Kết quả công tác cấp GCN sau dồn điền đổi thửa huyện Thanh Oai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng dồn điền đổi thửa và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 68)

TT Tên xã Số GCN sau rà soát (Giấy) TH Khó khăn vƣớng mắc Số GCN đã cấp Tỷ lệ phần trăm GCN đã cấp (%) 1 TT Kim Bài 176 0 176 100.0% 2 Mỹ Hưng 191 0 191 100.0% 3 Phương Trung 2,987 12 2975 99.6% 4 Thanh Thùy 926 6 920 99.4% 5 Tân Ước 1,782 14 1768 99.2% 6 Thanh Cao 1,789 15 1774 99.2% 7 Thanh Mai 2,270 20 2250 99.1% 8 Dân Hòa 1,739 18 1721 99.0% 9 Tam Hưng 2,901 29 2872 99.0% 10 Thanh Văn 1,571 15 1556 99.0% 11 Cao Dương 2,359 28 2331 98.8% 12 Hồng Dương 2,341 30 2311 98.7% 13 Binh Minh 2,732 110 2622 96.0% 14 Xuân Dương 939 39 900 95.8% 15 Cao Viên 756 35 721 95.4% 16 Bích Hịa 2,103 120 1983 94.3% 17 Kim Thư 1,100 82 1018 92.5% 18 Đỗ Động 1,275 100 1175 92.2% 19 Liên Châu 1,625 400 1225 75.4% 20 Kim An 510 134 376 73.7% Tổng cộng 32,072 1,207 30,865 96.2%

(Nguồn: Phịng tài ngun và Mơi trường huyện Thanh Oai)

Qua bảng số liệu trên ta thấy 17 xã và thị trấn Kim Bài đạt tỷ lệ trên 90% và 100% còn lại 02 xã đạt tỷ lệ thấp (Kim An 73,7% và Liên Châu 75,4%) do trên địa bàn xã có nhiều hộ đi làm ăn xa không ở địa phương đặc biệt xã Liên Châu do có

nghề giị chả truyền thống nên có số trường hợp khó khăn vướng mắc chưa cấp cấp đổi GCN sau DĐĐT còn nhiều (Kim An 134 trường hợp và Liên Châu 400 trường hợp).

2.5.2. Nội dung về hồn thiện hồ sơ địa chính khi cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền ở khu vực ngiên cứu. đất nông nghiệp sau dồn điền ở khu vực ngiên cứu.

Trước khi dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai hồ sơ địa chính đối với đất nơng nghiệp gần như khơng có, chỉ có bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 được đo đạc năm 1995-1996, chỉ thể hiện các bờ vùng và chủ quản lý sử dụng đất và sổ giao chia đang lưu giữ tại các thôn đội sản xuất từ năm 1993-1994.

Sau dồn điền đổi thửa và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền trên địa bàn huyện Thanh Oai đã áp dụng phần mềm VILIS để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nên đã lưu trữ được dữ liệu đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất phục vụ công tác quản lý đất nơng nghiệp hiệu quả hơn. Ngồi ra sau dồn điền đổi thửa, quỹ đất cơng ích của các xã đã được dồn lại thành những thửa lớn gần đường giao thông tạo quỹ đất đáp ứng các nhu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới.

2.5.3. Một số khó khăn, vướng mắc trong cơng tác cấp giấy chứng nhận sau dồn điền

Công tác cấp GCN sau DĐĐT trên địa bàn huyện từ khi bắt đầu triển khai đăng ký kê khai, cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như:

- Số liệu về số hộ, diện tích đất DĐĐT, một số xã xác định, báo cáo khơng chính xác. Hồ sơ, thủ tục về DĐĐT, cấp giấy CNQSD đất, một số xã xác lập không đảm bảo, nhất là việc xác định đối tượng, quyền sử dụng đất, diện tích để cấp giấy CNQSD đất qua kiểm tra phải yêu cầu củng cố, hoàn chỉnh lại, gây khó khăn, ảnh hưởng đến thời gian cơng tác thẩm định tại huyện.

- Các văn bản hướng dẫn của cấp trên liên tục thay đổi nhưng còn nhiều bất cập, vướng mắc khi thực hiện trong thực tiễn; mặt khác, do lịch sử để lại, việc cập nhật hồ sơ quản lý đất đai qua các thời kỳ chưa thường xuyên đầy đủ, việc cập nhật phương án sơ đồ giao ruộng nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa cịn thiếu, khơng rõ ràng, các hồ sơ tồn đọng có nhiều khó khăn, phức tạp.

- Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức triển khai thực hiện của một số cơ sở chưa sát sao, còn lúng túng chưa thực sự quyết liệt và tập trung cao; cơng chức địa chính – xây dựng ở một số xã còn thiếu, thời gian tham gia cơng tác ít nên năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, tiến độ triển khai và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cịn chậm.

- Một số chủ sử dụng đất nhận thức pháp luật về đất đai cịn hạn chế, khơng hợp tác để kê khai, kê khai chưa chính xác nhất là việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng thừa kế, tặng cho, chia tách, điều ghép nhân khẩu...nên hồ sơ không đầy đủ, hợp pháp.

- Công tác đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính đất nơng nghiệp tại một số xã còn nhiều vấn đề bất cập về pháp lý ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

- Thực trạng các thửa đất làm mạ (xướng mạ) của các hộ gia đình cá cịn manh mún, nhỏ lẻ do phần diện tích này được chia đều cho các hộ trong thơn, xóm sử dụng nay các hộ gia đình cá nhân đề nghị cấp GCN gộp với các thửa đất sau khi đã thực hiện xong dồn điền đổi thửa nên việc cấp GCN tại khu vực này gặp nhiều khó khăn.

Đối với các thửa đất ngồi vùng dồn điền đổi thửa, các hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận (hoặc đã thực hiện dồn điền đổi thửa từ những năm 2000 – 2005) khơng có sơ đồ giao ruộng hoặc thơn, xã đã làm mất sơ đồ giao ruộng gây khó khăn cho cơng tác thẩm định hồ sơ, cấp chung một giấy chứng nhận kết hợp với các thửa đất đã DĐĐT.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN TẠI HUYỆN THANH OAI,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận sau dồn điền trên địa bàn huyện Thanh Oai nhận sau dồn điền trên địa bàn huyện Thanh Oai

Những hiệu quả từ công tác DĐĐT cho bộ mặt nông nghiệp nông thôn khá nhiều. Song ở mỗi địa phương lại có sự khác nhau tủy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, phương thức sản xuất của địa phương đó mà áp dụng các chính sách DĐĐT cho hợp lý. Công tác DĐĐT ở huyện Thanh Oai cơ bản hoàn thành và cấp đổi GCN sau dồn điền được 98%. Đây là một con số rất đáng mừng cho huyện, Quá trình dồn điền đổi thửa cho phép khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất làm cho quy mơ diện tích các thửa ruộng tăng lên. Nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hố sản xuất trong tương lai. Vì vậy trong triển khai dồn điền đổi thửa việc mở rộng đường giao thông, thuỷ lợi, bê tơng hố kênh mương nội đồng là một trong những mục tiêu quan trọng cần làm ở các địa phương trong huyện. Để làm rõ hơn tác động của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất, đề tài đã tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mơ hình sử dụng đất được hình thành sau khi dồn điền đổi thửa tại địa bàn 3 xã nghiên cứu.

3.1.1. Hiệu quả kinh tế

a. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình cấy lúa và trồng cây vụ đơng trước và sau dồn điền đổi thửa

Trước đây, việc sản xuất cây vụ đông của các nông hộ tại vùng nghiên cứu trước dồn điền không phát triển, một mặt do diện tích các ơ thửa nhỏ, mặt khác hệ thống tưới tiêu không đảm bảo cho sản xuất. Sau DĐĐT hệ thống tưới tiêu đã được cải thiện rõ rệt, diện tích đã được tập trung, các hộ đã chủ động đầu tư tăng vụ trên chính những chân ruộng mà trước kia chỉ sản xuất 2 vụ lúa.

Mơ hình mà các hộ thường áp dụng là 2 lúa - 1 vụ đông (thường là đậu tương, khoai lang, ngô đông một số trồng thêm cam, quýt..). Để so sánh hiệu quả sử

dụng đất của mơ hình sau chuyển đổi, trên cơ sở số liệu điều tra về chi phí, năng suất và sản lượng của trước chuyển đổi tiến hành đối chứng với hiệu quả kinh tế mà mơ hình 2 lúa - 1 vụ đơng đem lại. Kết quả được chuyển đổi thành đơn vị tiền tệ việt nam đồng để tiện so sánh và được thể hiện tại qua bảng sau:

Bảng 3.1: Mức chi phí bình qn cho 1 ha lúa/năm trước và sau dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu

Đơn vị: nghìn đồng

(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)

Kết quả thu được tại Bảng 3.1 cho thấy tổng chi phí cho một ha sản xuất lúa/năm so sánh trước và sau dồn điền đổi thửa tăng 6,94%. Tỷ lệ phần trăm tăng lên bởi các yếu tố như chi phí về giống, phân bón cần nhiều hơn. Mức tăng này không phải do tác động của dồn điền đổi thửa mà chủ yếu là do đầu tư thâm canh sản xuất thêm vụ của các hộ nông dân. Nếu như trước đây các hộ chỉ sản xuất lúa 2 vụ thì nay đã trồng thêm cây vụ đơng, tránh được tình trạng lãng phí đất đai trong mấy tháng mùa đơng do vậy chi phí đã tăng lên.

Sau DĐĐT, chi phí giống đã tăng thêm 52,50%, chi phí dịch vụ (bao gồm thuê máy móc làm đất, thu hoạch...) tăng lên 55,81%. Mức tăng này theo ý kiến của hộ nông dân là do tác động trực tiếp của DĐĐT như trước kia thửa ruộng nhỏ nên phương thức làm đất là cày bừa bằng sức kéo của trâu, bị là chính. Hiện nay diện tích thửa ruộng đã lớn hơn nên hầu hết các hộ nơng dân đều th máy móc để sản

Chỉ tiêu Trƣớc DĐĐT Sau DĐĐT Tăng , giảm - Tỷ tệ tăng giảm % 1. Tổng chi phí 40.866,0 43.701,6 2.835,6 6,94 - Chi phí giống 2.224,0 3.391,6 1.167,6 52,50 - Chi phí dịch vụ 11.954,0 18.626,0 6.672,0 55,81 - Chi phí cơng lao động 26.688,0 21.684,0 -5.004,0 -18,75

2. Tổng thu 56.712,0 75.384,0 18.672,0 32.92

xuất do đó chi phí dịch vụ tăng lên nhưng giảm cơng lao động, qua bảng 3.1 cho thấy, chi phí công lao động giảm 18,75% (mặc dù sản xuất đã tăng từ 2 vụ lúa sang 2 vụ lúa và 1 vụ đông) so với trước dồn điền đổi thửa cho tất cả các khâu như làm đất, chăm sóc, thu hoạch, thăm đồng của sản xuất vụ đông..

Mặt khác, so với trước đây thì việc gặt, cấy đã thuận tiện hơn. Đồng ruộng tập trung và giao thông nội đồng thuận tiện hơn cũng làm giảm rất nhiều cơng vận chuyển đi lại góp phần khơng nhỏ đến tăng năng suất lao động.

Xét về hiệu quả kinh tế thu được trên cùng một đơn vị diện tích ta thấy lãi thu được tăng hơn so với trước, theo bảng 3.1 cho thấy tổng chi phí sau dồn điền đổi thửa tăng 6,94%, tổng thu về chỉ tăng 32,92% nhưng lãi thu về tăng 99,94%. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong sản xuất lúa và cây vụ đông sau dồn điền đổi thửa không chỉ là kết quả của dồn điền đổi thửa, nó cịn phụ thuộc một số nhân tố khác nhưng nhân tố dồn điền đổi thửa là yếu tố quyết định vì có ơ thửa lớn, khơng manh mún hộ nông dân mới đầu tư, tăng vụ.

b. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình lúa - cá - vịt

Mơ hình sản xuất lúa - cá - vịt là mơ hình sử dụng đất kết hợp giữa trồng trọt và chăn thả. Công thức luân canh được các hộ nông dân áp dụng là vụ xuân trồng lúa, vụ mùa thả cá - nuôi vịt. Những chân ruộng trũng, sản xuất lúa kém hiệu quả phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử sử dụng đất, các hộ nông dân tiến hành đào đất xung quanh ruộng đắp thành bờ để ngăn nước. Phần diện tích đào được các hộ tận dụng thả cá và ni ngan, vịt, diện tích đất cịn lại vẫn dùng để cấy lúa.

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả mang tính khái quát, học viên đã tiến hành điều tra mơ hình sử dụng đất theo cơng thức lúa - cá - vịt tại một số trang trại tại xã Liên Châu (tính trên ha), từ đó thu được kết quả tổng hợp được thể hiện tại bảng 3.2 dưới đây, qua đó cho thấy mức tổng chi phí đầu tư sản xuất của mơ hình này là rất lớn (trên 100 triệu đồng). Tuy nhiên tổng thu cũng đạt giá trị cao (trên 200 triệu đồng), như vậy lợi nhuận thu được trên 1 ha/năm cũng tăng gấp đôi.

Bảng 3.2: Hiệu quả kinh tế mơ hình lúa - cá - vịt sau dồn điền đổi thửa (Đơn vị: nghìn đồng/ha/năm)

Cây trồng/

vật ni Tổng thu Chi phí Lãi Hệ số %

1. Lúa 10.020 3.100 6.920 2,23

2. Cá 121.900 67.920 53.980 0,8

3. Vịt 69.060 33.860 35.200 1,04

Tổng 200.980 104.880 96.100 0,92

(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)

Ở mơ hình này các hộ gia đình gặp khơng ít khó khăn, khó khăn lớn nhất khi thực hiện mơ hình canh tác này khơng phải là vốn mà là kinh nghiệm sản xuất. Mơ hình này địi hỏi nơng hộ phải tính tốn thời vụ sao cho hợp lý, biết kết hợp giữa các loại hình sản xuất để tránh lãng phí, đem lại lợi nhuận cao.

c. Đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình sử dụng đất cũ trước khi dồn điền với hiệu quả các mơ hình mới sau dồn điền

Qua điều tra, đã tính tốn được hiệu quả kinh tế của các mơ hình sử dụng đất (Bảng 3.3) để tiến hành so sánh hiệu quả sử dụng đất của các mơ hình trước và sau dồn điền. Việc so sánh tăng giảm hiệu quả kinh tế trước và sau DĐĐT dựa trên tiêu chí với cùng một đơn vị diện tích, cùng một xứ đồng nhưng sau khi chuyển đổi ruộng đất cơ cấu sử dụng đất đã thay đổi, đem lại giá trị kinh tế khác biệt so với trước. Kết quả so sánh được thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: So sánh hiệu quả sử dụng đất của các mơ hình trước và sau dồn điền đổi thửa

Đơn vị: nghìn đồng/ha/năm Trƣớc DĐĐT Sau DĐĐT Tăng +, giảm - % tăng, giảm Mơ hình Giá trị kinh tế Mơ hình Giá trị kinh tế (Lãi thực)

Chuyên lúa 15.846,0 2 lúa - 1 vụ đông 31.682,4 15.836,4 99,94 15.846,0 Lúa - cá - vịt 96.100,00 80.254,0 506,46 15.846,0 Chuyên cá 118.759,50 102.733,5 648,32

Từ số liệu tại bảng 3.3 cho thấy trong các mơ hình sử dụng đất, mơ hình chuyên cá đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất (118.759.500 đồng/ha/năm), mơ hình có hiệu quả thấp nhất trong số các mơ hình chuyển đổi là mơ hình 2 lúa - 1 vụ đông cũng cho giá trị kinh tế trung bình là 31.682.400 đồng (/ha/năm).

3.1.2 Dồn điền đổi thửa góp phần làm nâng cao hiệu quả xã hội

Qua kết quả điều tra cho thấy dồn điền đổi thửa đã góp phần làm giảm số ngày cơng lao động trên một đơn vị diện tích so với trước dồn điền (bảng 3.4):

Bảng 3.4 Thời gian lao động trung bình trên 1 ha lúa/vụ của các hộ dân Đơn vị: ngày công/ha

Công việc Trước “dồn điền đổi thửa” Sau “dồn điền đổi thửa”

Gieo mạ 5,56-13,9 2,78-5,56

Cấy 22,24-33,36 13,9-19,46

Chăm sóc + làm đất 27,8-41,7 13,9-27,8

Thu hoạch 19,46-33,36 8,34-19,46

Tổng 75,06-122,32 38,9-72,28

(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)

Sau dồn điền đổi thửa, số ngày công lao động/ha giảm đảng kể từ 75,06 - 122,32 công xuống cịn 38,9 - 72,28 cơng tức giảm khoảng 43,1 công/ha.

Sau dồn đổi ruộng đất, đồng ruộng được cải tạo, kiến thiết lại, thuận lợi cho công tác áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật hiện đại vào đồng ruộng. Số liệu điều tra cụ thể 137 hộ dân cho thấy có tới 129 hộ (chiếm 94.17%) trả lời là việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thuận tiện hơn sau khi dồn điền đổi thửa. Điều này góp phần giải phóng sức lao động và có cơ hội rút, chuyển sang lao động tại các ngành nghề khác tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau dồn đổi ruộng đất hệ số sử dụng đất được nâng lên, những trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng dồn điền đổi thửa và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)