Dải cát biển kéo dài lấp đầy cung bờ lõm trên đảo Quan Lạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo trà bản quan lạn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 78)

Trung Hiếu, 2017)

Có thể liệt kê đến 7 bãi biển đẹp nổi tiếng trên đảo Quan Lạn, cụ thể như sau: Bãi tắm Quan Lạn: tọa lạc ngay trong vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh, giữa hai xã Quan Lạn và Minh Châu. Đây là một trong những bãi biển đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ơ nhiễm. Cát tại đây được ví “ Trắng như Tuyết, mượt như Nhung”, sóng to và rất trong lành mang đến nhiều điều hấp dẫn du khách yêu thích tắm biển, vận động và tham gia cắm trại, hội hè.

Bãi tắm Minh Châu: cách bãi Quan Lạn khoảng 11km là bãi tắm Minh Châu dài khoảng 1km được bao quanh bởi khu rừng trâm vô cùng thơ mộng. Với vẻ đẹp

hoang sơ nguyên vẹn, với không khí trong lành, với những con đường lát đá chạy vòng quanh biển, với cánh rừng phi lao chắn cát cao vút, với cánh rừng trầm nguyên sinh,... Nơi đây được mệnh danh là "viên ngọc nổi" trên biển.

Ảnh 3.8. Bãi biển Minh Châu nổi tiếng với khung cảnh hoang sơ, cát trắng mịn màng và làn nước biển trong vắt (Ảnh: Đỗ Trung Hiếu, 2017)

Bãi tắm Sơn Hào: là một trong những bãi tắm đẹp nhất dành cho du khách du lịch đảo Quan Lạn vào mùa hè, với vẻ đẹp hoang sơ như chưa có dấu chân người, Sơn Hào với bãi trắng dài mịn, nước trong xanh, những con sóng vỗ dì dào, êm dịu, những cơn gió nhẹ nhàng từ biển thổi vào nhè nhẹ, cái nắng dịu dàng của mùa hè nhưng khơng chói chang đã tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch.

Bãi Robinson (Bãi Bê Thính): bãi Robinson thuộc xã đảo Minh Châu cách bãi biển Minh Châu 1,5km và cách bãi tắm Sơn Hào 3,5km đây là bãi biển có thể nói là hoang sơ bậc nhất đảo chưa bị tác động bởi bàn tay con người với nước biển trong vắt, có thể nhìn thấy đáy, sóng biển ở đây tương đối lớn và đường di chuyển tới bãi tắm này cũng khó khăn hơn đơi chút so với các bãi còn lại.

Bãi Cồn Trụi: đây cũng là một trong những bãi biển rất ít người biết đến để khám phá trên đảo Quan Lạn. Bãi Cồn trụi nằm bên phía trái bãi Minh Châu cát ở rất trắng, ngang với cát ở Minh Châu. Sóng ở Cồn Trụi khá to và đặc biệt đây là nơi những chúa rùa thường xuyên trú ngụ để sinh đẻ vì vậy nơi đây rất thích hơp cho

những người thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm.

Bãi Biển Cồn Khởi: một trong những bãi biển đẹp ở Quan Lạn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ. Nước Bãi Biển Cồn Khởi, Quan Lạn trong xanh đến mức có thể nhìn thấy đáy, thấy cát trắng dưới chân êm ái. Sóng biển ở Bãi Biển Cồn Khởi, Quan Lạn cũng không ồn ào, dữ dội mà chỉ mơn man, nhẹ nhàng.

Bãi Rùa (bãi nhánh Rìa): bãi Nhánh Rìa hay cịn gọi là bãi Rùa là bãi nhỏ khuất sau mũi Đầu Cào ở phía tay phải bãi Minh Châu, rất yên tĩnh, cát và đá ở đây rất đẹp. Bãi Rùa tựa thiên đường nhưng lại rất hoang vắng, một bên là đường lớn, một bên là bờ biển đẹp như trong mơ.

Như vậy, có thể nói các bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát có giá trị về khoa học cũng như sở hữu những phong cảnh đẹp mê hồn, đặc biệt là các bề mặt hình thái bãi cát biển lấp đầy cung bờ lõm. Nhìn nhận chung trong vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long thì các dải cát biển trắng mịn kéo dài như vậy khơng có nhiều, hơn nữa rất ít trên những hịn đảo đá vơi. Cùng với nó, quy mơ của các dải cát biển này cũng tương đối dài, có những bãi dài đến gần 2,5km trong khi bối cảnh chung của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long thì có khá ít. Vì vậy, đây có thể coi là tài ngun địa mạo có tính đại diện rất cao, đặc biệt tính riêng trên đảo Quan Lạn đã có tới 7 bãi biển được đánh giá rất cao về mặt thẩm mỹ. Mức độ bảo tồn cũng được đánh giá rất tốt vì hầu hết các bãi cát biển đều tương đối hoang sơ, ít chịu tác động cải biến nhân sinh. Điều kiện tiếp cận dễ dàng vì có đường lớn dẫn đến tận nơi.

Với địa thế bằng phẳng cùng với tiềm năng phong cảnh thiên nhiên đặc sắc nên các bề mặt tích tụ này là điều kiện lý tưởng cho dân cư tập trung sinh sống, các cơng trình nhà cửa, đường xá được phát triển rộng rãi. Cùng với đó là các hình thức phát triển kinh tế, có thể kể ra như: phát triển trồng trọt làm nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển các khu nuôi trồng thủy hải sản, phát triển các khu nghỉ dưỡng du lịch,…

Bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt: các bề mặt tích tụ do ảnh

hưởng chính từ yếu tố thủy triều và rất ít chịu sự chi phối của sóng. Trên đó phát triển nên hệ sinh thái đặc thù rừng ngập mặn.

Về mặt khoa học: chúng thể hiện sự phát triển của một dạng địa hình tích tụ đặc thù cũng là nguồn gốc biển nhưng được bao bọc xung quanh bởi những thực thể chắn sóng (núi, đảo, các bãi tích tụ), nói nơm na là hạn chế khả năng tác động của sóng, bề mặt này khi triều dâng thì ngập nước phần nào và trơ lộ ra khi triều rút nên, do đó chúng chịu sự ảnh hưởng chính của thủy triều và có mơi trường ngập mặn. Từ điều kiện này tạo nên một hệ sinh thái đặc thù kéo theo sự hình

thành và phát triển các lồi cây gỗ và cây bụi thích nghi với mơi trường nước mặn, hay còn gọi là "thực vật ngập mặn" họ Rhizophoraceae (họ Đước). Các loài phổ biến như: đước, sú, vẹt, vv…

Về mặt cảnh quan: các bề mặt tích tụ biển ngập mặn như trên đã đề cập chính là mơi trường nền cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn, vì vậy cảnh quan đặc trưng ở đây chính là các khu ngập mặn với hệ thống thực vật phát triển đặc thù. Phong cảnh toát lên vẻ hoang sơ, bí hiểm nhưng cũng vô cùng kỳ thú, đồng thời có giá trị cao về phương diện khám phá. Cũng giống như các dải cát biển trắng mịn kéo dài, các bãi ngập mặn sú vẹt cũng mang tính đại diện khá cao cùng với vẻ đẹp hoang dại đặc thù.

Cùng là những bề mặt tích tụ biển hiện đại nhưng khác với phần tích tụ cát, các bãi tích tụ ngập mặn sình lầy này lại hầu như khơng có dân cư sinh sống trên nó. Tuy nhiên, các hoạt động nhỏ lẻ của con người vẫn diễn ra ở đây như bắt cua, bắt ngán, cùng với đó là một số ít hoạt động du lịch đi thuyền thăm thú cảnh quan rừng ngập mặn. Mức độ bảo tồn được đánh giá khá tốt nhưng điều kiện tiếp cận cịn đơi chút khó khăn.

Bề mặt vách mài mịn do sóng biển: được hình thành dưới tác động của sóng tạo nên các bề mặt vách rất dốc (klif), đơi chỗ cịn có biểu hiện của địa hình hàm ếch.

Về mặt khoa học: chúng phản ánh sự tiến hóa phát triển địa hình của các sườn bờ ngầm tương đối sâu, với năng lượng sóng tập trung tạo nên sự phá hủy lớn đối với chân vách bờ và tạo ra các hốc hàm ếch, theo thời gian các hốc hàm ếch càng ăn sâu vào trong bờ tạo nên sự sụp đổ và giật lùi bờ đá gốc, q trình đó cứ như thế và dần dà tạo nên vách bờ dốc đứng, đồng thời với nó dưới chân bờ sẽ tồn tại một bề mặt hơi thoải mài mòn cho sụp đổ nhiều lần hàm ếch được gọi là bench biển.

Về mặt cảnh quan: các vách mài mịn do sóng biển dốc đứng trơ lộ đá gốc vốn đã mang trong mình vẻ treo leo hiểm trở, cùng với tác động mãnh liệt của từng con sóng dữ dội vỗ vào chân vách lại tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và đầy sống động. Tính độc đáo, đại diện của đối tượng địa mạo này không cao do trong vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cũng đã tồn tại nhiều các vách mài mịn do sóng biển.

và hoạt động của con người trên đối tượng địa mạo này, do vậy mức độ bảo tồn là rất tốt. Tuy nhiên điều kiện tiếp cận lại tương đối khó khăn, chiêm ngưỡng các vách mài mịn rõ ràng nhất chỉ có thể khi ngồi trên thuyền và quan sát vào bờ.

3.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm tai biến trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu

Ngoài những giá trị nội tại của các tài nguyên địa mạo, tính ổn định địa hình cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến tiềm năng phát triển du lịch cho từng đối tượng địa mạo, mà cụ thể cần đề cập đến sự ảnh hưởng của tai biến địa chất. Ở đây, học viên đề cập đến loại hình tai biến phổ biến trong khu vực và có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân và phát triển kinh tế xã hơi, đó là tai biến trượt lở đất (TLĐ). Với những khu vực có độ nhạy cảm TLĐ thấp thì sẽ thúc đẩy khả năng phát triển du lịch hơn những khu vực có độ nhạy cảm cao với tai biến.

Theo kết quả điều tra đánh giá tai biến trượt lở đất khu vực nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm

cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long”, năm 2018. Những

khu vực ven theo rìa TB và phía N - ĐN đảo Trà Bản, phần nào dọc theo các taluy đường giao thông ta ̣i trung tâm vùng nghiên cứu là những nơi có nguy cơ xảy ra TLĐ cao nhất, tuy vậy diện phân bố và quy mô khá nhỏ và rải rác. Khu vực có độ nhạy cảm trượt lở ở mức trung bình có quy mơ và diện phân bố rất rộng bao trùm xuyên suốt cả phía Bắc và trung tâm đảo Trà Bản, một phần khơng nhỏ ở phía Nam. Những nơi nguy cơ thấp xảy ra tai biến có quy mơ và diện phân bố tương đối tập trung ở rìa phía Đ - ĐB, một phần phía Bắc, đă ̣c biê ̣t khu vực đá vôi phía T - TN có mứ c đô ̣ nha ̣y cảm với TLĐ thấp nhất.

Nguồn: Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 2018 Biên tập: HVCH. Trần Văn Hiến CBHD: PGS. TS. Nguyễn Hiệu Hình 3.1. Bản đồ chỉ số nguy cơ trượt lở khu vực cụm đảo Trà Bản [14]

Có thể luận giải bản chất của tai biến TLĐ trên cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn như sau: khởi nguồn từ các hoa ̣t đô ̣ng đứt gãy kiến ta ̣o xảy ra trong quá khứ và sự giao cắt của chúng làm cho vâ ̣t liê ̣u sườn cà nát, dâ ̣p vỡ ma ̣nh, cùng với các quá trình mưa, gió, hấp thu ̣ nhiê ̣t lượng,… trên các bề mă ̣t sườn núi theo thời gian thúc đẩy quá trình phong hóa đá gốc phát triển ma ̣nh. Xuất phát từ điều kiện phong hóa mạnh mẽ trong bới cảnh điều kiê ̣n khu vực đã thành tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, đó là điều kiện để thúc đẩy q trình bóc mịn vật liệu sườn nhanh chóng cũng như đào khoét xâm thực của các dòng suối nhỏ. Khối vật chất sườn vốn có độ liên kết kém cộng với độ dốc địa hình khu vực tương đối lớn (trung bình 250 - 350) tạo điều

kiện cho các q trình trọng lực trơi trượt phát triển mạnh, hơn nữa q trình xói mịn diễn ra mạnh tại những nơi lớp phủ thưa thớt lại càng làm các bề mặt sườn mất tính cân bằng hơn, sau cùng hoạt động xâm thực khoét chân của dòng chảy làm các bề mặt sườn bị mất chân suy giảm tính ổn định khiến cho khối vật liệu phong hóa phía trên bị trôi trượt xuống theo các rãnh xói mịn. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều điểm trượt lở được xác định thường hay trượt vát theo khe suối hoặc tương đối gần nó. Một số điểm trượt lở ở rìa ngồi của đảo Trà Bản còn do tác động của sóng biển mài mịn, bóc đi lớp phong hóa phía dưới chân sườn và trơ lộ đá gốc, điều đó cũng làm cho khối vật liệu bở rời phía trên nó mất tính ổn định và có nguy cơ trơi trượt cao vào mùa mưa lũ. Ngồi tính quy luật của tự nhiên, một yếu tố ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến TLĐ khu vực chính là các hoạt động làm đường, hơn 30% điểm trượt lở dọc men theo các taluy đường chính là bằng chứng xác thực nhất. Như đã phân tích ở trên, bản thân phần lớn các sườn núi trong vùng vốn đã khơng mang tính ổn định mà các cơng tác nhân sinh lại làm tăng độ dốc, tăng tải trọng lại càng gây mất cân bằng sườn làm tăng rủi ro với tai biến TLĐ, trong số các hoạt động nhân sinh, đặc biệt phải kể đến hoạt động làm đường có ảnh hưởng lớn nhất, ngồi ra có thể kể đến các cơng trình xây dựng, các khu khai thác, vv…[14].

Nếu như đối sánh với các đối tượng địa mạo thì mức đơ ̣ nha ̣y cảm với TLĐ cao và trung bình hầu hết nằm ở nhóm đi ̣a hình kiến ta ̣o và đi ̣a hình ngoa ̣i sinh phát triển trên các đá trầm tích, trong khi đó nhóm đi ̣a hình phát triển trên các thành ta ̣o karst và đia hình tích tu ̣ được xác đi ̣nh có đô ̣ nha ̣y cảm rất thấp.

Cụ thể, bề mặt vách đứt gãy kiến tạo tuyến tính kéo dài và bề mặt vách mài mịn do sóng biển là 2 đới tượng đi ̣a ma ̣o có đô ̣ nha ̣y cảm với tai biến cao nhất. Các đối tượng đô ̣ nha ̣y cảm trung bình với TLĐ bao gồm các bề mă ̣t sườn dốc >200

(sườn bóc mòn vâ ̣t liê ̣u và sườn tro ̣ng lực trôi trượt), bề mă ̣t sườn thung lũng xâm thực hiện đại, phần sót bề mặt san bằng pleistocen muộn. Đới với các đối tượng còn lại thuô ̣c nhóm đi ̣a hình phát triển trên các thành ta ̣o karst và đi ̣a hình tích tu ̣ được nhận đi ̣nh xắp xếp vào nhóm có đô ̣ nha ̣y cảm tai biến thấp nhất.

3.3. Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn

Như vậy, qua những phân tích đánh giá nguồn tài nguyên địa mạo được phân loại theo nguồn gốc phát sinh trên cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, có thể đưa ra các nhận định tổng quan về tài nguyên địa mạo khu vực cũng như cụ thể, chi tiết hóa chúng bằng các phương pháp tính tốn so sánh định lượng. Từ đó, định hình được các đối tượng địa mạo có giá trị cao trong phát triển du lịch theo đánh giá đa tiêu

chí. Sau cùng có thể đưa ra phương hướng phát triển du lịch cho khu vực nghiên cứu dựa trên nguồn tài nguyên địa mạo này.

3.3.1. Đánh giá chung tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch

Về tổng quan, nguồn tài nguyên địa mạo cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn có sự đa dạng nhất định. Nói như vậy là vì để so sánh trong quần thể vịnh Hạ Long và Bái Tử Long thì hầu hết các đảo đều là đảo đá vôi với cảnh quan karst điển hình, tuy phong cảnh hùng vĩ và các đảo có hình thù đa dạng thú vị nhưng có thể sẽ đem đến sự đơn điệu. Ngược lại, khu vực nghiên cứu với đặc điểm địa mạo là sự tổng hòa đầy đủ hơn với các đối tượng địa hình trên đá lục nguyên xen lẫn địa hình karst cùng với việc phân chia các đối tượng địa hình ấy ra 5 nguồn gốc cụ thể. Đặc biệt đối với địa hình nguồn gốc biển, các dải cát biển trắng mịn kéo dài quy mô lớn dọc theo bờ các núi trên đá lục nguyên là thứ mà hầu như không tồn tại được nếu trong vùng các đảo đá vôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo trà bản quan lạn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)