Cảnh quan kỳ vĩ, hiểm trở đặc sắc trên khu vực núi đá vôi đảo Trà Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo trà bản quan lạn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 58)

(Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

Ảnh 3.5. Các khối karst với mn hình vạn trạng hình thù kỳ dị, độc đáo và đẹp mắt (Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

Về mặt kinh tế xã hội: trên địa hình karst trẻ hiểm trở cheo leo, dân cư tập trung sinh sống và trồng trọt trong khối đá vơi là rất ít. Tuy nhiên, ở sát rìa phía Tây khối đá vơi này trên mặt nước biển thì lại tập trung rất nhiều bè, lồng ni hải sản. Nhìn chung mức độ bảo tồn khối đá vơi khu vực bản Sen là rất tốt.

Về mặt văn hóa, đặc biệt đối với khu vực đá vôi trong vịnh Bái Tử Long với các hòn đảo nổi lên độc lập trên mực nước biển thường được đặt tên và kèm theo đó là các truyền thuyết, giai thoại về chúng (ví dụ như…).

3.1.4. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc tích tụ vật chất trong lục địa và các đảo

Nhóm tài nguyên địa mạo thành tạo nguồn gốc tích tụ vật chất trong lục địa và các đảo gồm các đối tượng: Bề mặt tích tụ sơng lũ hiện đại; Bề mặt tích tụ tàn sườn tích; dải tích tụ aluvi kéo dài men theo hệ thống các rãnh xâm thực địa

phương. Chúng được hình thành từ q trình tích tụ các vật liệu nguồn gốc từ bên trong nội khối của các đảo Trà Bản và Quan Lạn. Các vật chất tích tụ đa dạng xuất phát từ các quá trình ngoại sinh như phong hóa bóc mịn sườn, xâm thực dịng chảy mặt; nhìn chung, chúng có quy mơ khá nhỏ và phân bố rải rác, Theo đánh giá chủ quan cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, ba đối tượng địa mạo này được gộp làm một gọi chung là địa hình nguồn gốc tích tụ trầm tích lục địa.

Về mặt khoa học: tài nguyên địa mạo nguồn gốc tích tụ trầm tích lục địa phản ánh sự phát triển địa hình thường trong giai đoạn bình ổn, chịu sự chi phối bởi các hoạt động ngoại sinh với các quá trình bồi lắng và tích tụ vật chất từ các sườn núi cao để thành tạo nên các bề mặt bằng và nghiêng thoải.

Về mặt cảnh quan: các bề mặt tích tụ có quy mô khá nhỏ và phân bố rải rác, không tạo nên các đồng bằng rộng lớn. Do đó, giá trị thẩm mỹ cũng khơng có gì q đặc sắc. Hơn nữa, các bề mặt tích tụ kiểu này có thể bắt gặp ở nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam nên cả về mặt cảnh quan lẫn khoa học chúng khơng mang tính đại diện lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo trà bản quan lạn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)