Biểu đồ cơ cấu chi tiết các loại đất bị ngập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam001 (Trang 62)

Bảng 3.5:Tỷ lệ% các loại đất chính bị ngập ứng với các mức NBD Các loại hình SDĐ chính Tỷ lệ% cácđất chính ứng với các mức NBD 8,5cm (2020) 33cm (2060) 67,5cm (2100)

Phần ngậpkhông ngậpPhần Phầnngập Phần khôngngập Phầnngập không ngậpPhần

Đất nông nghiệp 0,01 99,99 0,34 99,66 1,41 98,59

Đất phi nông nghiệp 0,02 99,98 0,17 99,83 0,64 99,37

Đất chưa sử dụng 3,70 96,30 5,51 94,49 9,38 90,62 Hình3.6:Biểu đồ tỷ lệ% các loại đất chính bị ngập Mực NBD Diện tích(ha) 67,5cm 33cm 8,5cm 67,5cm 33cm 8,5cm 67,5cm 33cm 8,5cm Mực NBD

3.4. Một số tốn tại trong quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện nước biển dâng

Hiện nay khu vực ven biển cơ bản đã xác định phân bố không gian SDĐ ổn định như: Đất sản xuất nông nghiệp, đất phát triển dân cư, đô thị, công nghiệp, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ… Việc SDĐ cho các yêu cầu phát triển nhìn chung hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh nói chung, của vùng nói riêng. Tuy

nhiên vẫn trong qui hoạch SDĐ vẫn còn một số tồntại sau đây:

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch một số nơi chưa chặt chẽ, tính khả

thi chưa cao, khi thực hiện thường hay thay đổi, nhiều dự án, cơng trình cịn theo ý

chủ quan nênảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý SDĐ.

- Quy hoạch khu đô thị thường nằm ở vùng ven biển, bằng phẳng dễ bị ngập lụt, trong qui hoạch chưa có sự tính tốn cho khả năng bị ngập khi NBD theo các kịch bản

BĐKH. Chưa chú ý đến các vùng dễ bị ngập lụt, vùng nhiễm mặn ảnh hưởng của

NBD theo các kịch bản BĐKH

- Mới chỉ thực hiện định hướng SDĐ đến năm 2015 và qui hoạch SDĐ đến 2020, chưa tính đến qui hoạch SDĐ sẽ chịu ảnh hưởng bởi NBD theo các kịch bản trong thế kỷ21.

- Trong những năm qua, công tác quy hoạch phát triển nông thôn đãđược quan tâm đầu tư. Tuy vậy việc bố trí đất ở tại nơng thơn cịn mang tính chắp vá, khơng tập trung, khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Giải quyết các vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và các vấn

đề xã hội liên quan khi triển khai quy hoạch cịn chậm.

- Diện tích rừng ngập mặn, rừng phịng hộ ven biển ngày càng thu hẹp làm tăng khả năng sạt lở bờ sơng, bờ biển, diện tích đất bị xâm nhập mặn tăng lên do NBD theo các kịch bản BĐKH làm tăng cường khả năng xuất hiện hoang mạc mặn.

3.5. Đánh giá tác độngcủa nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất

3.5.1. Ma trận tác động do nước biển dâng

Các tác động sinh địa lý (mất đất, tăng lũ lụt, xói mịn bờ biển, nhiễm mặn) gây ra ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động KT-XH của người dân nơi đây. Đánh giá tổng hợp các tác động tiềm năng của NBD đến hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH được thể thể hiện bằng bảng ma trận sau:

Bảng 3.6: Ma trận tác động do nước biển dângTác động củaNBD Tác động củaNBD Yếu tố chịu tác động Mất đất Tăng lũ lut Xói mịn bờ biển Nhiễm măn Tăng mực nước ngầm Thay đỗi q trình sinh hoc Hê thống tự nhiên Thảm thựcvật và sinh cảnh sống X X X X

Động thưc vât nỗi X

Độngvật đáy X Cơn trùng X Cá, lưỡng cư và bị sát X X X Chim X Thú X Hê thống KT-XH Trồng trọt X X X X Chăn nuôi X X Thuỷ sản X X X X

Công nghiệp(sản xuất muối) X X

Dịch vu, du lịch X X X X

Cơsở hạ tầng X X

Giao thông X X X

Giá trị văn hoá X X X

Sức khỏe con người X X X

Nguồn nước X X X X

Định cư của con người X X X X

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tác động của

NBD đến vấn đề ngập lụt gây mất đất. Thuật ngữ “mất đất”, tức là sẽ mất đi một số loại hình SDĐ mà trên đó tồn tại các hệ thống tự nhiên, KT-XH. Theo bảng ma trận trên, khi NBD làm ngập lụt các loại hình sử dụng đất, dẫn đến các tác động ở hầu hết các hợp phần của hệ thồng tự nhiên và KT-XH.

3.5.2. Các tác động mất đất do nước biển dâng

Dải ven biển tỉnh Quảng Nam với diện tích 15% so với tồn tỉnh, chiếm 61% dân cư sinh sống và được xác định là một trong các lợi thế của tỉnh nhưng cũng sẽ là nơi chịu tác động trực tiếp của NBD. Mặc dùảnh hưởng của NBD đến xã hội, kinh tế

và môi trường nói chung, SDĐ nói riêng chưa được đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc nhưng vấn đề NBD là một thách thức thực tế của mục tiêu giảm nghèo và là

3.5.2.1. Tác động đến đất nông nghiệp

Diện tích đất nơng nghiệp bị ngập tăng rất nhanh qua các thời kỳ và có tỷ lệ ngập

cao nhất so với các loại hình SDĐ khác (7,8 % ứng với năm 2020; 50,8 % ứng với năm 2040; 64% ứng với năm2100).

Đất sản xuất nông nghiệp

Tác động của NBD đến đất sản xuất nơng nghiệp mà trên đó diễn ra các hoạt động chủ yếu của hệ thống KT-XH như: trồng trọt, chăn nuôi. Do mang đặc điểm của hệ thốngKT-XHcho nên các loại hình sản xuất này rất dễ bị biến động, dưới tác động của NBD và khơng có các cơng trình bảo vệ, loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước.

Diện tích đất nơng nghiệp nói chung, đất sản xuất nông nghiệp bị ngập tăng rất nhanh qua các thời kỳ. Nguyên nhân là do đa phần diện tích đất nơng nghiệp có nguy cơ ngập thuộc loại đất trồng cây hàng năm (lúa nước, hoa màu) phân bố ở các vùng đồng bằng châu thổ ven biển có cao độ thấp và nằm trong vùng nội đồng.

Theo Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 [15] về việc “Phê duyệt

quy hoạch vùng Đông tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” thì tỉnh Quảng Nam nói chung, vùng ven biển nói riêng sẽ tập trung phát triển theo hướng hình thành các đơ thị, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ. Quỹ đất để phát triển sẽ được chu chuyển từ đấtsản xuất nơng nghiệp nơng nghiệp (có vị trí thuận lơi,diện tích lớn,bằng phẳng, nền địa chất ổn định,...).

Như vậy vậy, dưới tác động kép của sự dâng cao mực nước biển và định hướng quy hoạch SDĐ sẽ càng làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của địa phương.

Đất lâm nghiệp

Tác động của NBD đến đất lâm nghiệp mà trên đó tất cả các hợp phần của hệ thống tự nhiên tồn tại và phát triển. Do mang đặc điểm của hệ thống tự nhiên cho nên các loại hình sản xuất này rất dễ bị biến động, khó phục hồi trước tác động của hiện tượng NBD. Dưới tác động của NBD và khơng có các cơng trình bảo vệ, loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước (đối với rừng phịng hộ) và đất có mặt nước chuyên dùng (đối với rừng ngập mặn).

Trong trường hợp mực NBD cao sẽ làm tăng nhiễm mặn các vùng đất bị nhiễm mặn, giảm diện tích rừng ngập mặn và qua đó làm giảm năng suất sinh học các loài

thủy sinh sống trong khu vực ven bờ, rừng ngập mặn.

Theo kịch bản NBD, diện tích đất lâm nghiệp bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,052 km2(chủ yếu là đất rừng phòng hộ, rừng ngập mặn), năm 2050 là 0,15 km2, đến năm 2100 là 0,45 km2 đất công nghiệp bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn huyện

Thăng Bình.

Với 125km chiều dài bờ biển thuộc địa giới hành chính của 6 huyện, thành phố. Khoảng 10 năm trở lại đây hiện tượng nước biển xâm thực đã diễn ra nghiêm trọng làm cuốn trôi nhiểu khu vực rừng phịng hộ.

Đất ni trồngthuỷsản

Dưới tác động của NBD và khơng có các cơng trình bảo vệ, loại đất này chỉ bị mặn hóa, khơng thay đổi cấu trúc.

Mực NBD làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật, các loài thủy hải sản tự nhiên và nuôi trồng thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng.

Theo kịch bản NBD, diện tích đất NTTS bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2050 là 1,8 km2, đến năm 2100 là 5,6 km2 đất NTTS bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn TP. Hội An, huyện Thăng Bình.

3.5.2.2. Tác động đến đất phi nơng nghiệp

Đối với diện tích đất phi nơng nghiệp bị ngập thì phần lớn thuộc loại đất ở và đất

sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp. Do phân bố ở những nơi có địa hình cao và có

các cấu trúc bảo vệ cho nên loại hình này có tỷ lệ ngập khá thấp (6,5 % ứng với năm 2020; 17,3 % ứng với năm 2040; 19,4 % ứng với năm2100).

Dưới tác động của NBD và khơng có các cơng trình bảo vệ, các loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước có giá trị sử dụng khơng cao

Đất ở

Theo kịch bản NBD, diện tích đất ở bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá lớn so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,046 km2,

năm 2050 là 0,6 km2, đến năm 2100 là 1,5 km2 đất ở bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa

bàn huyện Duy Xuyên, Điện Bàn,Tp. Hội An.

Hiện nay, trong tổng dân số của 6 huyện, thành phố ven biển Quảng Nam có 22,94% dân cưsốngở khu vựcđơ thị (các thành phố vàthịtrấn). Khoảng 75% dân số thành thị Quảng Nam sinh sống tập trung chủ yếu tại dải ven biển và sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới cùng với q trình cơng nghiệp hóa của địa phương. Q

trìnhđơ thị hóa tại dải ven biển Quảng Nam cũng vì thế sẽ phải chịu nhiều nguy cơ tácđộng của NBD.

Tuy tốc độ ngập lụt chậm hơn so với tốc độ mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu mở rộng các đô thị nhưng hậu quả là một số vùng đô thị cổ (Hội An) với giá trị văn hóa lịch sử to lớn sẽ bị biến mất.

NBD sẽcó chuyển dịch dịng di cưcủa nông dânởcác vùng ven biển lên cácđô

thị, gây ra hiện tượng quy hoạchđô thị bị phá vỡ, môi trườngđô thịsẽbịxấuđi do sự giatăng cơhọc vềdân số.

Dưới tác động của NBD và khơng có các cơng trình bảo vệ, loại đất này chỉ bị mặn hóa, khơng thay đổi cấu trúc.

Đất cơng nghiệp

Theo kịch bản NBD, diện tích đất cơng nghiệp bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,046 km2, năm 2050 là 0,4 km2, đến năm 2100 là 0,8 km2 đất công nghiệp bị ngập

lụt, chủ yếu thuộc địa bàn huyện Thăng Bình.

Có thể nói, so với ngành thủy sản (phụ thuộc nhiều hơn vào các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên), những tác động của BĐKH đối với ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam cũng ít hơn và có thể hạn chế được nhờ các biện pháp cơng trình.để

thực hiện điều này, trong q trình quy hoạch các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp,

đặc biệt là các khu công nghiệp nằm ở khu vực ven biển cần quan tâm đến các kịch

Đất chun dùng khác

NBD cịn gây nên những thiệt hại về cơ sở vật chất hạ tầng đô thị ven biển. Các cầu, cống sẽ bị phá hủy, trôi, sạt lở. Hệ thống đường sá sẽ bị ngập lụt, gây nên nhiều thiệt hại cả về người và vật chất.

3.5.2.3. Tác động đến đất chưa sử dụng

Tác động của NBD đến đất chưa sử dụng mà trên đó tất cả các hợp phần của hệ thống tự nhiên tồn tại và phát triển.Dưới tác động của NBD và khơng có các cơng trình bảo vệ, loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước (đối với khu vực nội đồng) và đất có mặt nước chuyên dùng (đối với khu vực ven biển).

Phần lớn diện tích đất chưa sử dụng (đất bãi bồi ven sông, biển) phân bố sát ven biển, cửa sơng cho nên đây là loại hình SDĐ bị ngập lụt sớm nhất (134 ha), chiếm 86 % cơ cấu các loại hình SDĐ chính bị ngập vào năm2020.

Theo quy hoạch, loại hình SDĐ này sẽ là quỹ đất dự phòng để mở rộng các hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch vụ. Dưới tác động của sự dâng cao mực nước biển và định hướng quy hoạch SDĐ sẽ làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp

3.6. Đề xuất các giải pháp thích ứng với sự dâng cao mực nước biển

3.6.1. Một số nghiên cứu các giải pháp ứng phó với sự dâng cao mực nước biển

Trên thế giới

Các thành phố và khu vực đơng dân cư ở các quốc gia giàu có sẽ được ưu tiên

bảo vệ bởi vì đất đai và cơ sở hạ tầng có giá trị gấp nhiều lần sơ với chi phí xây dựng các tuyến đê cần thiết và hệ thống bơm thoát nước. Các khu thưa dân cư, rừng và đất nơng nghiệp có thể sẽ khơng được bảo vệ bởi vì các chi phí bảo vệ đó sẽ lớn hơn giá trị trị của đất (Barth và Titus 1984; Dean et al 1987) [24]. Các nước giàu cũng cho

rằng các nước nghèo khơng có đủ nguồn lực để xây dựng các cơng trình bảo vệ lũ. Tuy nhiên, lập luận trên có lẽ khơng phù hợp. Hai ngàn năm trước, người Trung Quốc đã có thể để xây dựng các cơng trình chống lũ dọc theo hệ thống sơng Hồng Hà và Dương Tử mặc dù cho đến thời điểm hiện tại họ vẫn là quốc gia đang phát triển. Ngay cả những nước nghèo cũng có thể dành nguồn lực đáng kể cho một dự án cơng trình cơng cộng nếu xét thấy có tầm quan trọng.

Điều này có vẻ hợp lý để giả định rằng việc bảo vệ Dakka, Lagos, Male,

Alexandria là quan trọng đối với Bangladesh, Nigeria, Maldives,Ai Cập như người

Mỹ bảo vệ Miami. Ở Bangladesh, nơi mà vấn đề an ninh lương thực được rất cấp thiết thì nhu cầu bảo vệ những vùng đất nông nghiệp sẽ là mục tiêu hàng đầu cho dù giá trị của đất đai không cao.

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào đánh bắt cá thì việc bảo vệ các vùng đất giá trị thấp có thể khơng cần thiết. Mặc dù Maldives có thể thu hoạch dừa trên đảo khơng có người ở, tuy nhiên nguồn thu nhập chính của lại là hải sản, do đó những vùng đất như vậy sẽ không bị ảnh hưởng bởi mực NBD. Tuy nhiên đó chỉ là xét trên khía cạnh lợi ích trước mắt, còn về lâu dài thì những chi phí xã hội liên quan đến việc để cho nước biển nhấn chìm các vùng đất sẽ lớn hơn những lợi ích mà chúng mang lại.

Cũng giống như ở Maldive, ở Nigeria, nơi nhiều người dân dựa vào nghề cá ở cửa sông để sinh sống. Thực tế là vùng đất ngập nước đã và đang làm ngập khu vực nông nghiệp, khu dân cư làm tăng diện tích mặt nước dẫn đến sản lượng đánh bắt cá tăng lên. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó khi mực NBD và có nguy cơ làm ngập nhà cửa thì chính quyền địa phương sẽ phải thuyết phục người dân bỏ nhà cửa.

Vậy vấn đề đặt là là các công việc cần làm để giảm chi phí kinh tế và mơi trường khi tình trạng NBD đã và đang là mối đe dọa hiện hữu đối với con người?. Đối với các khu vực kém phát triển, hai lựa chọn dành cho chính phủ là mua đất hoặc cấm

phát triển Titus (1984) [38]. Tuy nhiên, việc mua tất cả đất có cao độ thấp hơn một

mét so với mực nước biển sẽ rất thể tốn kém. Việc cấm phát triển thì nhà nước sẽ sẽ khơng cần bỏ kinh phí nhưng nó sẽ làm tổn thương các chủ đất và sẽ là không hợp hiến ở Mỹ và các quốc gia quy định quyền sở hữu tài sản tương tự. Hơn nữa, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam001 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)