Dải tích tụ aluvi-proluvi kéo dài dọc men theo các khe rãnh xâm thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo trà bản quan lạn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 60)

(Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

Về kinh tế xã hội: do có địa thế bằng phẳng và gần các lưu vực dịng chảy tập trung nên là nơi có dân cư phân bố sinh sống và canh tác trên nó; các hoạt động như trồng rừng, làm nông nghiệp, xây dựng đập thủy lợi,… Chịu ảnh hưởng bởi tác

động của con người xong những tác động này có quy mơ khơng q lớn, mức độ bảo tồn cảnh quan ở mức khá.

Điều kiện tiếp cận cũng khá dễ dàng do có sự tập trung dân cư nên có đường nhựa, đường mịn để có thể di chuyển và quan sát chúng.

3.1.5. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc biển thành tạo do q trình sóng, thủy triều và các dòng hải lưu

Tài nguyên địa mạo nguồn gốc biển bao gồm các đối tượng địa mạo: Bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát; Bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt; Bề mặt vách mài mịn do sóng biển. Chúng được hình thành từ q trình tích tụ vật liệu được bồi lắng do các q trình sóng, triều và dịng hải lưu.

Bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát: được hình thành chủ yếu do sự

chuyển động của các dịng hải lưu và sóng biển mang theo trầm tích đến và bồi lắng tạo ra các bề mặt khá bằng phẳng với thành phần vật chất chủ yếu là cát. Các bề mặt này đa dạng hình thù phản ánh được các quá trình động lực đặc trưng thành tạo nên nó. Trong đó, có thể phân ra chi tiết hình dạng các bề mặt tích tụ này làm các dạng: bãi cát biển lấp đầy cung bờ lõm, các doi cát nối đảo, bãi tích tụ cát dạng mũi tên.

Về mặt khoa học: chúng thể hiện quá trình thành tạo và phát triển các bề mặt tích tụ bởi các quá trình bồi lắng vật chất từ các dịng hải lưu và sóng biển. Hơn nữa, hình dạng của các bề mặt ấy lại quy định những đặc trưng riêng của các quá trình động lực ấy. Cụ thể, các bãi cát biển với cát trắng trải dài lấp đầy cung bờ lõm được hình thành chủ yếu từ sóng, do các front sóng tỏa tia đối với các cung bờ lõm nên nơi đó năng lượng phân tán, dẫn đến lắng đọng cát tạo nên những bãi cát kéo dài dọc theo bờ. Các doi cát nối đảo được hình thành từ sự khúc xạ sóng biển. Khi các con sóng đến gần đảo, chúng giảm tốc độ do gặp phải vùng nước nông bao quanh đảo, khi đó, những con sóng này sẽ khúc xạ hay "uốn quanh" đảo về phía ngược lại với hướng sóng. Mẫu hình sóng sinh ra từ sự chuyển động trên sẽ tạo nên sự hội tụ dòng chảy dọc bờ ở mặt bên kia của hịn đảo, các trầm tích bãi biển đi theo sự vận chuyển sườn ở phía khuất gió của hịn đảo sẽ tích tụ tại đó, khớp đều với hình dạng của mẫu hình sóng, nói cách khác, các con sóng cuốn đi trầm tích ở cả hai mặt của hịn đảo. Cuối cùng, một doi cát hình thành nhờ số trầm tích bồi đắp lại, nó nối hịn đảo với đất liền và trở thành một doi cát nối đảo. Cuối cùng, các bãi tích tụ cát dạng mũi tên lại thể hiện cho sự cân bằng lắng đọng bồi tích từ hai chiều ngược nhau mà ở đây chủ yếu là q trình vận chuyển trầm tích bởi các dòng hải lưu.

Về mặt cảnh quan: bản thân các bề mặt tích tụ này mang trong mình giá trị thẩm mỹ vô cùng to lớn, chúng là các bãi cát trắng, mịn màng kéo dài thẳng tắp, là nơi tiếp giáp giao thoa giữa núi rừng và biển cả, màu xanh lá trên những ngọn núi sừng sững giữa trời và màu nước xanh lam hiền hòa của biển khơi được phân cách bởi các dải cát trắng kéo dài đầy thơ mộng. Do đó, chúng mang một vẻ đẹp trữ tình, bình yên nhưng cũng đầy hùng vĩ, bao la. Hầu hết, hình dạng của chúng đều là các bãi cát biển lấp đầy cung bờ lõm và tập trung chủ yếu ở trên đảo Quan Lạn (trên đảo Trà Bản rất ít).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo trà bản quan lạn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)