuyển sang mục đích phi nơng nghiệp. Các dự án đầu tư,các cơng trình có thiệt hại nhiều đến đất nông nghiệp cần xem xét để khai thác vào cuối kỳ quy hoạch, đồng thời giải quyết tốt

các vấn đề về kinh tế và lao động. Ưu tiên đầu tư cho các khu vực sản xuất, kinh doanh khai thác từ đất chưa sử dụng ởvùng ven biển.

- Đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị nhất

thiết phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sinh thái. Giải quyết tốt các vấn

đề về ô nhiễm mơi trường đất, khơng khí, nguồn nước…Khai thác đất đai đi đơi với

việc đầu tư cải tạo đất, nâng cao hiệu quả SDĐ.

- Có biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý. Hạn chế thấp nhất những bất lợi đối với

môi trường, nhất là đối với vùng ven biển nhạy cảm. Vùng trung du là nơi tập trung diện tích rừng tự nhiên của vùng, có độ dốc lớn; cần tăng cường quản lý quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp nhằm khai thác hiệu quả đất đồi chưa sử dụng, hạn chế tối

đa tác động gây xói mịn rửa trơi hủy hoại môi trường đất và tác động xấu đến thảm

thực vật, sinh thái tự nhiên. Khai thác phát triển khu vực ven biển cần đặc biệt quan tâm bảo vệ phát triển môi trường sinh thái cảnh quan ven biển, môi trường biển.

- Thực hiện quy hoạch SDĐ cần giảm thiểu thiệt hại đến cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật, nguồn nước mặt…Khi thực hiện đầu tư cần xây dựng quy hoạch chi tiết trên cơ sở nghiên cứu, xem xét một cách có hiệu quả nhất.

-Tăng cường công tác quản lý về khai thác tài ngun đất đai, khống sản, nước,

bảo vệ mơi trườngtrên địa bàn.

Các biện pháp hành chính:

- Tăng cường cơng tác quản lý, SDĐtheo quy hoạch. Phối hợp chặt chẽ giữa các

ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất theo

nội dung quy hoạch được duyệt.

- Tăng cường công tác định canh, định cư. Đảm bảo nhu cầu đất đai sản xuất,

nhà ở cho nhân dân vùng ven biển, hải đảo. Thực hiện tốt các chính sách giao đất,

giao rừng cho nhân dân.

-Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý vàSDĐ.

- Công bố điều chỉnh quy hoạch SDĐ để các cấp, các ngành và nhân dân tham gia quản lý và thực hiện tốt quyhoạch SDĐ.

3.6.3.2. Định hướng sử dụng đất trong điều kiện mực nước biển dâng

NBD gây ra ngập ở những vùng đất trũng, chủyếu ngập ở các loại đất nông nghiệp (đặc biệt đất trồng lúa, đất lâm nghiệp), đất phi nông nghiệp đang sử dụng (đất

ở, đất cơ sở SXKD phi nông nghiệp, đất công cộng), đất bằng chưa sử dụng. Làm thay đổi hồn tồn mục đích sử dụng của các loại đất này.

Đối với những vùng đất đô thị bị ngập trong tương lai được đề xuất áp dụng các biện pháp bảo vệ cứng thì khơng cần chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đối với những vùng đất bị ngập nếu không được áp dụng các biện pháp bảo vệ cứng cần chuyển đổi sử dụng như sau:

− Đất trồng cây hàng nămsẽ chuyển sangđất ngập nướcNTTS;

− Đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp chuyển sang đất trồng rừng ngập mặn; − Đất phi nông nghiệp, đất bằng chưa sử dụng sẽ chuyển thành đất ngập nước có

mặt nước chuyên dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam001 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)