Bề mặt tích tụ cát biển hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo trà bản quan lạn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 57)

Thực hiện: HVCH. Trần Văn Hiến CBHD: PGS. TS. Nguyễn Hiệu Hình 2.1: Bản đồ địa mạo khu vực cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn

2.3. Hiện trạng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn

Cùng hòa vào xu thế phát triển chung của huyện Vân Đồn, cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn trong những năm qua đã có những bước chuyển mình đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Có được những kết quả này bên cạnh những nguyên nhân khách quan như hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được củng cố đặc biệt là giao thơng đường bộ, các ảnh hưởng tích cực sự phát triển du lịch chung của tỉnh và đất nước thì có phần đóng góp khơng nhỏ từ các nhân tố nội tại đặc biệt là từ các chủ trương, chính sách của địa phương. Hiện trạng phát triển du lịch khu vực cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn được phản ánh qua các tiêu chí chính được thể hiện dưới đây, đó là: nguồn khách du lịch; cơ sở hạ tầng; hệ thống sản phẩm du lịch; thị trường du lịch; quảng bá du lịch; các hoạt động quản lý của nhà nước; vấn đề môi trường khu vực.

2.3.1. Hiện trạng khách du lịch

Tổng lượng khách du lịch đến Vân Đồn nói chung và cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng trong những năm vừa qua tăng trưởng khá ổn định. Mức tăng trưởng đạt trung bình từ 2016-2019 đạt trên 20% tính cho cả huyện (Năm 2016 con số này là trên 626 ngàn lượt khách, 06 tháng đầu năm 2019 là 848.000 ngàn lượt đến với huyện Vân Đồn). Mặc dù lượng khách du lịch tăng khá nhanh và ổn định nhưng chiếm phần lớn trong đó là sự gia tăng của khách du lịch nội địa, tỷ trọng khách du lịch quốc tế đạt khá thấp, chỉ khoảng dưới 03% (06 tháng năm 2019 có 848.000 ngàn lượt khách trong đó khách nội địa đạt 834.920 ngàn lượt khách). Vớ i tỷ lê ̣ khách lưu trú và thời gian lưu trú đa ̣t mức khá nên chi tiêu của du khách khi đến với Vân Đồn cũng ở mức thấp, đạt 650 ngàn đồng/người/ngày đồng năm 2016 và tăng lên 950 ngàn đồng/người/ngày đồng năm 2019. Khách du li ̣ch chủ yếu chi tiêu cho các di ̣ch vu ̣ cơ bản như lưu trú, đi lại, ăn uống. Tuy nhiên thu nhâ ̣p từ hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch chiếm mô ̣t tỷ tro ̣ng tương đối lớn trong tổng GDP của Vân Đờn nói chung cũng như cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng (Giá trị sản xuất các ngành năm 2018 đạt 4.656 tỷ đồng trong đó nơng nghiệp đạt 1.426 tỷ đồng, công nghiệp đạt 1.645 tỷ đồng, thương mại dịch vụ là 1.585 tỷ đồng tương đương tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ là 30,63% 35,33% 34,04% ).

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn có sự phát triển chưa đồng đều. Nếu như hệ thống kinh doanh ăn uống và phương tiện vận chuyển khách có sự đầu tư cải thiện và phát triển khá nhanh và ổn định thì hệ thống vui chơi giải trí và hệ thống cơ sở sở lưu trú lại có sự tăng trưởng dưới mức ổn định và mang tính manh mún. Cụ thể, các nhà hàng trên biển và nhà hàng có quy mô trung bình (từ 50 đến 500 chỗ ngồi) có tốc đô ̣ tăng trưởng khá nhanh (đạt

34,7%/năm tính cho cả huyện năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017). Cùng với đó, hệ thống phương tiện vận chuyển đa dạng gồm tầu gỗ, tầu cao tốc, xe taxi, xe đạp du lịch và một số cơ sở kinh doanh đã thử nghiệm đưa vào phục khách du lịch dịch vụ cho thuê xe điện (7-8 chỗ) đi thăm quan trên đảo Quan Lạn và Minh Châu. Tuy vậy, các nhà nghỉ có chất lượng phịng ở mức khá bình dân, số lượng khách sạn xếp sao cịn ít (08 cơ sở), các cơ sở kinh doanh café, karaoke tuy không phải quá ít nhưng quy mô nhỏ với chất lượng khá bình dân nên chưa thực sự thu hút khách du li ̣ch.

Số lượng lao động du lịch: trong những năm vừa qua, chất lượng lao đô ̣ng trong ngành du li ̣ch của Vân Đờn nói chung cũng như cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng đã có những cải thiê ̣n đáng kể, tỷ lê ̣ người lao đô ̣ng trực tiếp được đào ta ̣o về du li ̣ch khơng ngừng tăng. Tính đến hết năm 2018 tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 59,2 phấn đấu năm 2020 tỷ lệ đạt 61,2%

2.3.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch khu vực cũng đang trong quá trình phát triển, triển khai xây dựng. Có thể kể ra một số hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản được đầu tư trong vùng là: hệ thống giao thông; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường; thông tin liên lạc.

Hệ thống giao thông: đã và đang triển khai xây dựng hệ thống đường xá, sân

băng, bến cảng,… phục vụ phát triển đối ngoại cũng như đối nội.

Giao thông đối ngoại:

- Cảng hàng không Quảng Ninh (sân bay Vân Đồn): Đang được triển khai xây dựng theo hình thức BOT do tập đồn Sungroup là chủ đầu tư trên diện tích đất gần 300 ha với quy mô một đường cất hạ cánh, sân bay đỗ máy bay cho tối thiểu 4 chiếc Boeing 777 lẫn Airbus 321.

- Tuyến Quốc lộ 18: Có vai trị quan trọng trong việc kết nối Vân Đồn với các khu vực lân cận như thành phố Hạ Long (40 km), thành phố Móng Cái (80 km), thành phố Hải Phòng (100 km)...

- Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn: Đang được triển khai xây dựng nhằm kết nối trục giao thông trong trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Đường 334: Là tuyến đường huyết mạch trong giao thông nội huyện có tổng chiều dài 31 km kết nối bến phà Tài Xá (cũ) đến cảng Vạn Hoa.

- Cầu đường bộ :cầu Vân Đồn I, Vân Đồn II, Vân Đồn III nằm trên tuyến đường bộ 334 kết nối huyện Vân Đồn với thành phố Cẩm Phả.

Giao thông đối ngoại:

Hệ thống giao thông đối nội bước đầu đã được đầu tư, đặc biệtphải kể đến việc nâng cấp các bến cảng; đầu tư xây dựng tuyến đường từ khu tái định cư xã Vạn n đến khu cơng viên phức hợp phía Đơng đảo Cái Bầu; Cải tạo nâng cấp tuyến đường xuyên đảo Minh Châu - Quan Lạn; Dự án tuyến đường giao thơng trục chính nối các khu chức năng chính và việc hồn thiện các tuyến đường thuộc các dự án phát triển đô thị như khu đô thị ven biển thị trấn Cái Rồng, là bước đệm trong tiến trình phát triển du lịch huyện Vân Đồn.

- Tuyến đường nhánh 334. - Tuyến đường nhánh Đông Sơn. - Đường chuyên dùng Lý Anh Tơng.

- Ngồi ra cịn có các tuyến đường liên xã như tuyến Đồn Kết - Bình Dân - Đài Xuyên (dài 15 km), tuyến đường Quan Lạn - Minh Châu, các tuyến đường trục xã trên các xã đảo Bản Sen (dài 15km), Thắng Lợi (dài 5 km), Ngọc Vừng…

- Bến xe khách- tuyến xe: 01 bến xe khách sức chứa khoảng 80 xe. Đã xây dựng tuyến xe khách đi thành phố Hạ Long qua Cửa Ông, Cẩm Phả nối liền huyện đảo với đất liền đồng thời đưa tuyến xe buýt Vân Đồn - Bãi Cháy vào hoạt động.

- Các tuyến đường thủy nội địa gồm 9 tuyến với tổng chiều dài 183,33 hải lý. Các tuyến đều xuất phát từ cảng Cái Rồng và đi đến các xã đảo. Phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa chủ yếu là thuyền, tàu cao tốc, xuồng…

- Cảng Cái Rồng có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 500 tấn. Tuy nhiên cảng Cái Rồng hiện nay đang quá tải nên không thể chịu tải các tàu hành khách lớn như tàu du lịch hoặc tàu vận chuyển hành khách tốc độ cao. Hiện tại cảng Cái Rồng đang trong giai đoạn nâng cấp mở rộng. Cảng tàu Du lịch gần Cảng Cái Rồng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ 30/4/2015

- Ngồi cảng Cái Rồng cịn có các bến cập tàu nhỏ ở các xã Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi, Ngọc Vừng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cũng như khách du lịch.

- Bến cảng Bản Sen hiện đang được xây dựng.

Hệ thống cấp điện: Hiện nay, huyện Vân Đồn được cấp điện trực tiếp từ

đường dây 10kV và trạm trung gian 35/10kV Vân Đồn công suất 2x3.200KVA. Lưới điện 35 kV được cấp điện từ trạm biến áp 110 kV Cẩm Phả cấp cho các khu vực còn lại trên đảo Cái Bầu. Các xã đảo đã có điện lưới quốc gia. Hệ thống đường chiếu sáng đô thị tương đối đầy đủ. Các tuyến đường trục chính, đường nhánh đã

được đầu tư lắp đặt đồng bộ hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn. Tuy vậy, tại một số đảo khu vực thưa dân số và trên những trục đường phụ thì hệ thống đèn điện vẫn còn sơ sài, chỉ đáp ứng được ở mức tương đối, đặc biệt tại khu vực Bản Sen - đảo Trà Bản.

Hệ thống cấp nước: hiện nay, tỷ lệ người dân huyện Vân Đồn sử dụng nước

hợp vệ sinh đạt là 94% hộ dân nông thôn và 100% hộ dân đơ thị. Ngồi ra, trên địa phận đảo Quan Lạn, cịn có những dự án như dự án xây dựng mới hồ chứa nước Lòng Dinh tại xã Quan Lạn.

Hệ thống thốt nước và vệ sinh mơi trường: hệ thống thoát nước mưa là hệ thống thoát nước chung (bao gồm cả thốt nước mưa và nước thải sinh hoạt). Nhìn chung, trong khu vực chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Ngoài ra, tại các khu vực nông thôn, chất thải rắn chưa được thu gom và xử lý triệt để, hình thức xử lý rác chủ yếu bằng biện pháp thủ công như chôn lấp, đốt tập trung hoặc đổ rác bừa bãi gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống.

Thông tin liên lạc: hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông hoạt động ổn định. Mạng điện thoại cố định, di động phủ sóng 100%, đảm bảo nhu cầu thông tin, liên lạc thuận lợi.

2.3.3. Hệ thống sản phẩm du lịch

Cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn sở hữu một trong ba tuyến thăm quan du lịch chính của cả huyện Vân Đồn. Đó là tuyến cảng Cái Rồng - đảo Quan Lạn - Minh Châu - Ngọc Vừng. Các điểm tham quan du lịch theo tuyến gồm: bãi tắm Minh Châu, bãi sá sung, bãi rùa đẻ, rừng trâm Minh Châu, bãi tắm Robinson, Sơn Hào, Quan Lạn, Ngọc Vừng, bãi tắm khu du lịch đảo Cống Tây. Các điểm di tích LSVH gồm: các di tích thương cảng cổ, cụm đình, đền, chùa, nghè Quan Lạn, các đền thờ Trần Khánh Dư và các tướng nhà Trần.

Với những điều kiện tự nhiên và xã hội của mình, cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn có thể thích nghi với tất cả 4 loại hình du lịch chính của huyện Vân Đồn đó là: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch tham quan khám phá; du lịch tâm linh lễ hội, văn hóa lịch sử; du lịch sinh thái. Tuy vây, hai loại hình du lịch đầu tiên hiện vẫn là phổ biến nhất tại nơi đây.

2.3.4. Thị trường du lịch

Khách du lịch đến Vân Đồn nói chung cũng như cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng hiện nay có cơ cấu khơng đồng đều với gần như toàn bộ thị trường là khách du lịch nội địa (chiếm tới 97,4% thị trường, con số tính với cả huyện).

Khách du lịch quốc tế: khoảng 2/3 lượng khách quốc tế có sử dụng dịch vụ lưu trú với số ngày lưu trú bình quân rất thấp, từ 1,5 - 2 ngày. Họ thường tham gia các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm với mức chi tiêu khá thấp, khoảng 1,1 triệu đồng/ngày/người.

Khách du lịch nội địa: chủ yếu là khách trong tỉnh, khách Hà Nội và một số tỉnh lân cận phía Bắc. Thị trường khách nội địa có số đơng là cơng nhân, cán bộ của các tỉnh, thành phố liền kề, thuộc mọi lứa tuổi. Khách đến chủ yếu tập trung vào mùa hè và chủ yếu vẫn là khách thăm thân, tham quan, lễ hội. Khoảng 50% khách có lưu trú qua đêm với thời gian lưu trú từ 1-1,5 ngày.

2.3.5. Quảng bá du lịch

Thương hiệu Vịnh Hạ Long được định vị, quảng bá và khai thác chưa có sự gắn kết với các tài nguyên du lịch nổi bật của Vân Đồn nên tác động của nó khơng lan tỏa tới các điểm đến nay. Các ấn phẩm xúc tiến quảng bá về du lịch của tỉnh chưa quan tâm nhiều đến xây dựng thương hiệu và quảng bá các địa danh du lịch Vân Đồn; các thông tin trực tuyến trên các trang tìm kiếm thơng tin du lịch nổi tiếng thế giới cũng rất hạn chế. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của các cơ quan truyền thơng tỉnh Quảng Ninh chưa có sự liên kết với nhau, hình thức và nội dung thông tin quảng bá du lịch mờ nhạt, dữ liệu không được cập nhật thường xuyên. Trang web về du lịch của Sở Du lịch Quảng Ninh cũng chỉ có những thơng tin rất chung chung về Vân Đồn chứ chưa thể đề cập chi tiết đến cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn được. Ngôn ngữ chủ yếu bằng tiếng Việt, còn các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật thông tin đều rất sơ sài, đơn điệu.

Vân Đồn chưa có trang web riêng về du lịch. Thơng tin du lịch về Vân Đồn chủ yếu do một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đăng tải trên trang web của mình. Vân Đồn cũng chưa có bộ máy và nhân lực chuyên trách về xúc tiến quảng bá du lịch. Ngân sách địa phương dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá của riêng Vân Đồn hầu như không đáng kể.

2.3.6. Các hoạt động quản lý của nhà nước

Đã triển khai các văn bản hướng dẫn về điều kiện kinh doanh tới các đơn vị kinh doanh để đảm bảo việc thực hiện đúng các qui định của pháp luật và nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách du lịch. Đơn vị chức năng đã thực hiện công tác thẩm định điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm túc qui định, chính sách của nhà nước. Mặc dù vậy, tình trạng xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn và hoạt động kinh doanh một số dịch vụ du lịch tự phát, khơng phép vẫn cịn xảy ra

trên địa bàn; đầu tư phát triển du lịch cịn manh mún; các doanh nghiệp cịn ít quan tâm đến cảnh quan và mơi trường.

Đã tổ chức các sự kiện, khôi phục một số lễ hội lớn trên địa bàn để thu hút khách đến với huyện, tuyên truyền, giới thiệu về con người, cảnh quan của Vân Đồn nói chung cũng như cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thơng qua các bài báo, phóng sự.

2.3.7. Vấn đề mơi trường khu vực

Mơi trường đất: Kết quả phân tích mẫu đất trên địa bàn cả huyện Vân Đồn

cho thấy các chỉ số độ pH, Ni tơ, Phốt pho, kim loại nặng (bao gồm As, Cd, Cu, Pb)đều nằm trong giới hạn cho phép.

Môi trường nước: kết quả quan trắc nguồn nước mặt trên 06 trạm quan trắc

do Ban quản lý vịnh Hạ Long thực hiện từ 2015-2019 cho thấy chưa có dấu hiệu bị ơ nhiễm; hầu hết các chỉ tiêu quan trắc đều thấp hơn QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên việc khai thác nước ngầm ở các xã đảo vượt quá khả năng phục hồi của tầng nước ngầm dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn đặc biệt phổ biến là ở đảo Quan Lạn. Hiện nay, vùng biển huyện Vân Đồn đang có dấu hiệu suy giảm chất lượng nước ven bờ. Nguyên nhân của sự suy giảm này được cho là do hoạt động vận tải biển, phát triển cảng biển; phát triển đô thị và nuôi trồng thủy, hải sản.

Mơi trường khơng khí và tiếng ồn: chất lượng mơi trường khơng khí tương

đối tốt, nhất là mơi trường khơng khí ở khu vực các xã đảo. Chỉ có vài điểm bị ơ nhiễm cục bộ do hoạt động giao thông và hoạt động dân sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo trà bản quan lạn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)