Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2006 và 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam001 (Trang 38 - 40)

2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH

Về điều kiện tựnhiên

Nhìn chung khí hậu của vùng tương đối ổn định, nhiệt độ cao, có độ ẩm tương đối lớn, nắng nhiều và kéo dài thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các lĩnh

vực công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ, hải sản và du lịch.

Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều các tháng trong năm, mùa mưa bão

gây lũ lụt các triền sơng, xói lở bờ các sơng suối, mùa nắng gây hạn hán nặng nề và tình trạng nhiễm mặn tại các sơng.

Địa hình khu vực quy hoạch dự án thuận lợi cho việc xây dựng, độ dốc địa hình và thốt nước tự chảy tốt. Tuy nhiên, ở những khu vực ven sơng, ven biển có cao độ địa hình thấp < 3,0m khixây dựng phải tôn nền.

Về điều kiện kinh tế – xã hội

Thuận lợi:

Với vị trí ở trung độ của vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, tiếp giáp thành phố Đà Nẵng, khu cơng nghiệp Dung Quất, có cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, tiếp giáp vùng Tây nguyên trù phú, là cửa ra biển của khu vực Nam Lào đã tạo nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội.

Với 02 di sản văn hóa thế giới: Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An cùng với tài nguyên

thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đã tạo cho Quảng Nam lợi thế về phát triển kinh tế du lịch, có đủ những điều kiện để phát triển mạnh các loại hình như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...

Tài nguyên đất đai rộng lớn, thuận lợi cho phát triển đa dạng ngành nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu đất đai cho yêu cầu pháttriểnKT-XH, an ninh quốc phòng.

Hạn chế:

Nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hàng năm thiên tai thường xảy ra làmảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển, đời sống sản xuất, sinh hoạt

của nhân dân.

Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức phục vụ cho phát triển kinh tế.

Cùng với sự phát triển nhanh các lĩnh vực KT-XHđã tạo nên áp lực đối với đất đai. Hàng năm diện tích đất được đưa vào sử dụng cho các dự án cơng trình khá lớn, tăng nhiều lần so với giai đoạn trước. Trong đó tập trung cho xây dựng các khu công

nghiệp, các khu du lịch dịch vụ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn,.... Diện tích đất nơng nghiệp được

trưng dụng ngày càng nhiềucho các mục đích phi nơng nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểnKT-XH, an ninh quốc phòng.

Do vậy cần xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý quỹ đất đai cho các mục

đích, giải quyết hài hòa các mối quan hệ về đất đai, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai cho phát triểnKT-XH trong sự phát triển bền vững, lâu dài.

Các hoạt động phát triển KT-XH của vùng rất nhạy cảm trước những tác động củaNBD.

2.4. Hiện trạng sử dụng đất

Theo sốliệu kiểmkê đất đai đến ngày 31/12/2010, tổng diện tích tự nhiên của

vùng ven biểntỉnh QuảngNam là 158.771 ha,trongđó:

- Đất nơng nghiệp: 101.580 ha, chiếm 64,46 %.

- Đất phi nông nghiệp: 48.204 ha, chiếm 30,77%. - Đất chưa sử dụng: 8.987 ha, chiếm 4,76 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam001 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)