Tên Thơn Tổng số thửa Bình qn thửa/hộ Bình qn m2/thửa Ghi chú
Thơn Từ Châu 8.146 9,86 226 Phân tán manh mún
Thôn Châu Mai 8.564 10,70 253 Phân tán manh mún
Tổng 16.710 10,28 239,5
(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)
2.3.3. Nguyên nhân của việc manh mún ruộng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai Thanh Oai
Một lý do dẫn đến sự manh mún ruộng đất trên địa bàn huyện phải kể đến là sự phức tạp của trong địa hình địa mạo đất đai ở mỗi địa phương trong huyện. Trong mỗi làng xã, đều tồn tại 3 loại đất: đất cao, đất vàn và đất thấp. Đây là hệ quả
của việc xây dựng đê điều từ rất sớm trong vùng đồng bằng [5]. Trong một tổng thể mà sự chênh chỉ vài chục centimet giữa mảnh ruộng nọ với mảnh ruộng kia cũng có thể mạng lại sự khác nhau đáng kể về hoa lợi thu được từ đất đã khiến cho các nông hộ đều không muốn từ chối quyền sử dụng đất của mình trên các mảnh đất màu mỡ.
Nguyên nhân thứ 2 là chế độ thừa kế bằng cách chia đều ruộng đất cho tất cả con cái. Ở Việt nam nói chung, huyện Thanh Oai nói riêng ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi chung ra ở riêng, vì thế mà tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ.
Nguyên nhân thứ 3 là tâm lí tiểu nơng của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại đứng trước mỗi thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan đến ruộng đất. Kết quả điều tra của Viện QHTKNN cho thấy ở đồng bằng có đến 96,5% số hộ được hỏi không muốn điều chỉnh lại ruộng đất cho phù hợp với sản xuất [4]. Nguyên nhân cuối cùng mà hầu như tất cả nhưng ai quan tâm đến sự manh mún ruộng đất trên địa bàn huyện hay nhiều địa phương khác, đó là nguyên nhân liên quan đến phương pháp chia ruộng bình qn theo ngun tắc xấu có, tốt có, xa có, gần có khi thực hiện Nghị định 64/CP năm 1994. Việc chia nhỏ các mảnh ruộng để có sự cơng bằng giữa các hộ đã góp phần khơng nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất ở Đồng [5]. Xuất phát từ quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho những người dân được chia ruộng và những lí do dưới đây đã khiến đa số các địa phương thực hiện việc chia nhỏ ruộng cho nơng dân, đó là:
- Tất cả các hộ đều phải có ruộng xa, gần, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy mới thể hiện tính cơng bằng.
- Độ phì tự nhiên của đất của các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ. - Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất khác nhau đòi hỏi phải chia đều đất cho các hộ.
- Hệ số an toàn trong sản xuất chưa cao nhất là ở các chân đất có vấn đề từ thiên tai, thời tiết như: ngập úng, hạn hán, mưa nhiều... do đó việc chia đều các rủi ro cho các hộ là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng.
- Bên cạnh đó giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu cơng nghiệp... vì thế đất ở đó cần phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều
có thể hưởng "thành quả" đền bù đất hay cùng nhau chịu những rủi ro nếu các đất đai bị chuyển mục đích sử dụng.
2.3.4. Ảnh hưởng của tình trạng manh mún ruộng đất đến sự phát triển kinh tế và công tác quản lý đất đai của huyện Thanh Oai kinh tế và công tác quản lý đất đai của huyện Thanh Oai
Sự manh mún ruộng đất ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, do sự không tập trung ruộng đất, người nông dân phải tốn thời gian và công sức cho nhiều thửa ruộng khác nhau. Ảnh hưởng từ hiệu quả sản xuất nông nghiệp của từng hộ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung của cả huyện. Hơn nữa gây khó khăn cho địa phương trong việc chỉ đạo sản xuất và quản lý, sử dụng đất đai như:
- Hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hố nơng nghiệp, dẫn đến không giảm được chi phí lao động đầu vào. Lấy thí dụ trước khi DĐĐT do kích thước các mảnh ruộng nhỏ nên diện tích được làm bằng máy là rất nhỏ, đường bờ thửa nhiều gây khó khăn cho máy móc, sau DĐĐT kích thước mảnh ruộng tăng và diện tích được làm bằng máy trên 90%.
- Mảnh ruộng q nhỏ khiến nơng dân ít nghĩ đến việc đầu tư các tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất. Theo họ, có đầu tư những tiến bộ kỹ thuật năng suất có thể tăng nhưng trên diện tích q nhỏ thì sản lượng tăng là khơng đáng kể.
- Các thửa ruộng nhỏ, nhiều mảnh lại phân tán, điều này làm tăng rất nhiều công thăm đồng, vận chuyển phân bón và thu hoạch, mặt khác nông dân không muốn trồng cây hàng hố do phải tăng cơng bảo vệ.
- Quy mô ruộng đất nhỏ làm giảm và lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các sản phẩm chuyên canh từ các vùng khác tràn về, khiến cho việc cung cấp nông sản trong huyện trước DĐĐT giảm đáng kể.
- Việc có q nhiều mảnh ruộng dẫn tới lãng phí đất canh tác do phải làm nhiều bờ ngăn, ranh giới các thửa đất. Sau DĐĐT diện tích đất canh tác dùng để đắp bờ vùng, bờ thửa đã được đưa vào diện tích canh tác, tăng diện tích và năng suất, giảm công sức và đi lại cho người dân.
- Nhà nước phải bỏ ra kinh phí khá lớn cho quá trình lập hồ sơ ruộng đất do ruộng đất manh mún. Mỗi một khu sản xuất, xứ đồng có nhiều hộ có ruộng, gây khó khăn cho việc đo đạc, quản lý hồ sơ ruộng đất.
2.4. Công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai
2.4.1. Quy trình dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai
Qua điều tra, nghiên cứu cho thấy tại huyện Thanh Oai đã thực hiện đúng theo quy trình theo hướng dẫn của Thành phố:
Trong các văn bản hướng dẫn của UBND thành phố, của huyện ở địa phương thực hiện DĐĐT đã đưa ra 2 phương pháp chuyển đổi và tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương mà có thể chọn 1 trong 2 phương pháp sau:
Phƣơng pháp 1: Vận động hướng dẫn các hộ nông dân tự chuyển đổi ruộng
đất cho nhau. Phương pháp này áp dụng đối với các xã ruộng đất ít manh mún và quy hoạch thuỷ lợi giao thơng đồng ruộng đã cơ bản hồn thành, hợp lý. Các hộ tự chuyển đổi những thửa ruộng liền nhau thành thửa, ruộng lớn. Trong quá trình chuyển đổi các hộ tự nguyện thoả thuận với nhau về diện tích, hạng đất, hệ số đổi nhất định và các loại hoa lợi khác nếu có. Xã có thể xây dựng hệ số trao đổi giữa
Bƣớc 1 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Bƣớc 2 Thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT Bƣớc 4 Tổ chức tập huấn, thảo luận đóng góp và phê duyệt Đề án Bƣớc 3 Xây dựng Đề án DĐĐT Bƣớc 6 Tổ chức sản xuất Bƣớc 5
Tổ chức giao ruộng tại thực địa
Bƣớc 7
Hồn thiện hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ cho các hộ sau DĐĐT
các loại đất để dân tham khảo khi trao đổi. Phương pháp này còn gọi là phương pháp “rút bù”.
Phƣơng pháp 2: Chuyển đổi ruộng đất gắn với quy hoạch kiến thiết lại đồng
ruộng. Phương pháp này áp dụng với các xã ruộng đất manh mún, quy hoạch giao thơng thuỷ lợi đồng ruộng chưa được khoa học, hồn chỉnh. Việc chuyển đổi ruộng đất gắn với quy hoạch lại đồng ruộng thực tế là điều chỉnh, bổ xung quy hoạch giao thông thuỷ lợi nội đồng, quy hoạch đất công điền tập trung một vùng, quy hoạch các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng chuyển đổi ruộng đất cho các thôn, gọi là phương pháp “rũ rối chia lại”.
Đa số các địa bàn trong huyện sử dụng Phương pháp 2, đến nay trên địa bàn huyện Thanh Oai công tác DĐĐT cơ bản hoạt động và vận hành hiệu quả, đến đầu năm 2016 cũng đã cấp đổi, cấp lại GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp lại cho các hộ. Sau DĐĐT thời hạn sử dụng đất của người dân được tăng lên 50 năm. Người dân yên tâm tập trung đầu tư vào việc xây dựng trang trại và đầu tư lâu dài vào đất.
Trình tự DĐĐT ở Thanh Oai được khái quát theo 07 bước đã nêu trên sơ đồ, cụ thể như sau:
Bước 1: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Bước 2: thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban dồn điền đổi thửa ở các xã, thị trấn
Ban chỉ đạo của các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác DĐĐT, phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo từng thôn.
UBND các xã ra quyết định thành lập các tiểu ban thực hiện công tác DĐĐT thửa ở các thơn do đồng chí Bí thư Chi bộ hoặc Trưởng thơn làm Trưởng tiểu ban, thành viên là vác đồng chí Trưởng các ban, ngành và quần chúng nhân dân của thôn tham gia giám sát cộng đồng.
Bước 3: Xây dựng đề án dồn diền đổi thửa:
Tiến hành rà sốt lại tồn bộ số hộ, số nhân khẩu được giao đất theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ thơng báo cơng khai và niêm yết tại trụ sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hố các thơn.
Điều tra phân tích tồn bộ diện tích đất giao tại từng hộ đang quản lý sử dụng, lưu ý các trường hợp có biến động tăng giảm so với mức giao trước đây (cần làm rõ diện tích tăng giảm), lý do chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, tặng cho, nhận thừa kế hay lấn chiếm hoặc bị thu hồi.
Dựa vào địa hình và điều kiện thực tế của từng thôn tiến hành phân loại tổng quỹ đất nơng nghiệp hiện có theo từng vùng, từng xứ đồng cụ thể theo 2 loại sau: Loại khó khăn trong q trình canh tác; Loại thuận lợi trong quá trình canh tác.
Tiến hành khảo sát, quy hoạch chi tiết tổng thể hệ thống kênh mương tưới, tiêu, đường giao thông nội đồng trên tồn bộ các xứ đồng của thơn, sơ bộ đánh giá tổng thể diện tích cần thiết cho việc xây dựng mới hệ thống tưới, giao thông nội đồng, dự kiến hệ số điều chỉnh diện tích đất cho việc chênh lệch về yếu tố thuận lợi, khó khăn trong q trình canh tác để thơng qua tồn thể nhân dân. Đề xuất cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu, đường giao thôn nội đồng để báo cáo ban chỉ đạo xã, sau đó ban chỉ đạo xã trình UBND huyện quyết định phê duyệt lượng kinh phí hỗ trợ.
Tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến nhân dân và báo cáo trước toàn thể nhân dân trong thơn về kết quả điều tra phân tích thống kê tổng hợp, phân loại đất theo từng vùng từng xứ đồng, khảo sát hệ thống mương tưới, tiêu trên địa bàn, đường giao thông nội đồng ... lấy ý kiến của toàn dân chốt biên bản họp dân, báo cáo cụ thể các nội dung đã thực hiện về ban chỉ đạo xã để làm căn cứ xây dựng phương án chuyển đổi cho từng thơn, đồng thời xây dựng chế độ chính sách chung cho việc chuyển đổi ruộng đất của xã.
Dự kiến quy hoạch chi tiết giao thông nội đồng, hệ thống mương tưới, tiêu, hệ số điều chỉnh chênh lệch các loại đất khó khăn, đặc biệt khó khăn trong q trình canh tác.
Bước 4: Tổ chức học tập, thảo luận đóng góp và phê duyệt đề án DĐĐT Trước hết các xã, thị trấn phải tuyên truyền vận động tổ chức học tập cho cán bộ đảng viên và nhân dân nắm vững chủ trương, chính sách và lợi ích của việc DĐĐT, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni từ đó thống nhất tư tưởng và hành động quyết tâm hoàn thành việc DĐĐT.
Đảng uỷ xã họp thảo luận, đóng góp vào đề án DĐĐT.
và ra Nghị quyết lãnh đạo đảng viên và nhân dân thực hiện DĐĐT.
Tiểu ban các thôn họp quán triệt các nghị quyết kế hoạch chỉ đạo của các cấp, bàn biện pháp cụ thể ở cơ sở mình.
Ban chỉ đạo xã, thị trấn tổng hợp tiếp thu ý kiến đóng góp, hồn chỉnh lại đề án dồn điền đổi thửa, xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện.
Tổ chức họp thôn hoặc đại hội xã viên để thông qua dự thảo đề án dồn điền đổi thửa.
Đề án (hoặc phương án) dồn điền đổi thửa thơng qua HĐND xã, thị trấn sau đó trình UBND huyện phê duyệt.
Bước 5: Tổ chức giao ruộng tại thực địa cho các hộ xã viên
Tổ chức ra quân làm thuỷ lợi. Hình thành cơ bản các tuyến đường giao thông nội đồng, hệ thống mương tưới, tiêu theo đúng quy hoạch, kế hoạch đúng tiến độ thời gian, đảm bảo chất lượng.
Căn cứ Đề án (hoặc phương án) dồn điền đổi thửa được phê duyệt để giao ruộng cho các hộ trên thực địa.
Tuỳ tình hình và điều kiện cụ thể từng cơ sở để có các hình thức tổ chức thực hiện khác nhau sao cho phù hợp với địa phương và có hiệu quả.
Khuyến khích các hộ, nhóm hộ chuyển đổi ruộng cho nhau để tiện canh tạo thành vùng sản xuất lớn.
Khuyến khích các hộ khơng có nhu cầu hoặc chưa có nhu cầu sản xuất nơng nghiệp thì chuyển nhượng hoặc cho các hộ có điều kiện thuê quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển sản xuất.
Bước 6: Tổ chức sản xuất trên vùng đất đã được chuyển đổi
Các hộ sản xuất phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Hộ nông dân được phép cải tạo đồng ruộng để phục vụ sản xuất có hiệu quả, khơng được tự ý làm biến dạng hay huỷ hoại đất.
Bước 7: Hồn thiện các hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sử dụng đất sau DĐĐT cho phù hợp
Phòng Tài nguyên và Mơi trường huyện có trách nhiệm hướng dẫn việc lập hồ sơ việc sử dụng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cấp đổi, cấp lại
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Xác định công tác dồn điền đổi thửa là nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong những năm qua và năm 2013 huyện Thanh Oai đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để vận động nhân dân thực hiện công việc này. UBND huyện đã ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND ngày 18/5/2013 v/v thành lập các tổ công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai (21 tổ). Các tổ cơng tác có nhiệm vụ kiểm tra, đơn đốc hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác xây dựng nông thôn mới, công tác dồn điền đổi thửa, giải đáp những vướng mắc trong quá trình triển khai tại các địa phương. Ngoài ra phịng Tài ngun & Mơi trường đã phân cơng các đồng chí cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên theo dõi, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Đưa trình tự, thủ tục, các tài liệu tham khảo về công tác dồn điền lên hộp thư của đơn vị để tiện việc khai thác thông tin.
Mặt khác, công tác DĐĐT trên địa bàn huyện ngoài thực hiện các bước nêu trên còn thực hiện theo từng giai đoạn, xuyên suốt từ cấp huyện xuống cấp cơ sở.
Giai đoạn 1:
Thông qua các cuộc họp tại xã do đồng chí bí thư đảng uỷ kiêm trưởng ban chỉ đạo xã chủ trì theo thứ tự:
- Đầu tiên là triển khai các cuộc họp trong thường vụ Đảng uỷ - Tiến hành họp đảng uỷ, UBND xã
- Họp toàn đảng bộ, các ban ngành trong xã, các tổ chức đảng, đoàn thể quần