Ước tính tổng thiệt hại của 7 xã ven biển huyện Kỳ Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động và lượng giá thiệt hại của thiên tai do bão lũ đến sinh kế của cư dân các xã ven biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh 01 (Trang 93 - 97)

(đơn vị: triệu đồng) Xã 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kỳ Xuân 435 1535 5250 562 40 6457 Kỳ Phú 215 920 3784 485 40 4009 Kỳ Khang 325 1085 3566 375 30 4765,3 Kỳ Lợi 100 1320 4460 475 25 5014,5 Kỳ Phương 180 595 1835 170 0 940 Kỳ Ninh 677 2616 10122 1215 81 17212 Kỳ Nam 700 2850 11334 1403 96 23225

Nhìn vào bảng thống kê thiệt hại ta có thể thấy thiệt hại đến sinh kế của các xã ven biển huyện Kỳ Anh tăng cao đột biến vào năm 2010 và 2013 khi khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão với lũ lớn sau bão. Thiệt hại thấp nhất là xã Kỳ Phương trong khi tổn thất lớn nhất thuộc về hai xã Kỳ Nam và Kỳ Ninh do Kỳ Phương tập trung nhiều hơn vào cơng nghiệp dịch vụ cịn Kỳ Nam và Kỳ Ninh là hai xã có địa hình phức tạp, dễ bị ảnh hưởng mạnh khi có lũ lớn trong khi đây lại là hai xã có bờ biển đẹp thuận lợi cho phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh hưởng của thiên tai đến khu vực này bao gồm phá vỡ hệ thống đê của các đầm nuôi trồng thủy sản, gây nên sự di chuyển của các loài hải sản, phá hủy cây trồng vật nuôi, đất đã vùi lấp hoa màu, phá vỡ hệ thống chuồng trại, phá vỡ hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở, cảnh quan du lịch, ảnh hưởng môi trường và chất lượng nước, chất lượng muối sản xuất.

Ảnh hưởng của bão lũ đến các nguồn vốn sinh kế cũng thay đổi theo từng xã và từng năm. Thống kê ảnh hưởng này được thể hiện trên biểu đồ trong hình 3.9.

Hình 3.9. So sánh các nguồn vốn sinh kế của 7 xã năm 2013

(Nguồn: Báng thống kê thiệt hại do bão lũ tại 7 xã năm 2013)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy năm 2013, thiệt hại lớn nhất trong nguồn vốn vật chất thuộc về xã Kỳ Ninh và xã Kỳ Nam với khoảng 9 tỷ đồng mỗi xã bao gồm các thiệt hại về nhà cửa, trường học bệnh viện và hạ tầng cơ sở. Thiệt hại lớn nhất trong vốn tự nhiên cũng thuộc về Kỳ Nam với các thiệt hại về lúa, hoa màu, vât nuôi cây trồng và thủy hải sản cùng với các điẹn tích rừng bị ảnh hưởng. Trong thiệt hại về vốn tài chính hay tài sản, Kỳ Nam cũng đứng thứ hai sau Kỳ Khang và tiếp đến là Kỳ Xuân. Tuy nhiên đóng góp của thiệt hại trên nguồn vốn này vào tổng thiệt hại là tương đối nhỏ tương tự như thiệt hại trên nguồn vốn xã hội. Trong thiệt hại về

nguồn vốn xã hội Kỳ Nam đứng thứ hai xấp xỉ với Kỳ Khang. Ở đây ta chỉ xét đến chi phí để di dân tránh thiệt hại trong sự ảnh hưởng đến nguồn vốn xã hội mà chưa thể xét đến các yếu tố và thiệt hại khác do chưa đủ nguồn dữ liệu để lượng giá. Như vậy xét về tổng quát, các thiệt hại về vốn vật chất và vốn tự nhiên chiếm phần lớn thiệt hại được lương giá tại đây do có thể thống kê tuy chưa thật đầy đủ. Những yếu tố vô hình cịn chưa được lượng giá và cần thêm nghiên cứu khác. Các yếu tố chuyên biệt về mặt con người và xã hội như những ảnh hưởng tâm lý và các ảnh hưởng khác còn chưa được xem xét. Các xã chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão lũ tại khu vực nghiên cứu là Kỳ Nam và Kỳ Ninh với vị trí địa lý và kinh tế dễ chịu ảnh hưởng của bão và lũ sau bão, đặc biệt là trong những năm bão ảnh hưởng trực tiếp vào khu vực. Các hệ thống đê điều còn thiếu và yếu làm cho ảnh hưởng của thiên tai càng thêm nặng nề. Hạ tầng còn chưa phát triển khiến chúng dễ bị tác động bởi thiên tai và cũng khơng giúp ích được trong việc ứng phó với bão lũ cứu trợ sau bão lũ. Nhà ở và các chuồng trại chăn nuôi yếu nên dễ dàng bị thiệt hại do thiên tai và gây nên những thiệt hại chính cho sinh kế của người dân. Chính vì vậy cần phải có những dự án đầu tư để phát triển hạ tầng khu vực, đê kè chắn sóng và xâm thực, phục hồi các vùng rừng chắn ngập mặn cũng như rừng chống bão, song song với đó là đưa những kỹ thuật nơng nghiệp cơng nghệ cao để có thể canh tác trong điều kiện chịu ảnh hưởng bởi bão lũ với cường độ và tần suất càng ngày càng mạnh.

3.3.2. Phân tích chi phí – lợi ích mở rộng

Để tính tốn và phân tích chi phí – lợi ích của bão lũ gây ra đối với khu vực ven biển huyện Kỳ Anh dựa trên những cơ sở và giả thiết sau:

- Phân tích số liệu thiệt hại gây ra do bão, lũ đến khu vực nghiên cứu trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2008 đến năm 2013.

- Thống kê số liệu thiệt hại do bão lũ từng năm dựa trên bảng thống kê số lượng và đối tượng thiệt hại của 7 xã ven biển Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi, Kỳ Phương, Kỳ Nam (số liệu thu thập từ Uỷ ban Nhân dân huyện Kỳ Anh và các xã liên quan).

- Dựa trên số liệu có được và các mức quy định đền bù cho từng đối tượng hoặc phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost Method), tính tốn ước tính thiệt hại gây ra do bão lũ tới khu vực nghiên cứu.

- Thiệt hại tính được theo đơn vị tính triệu đồng.

- Lợi ích từ bão lũ đã được xác định, tuy nhiên, do hạn chế từ nguồn thông tin không thu thập đủ được các số liệu cần thiết để tính tốn, và so với chi phí (thiệt hại) thì lợi ích có được từ bão lũ là khơng đáng kể. Vì vậy, để thuận lợi cho việc tính tốn và phân tích, lợi ích của bão lũ được coi như bằng 0.

- Giá trị chiết khấu chính được sử dụng là r = 7%, tương đương với tỷ lệ lãi suất của trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong tính tốn có lồng ghép nhiều phương án tính với giá trị chiết khấu khác nhau. Nguyên nhân do hiện nay ở Việt Nam, giá trị chiết khấu được sử dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu phân tích chi phí - lợi ích.

Dựa vào các phân tích nêu trên, trong phần tính tốn các chỉ số chi phí-lợi ích chung cho các phương án, giá trị chiết khấu được đưa vào tính tốn với các giá trị: r1 = 7% (lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam), r2 = 11% (lãi suất cho vay dài hạn của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam), r3 = 15%. Ứng với các giá trị chiết khấu này, tiến hành tính tốn giá trị hiện rịng (NPV) tích dồn theo các năm.

Theo bảng số liệu phân tích (bảng 3.19), có thể thấy được mức độ ảnh hưởng và thiệt hại ước tính của thiên tai đến khu vực nghiên cứu trong 6 năm. Trong giai đoạn này, hai năm 2010 và 2013 là chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ bão lũ do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão và xảy ra lũ lớn sau bão (bão Côn Sơn – tháng 8/2010, bão Haiyan, Wutip – tháng 9-11/2013) nên thiệt hại tăng cao trong khi những năm còn lại chỉ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên thiệt hại thấp. Với giá trị hiện tại ròng NPV ngày càng giảm mạnh (hình 3.10) cho thấy vùng ven biển huyện Kỳ Anh chịu mức độ tàn phá lớn từ thiên tai mà hiện nay vẫn chưa có nhiều cách phịng chống. Cần thiết phải có nhiều hơn các dự án, cơng trình nghiên cứu phịng chống thiên tai, bão lụt cho khu vực đặc biệt trong điều kiện ngày càng xảy ra nhiều tình hình thời tiết cực đoan khó dự báo xảy ra trong vùng ven biển nước ta.

87

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động và lượng giá thiệt hại của thiên tai do bão lũ đến sinh kế của cư dân các xã ven biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh 01 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)