Dựa vào các định hướng sinh kế trong khung sinh kế bền vững của 7 xã ven biển huyện Kỳ Anh nêu trên, có thể đưa ra các nhóm mơ hình sinh kế là sinh kế dựa vào biển, nhóm mơ hình sinh kế dựa vào đất và nhóm sinh kế khơng dựa vào đất.
- Mơ hình sinh kế dựa vào biển bao gồm đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Các mơ hình đánh bắt khai thác cá ven bờ hiên nay đã có nhiều bất cập khi hiệu quả kinh tế không cao và phụ thuốc nhiều vào thị trường địa phương và làm can kiệt tài ngun. Chính phủ đã cho vay vốn để đóng tàu có tải trọng lớn nhằm đánh bắt xa bờ với hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn đề là cần có các hướng dẫn tổ chức để cư dân có thể hiện thực hóa sự hỗ trợ này. Cơng nghệ cũng nên được đưa vào các đơn vị nuôi trồng thủy hải sản trên biển để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh dịch, cho năng suất nuôi trồng cao hơn kèm theo chất lượng sản phẩm cao hơn do khơng dùng các loại hóa chất độc hại. Lồng bè nuôi trồng cũng được gia cố và bảo vệ tốt hơn nhằm giảm nhẹ thiệt hại khi có bão lũ ảnh hưởng trong khu vực [7].
- Mơ hình sinh kế dựa vào đất bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản. Các sinh kế về trồng trọt và chăn ni nên có các đặt hàng về sản phẩm đặc trưng của khu vực hay sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Mơ hình sinh kế ni trồng thủy hải sản cũng gặp khó khăn khi diện tích mặt nước ít, dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nên cần có các sản phẩm với giá trị kinh tế cao để có thể đầu tư cho việc bảo vệ mơ hình khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết và dịch bệnh. Các mơ hình tăng trưởng dựa trên bảo vệ và khai thác rừng ngập mặn cần được phát huy khi chúng vừa giúp cho việc ngăn chặn tốc độ ngập mặn của đất, chặn gió bão, giảm bớt sự xáo trộn của đất đai và ơ nhiễm ven biển nhưng dồng thời lại có những khía cạnh khai thác sản phẩm có lợi ích kinh tế cao từ rừng ngập mặn. Các mơ hình trồng trọt chăn nuôi xen kẽ để tăng hiệu suất sử dụng đất có thể được chú ý.
- Mơ hình sinh kế khơng dựa vào đất là các mơ hình trong các nhóm ngành như các nhóm ngành dịch vụ thủy sản, đào tạo nhân công công nghiệp, chế biến thủy hải sản, buôn bán thủy hải sản, dịch vụ cơng cộng. Các mơ hình này nên được chú ý phát triển để tạo ra đối trọng với các mơ hình sinh kế khác, đặc biệt khi khu kinh tế Vũng Áng ra đời. Các sản phẩm đặc sản được chế biến tại địa phương cũng
có thể đem lại nguồn lợi lớn và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên khó khăn lại là thiếu vốn và các chính sách hỗ trợ để mở rộng quy mô sản xuất và dịch vụ.
Căn cứ theo khung sinh kế bền vững được đề xuất (hình 3.6), có thể định hướng sử dụng hợp lý và chú trọng phát triển bền vững nguồn sinh kế cho từng xã và được thể hiện trên bản đồ định hướng (hình 3.7):
Xã Kỳ Xuân là xã nằm trên cùng về vị trí địa lý so với cá xã cịn lại trong 7 xã ven biển với dân số 6453 người trên diện tích 22.88 km2, giống như các xã khác, có nguồn hải sản phong phú, nguồn khống sản Titan và cát có thể khai thác tốt. Đất đồi núi chiếm 75% diện tích, có nhiều hồ đập lớn, đất ven biển ngập mặn ít. Với những điều kiện tự nhiên như vậy, bên cạnh các định hướng sinh kế chung cho cả vùng, Kỳ Xuân thích hợp với các mơ hình sinh kế ni trồng thủy hải sản tại các hồ đập lớn, trồng rừng và phát triển nông nghiệp. Đây cũng không phải là xã chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ nên sinh kế có điều kiện phát triển bền vững. Căn cứ theo khung sinh kế, các mơ hình sinh kế này có thể tận dụng các hồ đập để khoanh vùng và nuôi trồng thủy sản, các rừng trồng cũng phát huy thế mạnh khi các nguồn lợi từ rừng được sử dụng mà lại có thể sử dụng làm rừng phòng hộ. Trên thực tế, các mơ hình này đã chứng minh hiệu quả kinh tế của chúng khi nhiều hộ dân thoát nghèo và trở thành giàu có. Các mơ hình sản xuất từ thủy sản như làm nước mắm cũng đã và đang là những sinh kế tạo thu nhập cao cho các hộ dân. Thương hiệu nước mắm Kỳ Xuân đã có những bước đi vững chắc trên thị trường. Ở đây các hỗ trợ từ chính sách có thể phát huy tác dụng với khung sinh kế bền vững nếu hỗ trợ được các vấn đề về đảm bảo chất lượng, chuẩn hóa quy trình sản xuất, đẩy mạnh thương hiệu và tiến tới xuất khẩu sản phẩm.
Xã Kỳ Phú với hệ thống kênh sông Rác và sông nhà Lê, địa hình đồng bằng nhiều đất phù sa với diện tích nhỏ nhất trong các xã nhưng lại có mật độ dân số cao nhất với 633 người/km2. Kỳ Phú thích hợp phát triển nơng nghiệp và các mơ hình ni trồng thủy sản gần bờ. Nếu có các dự án đưa cơng nghệ cao vào để tăng năng suất, chống chịu dịch bệnh thì sẽ phát huy thế mạnh của xã này. Thực tế đã chứng minh với Kỳ Phương khi đưa mơ hình nơng nghiệp sạch và nơng nghiệp hữu cơ vào
sản xuất, kết hợp với mơ hình cơng ty và nông dân cùng phối hợp đã sớm đưa Kỳ Phương thành xã hoàn thành các chỉ tiêu nơng thơn mới và Kỳ Phú hồn tồn có thể học theo mơ hình này. Các mơ hình nơng nghiệp sạch đều thỏa mãn các tiêu chí của đánh giá kết quả sinh kế, tuy nhiên cần xem xét hình thức bảo hiểm và chống chịu bão lũ của các mơ hình này.
Xã Kỳ Khang là xã có dân số cao nhất trong 7 xã, 11370 người trên diện tích 26,3 km2 với địa hình thoải đều ra biển, có đồi núi nhưng có diện tịch ngập mặn khá cao nên tuy phát triển được trồng rừng nhưng diện tích nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Giải pháp của xã là cải tạo vùng bị ngập mặn thành vùng nuôi trồng thủy hải sản nước lợ. Mơ hình này tận dụng được các diện tích khơng khai thác hiện nay và giảm thiểu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và thiên tai lên sinh kế của người dân, thu hút được vốn đầu tư hạ tầng cơ sở.
Xã Kỳ Ninh với địa hình khá phức tạp nhưng bờ biển có cảnh quan đẹp thích hợp với phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên các dự án này cần xem xét thiết kế và cơng nghệ để phịng tránh bão lũ và hạn chế tác động đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường khu vực. Hệ thống nước mặt dồi dào nhưng cũng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu do kênh dẫn chưa đồng bộ khiến sinh kế bị ảnh hưởng. Như vậy các dự án hạ tầng cơ sở cho khu vực này sẽ phát huy tác dụng theo khung sinh kế bền vững, giúp thúc đẩy sự phát triển và làm giảm sự ảnh hưởng của thiên tai lên khu vực. Hệ thống phù sa sông Vịnh cũng làm nông nghiệp trở thành thế mạnh của xã nhưng do ảnh hưởng mạnh của thiên tai bão lũ, ngập mặn đang khiến diện tích đất nơng nghiệp ngày một thu hẹp. Các dự án đầu tư làm kè và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng nên được tính tốn theo khung sinh kế bền vững để phát triển sinh kế của xã.
Xã Kỳ Lợi và Kỳ Phương là hai xã đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp khi khu kinh tế Vũng Áng đang được triển khai. Với lợi thế này các mơ hình sinh kế của hai xã sẽ nên đi theo hướng công nghiệp và cơng nghiệp phụ trợ. Phân tích các yếu tố trên khung sinh kế bền vững thì các hướng đi này sẽ thu hút nhiều lao động, có hiệu quả về kinh tế xã hội, ít chịu tác động của
thiên tai bão lũ, thích ứng biến đổi khí hậu nhưng phải xem xét yếu tố mơi trường là yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững lâu dài khi các chất thải công nghiệp và dân dụng sẽ có sự ảnh hưởng khơng nhỏ.
Xã Kỳ Nam là xã cuối cùng trong 7 xã ven biển với địa hình đan xen dồi núi và đồng bằng. Ở đây hiện đang có nghề làm muối đem lại thu nhập cho nhiều hộ dân, cần được chú ý để phát triển và tạo thương hiệu tương tự như thương hiệu mắm Kỳ Xuân. Kỳ Nam cũng có cảnh quan biển đẹp thích hợp cho các dự án du lịch tương tự như Kỳ Ninh nhưng cũng cần chú ý về các vấn đề môi trường khi đây cũng là khu vực nằm gần khu kinh tế Vũng Áng.
Bảng 3.22: Tổng hợp khung sinh kế bền vững đề xuất cho 7 xã ven biển huyện Kỳ Anh
Xã/Cụm xã Đề xuất định hướng phát triển sinh kế bền vững Kỳ Xuân - Nuôi trồng thủy hải sản
- Trồng rừng và phát triển nông nghiệp - Chế biến thủy sản
Kỳ Phú - Nông nghiệp công nghệ cao - Nuôi trồng thủy sản gần bờ Kỳ Khang - Nuôi trồng thủy sản nước lợ
- Trồng rừng ngập mặn Kỳ Ninh - Du lịch nghỉ dưỡng
- Đầu tư hạ tầng
- Nông nghiệp công nghệ cao Kỳ Lợi
Kỳ Phương
- Công nghiệp và công nghiệp phụ trợ - Dịch vụ, buôn bán nhỏ
Kỳ Nam - Du lịch sinh thái - Làm muối
KẾT LUẬN
1. Đưa ra các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về sinh kế, khung sinh kế bền vững, các phương pháp đánh giá và lượng giá thiệt hại đến sinh kế. Từ đó xác lập cơ sở lý luận về sinh kế và khung sinh kế bền vững và xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá và lượng giá thiệt hại của thiên tai tới sinh kế. Theo đó, sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản và các hoạt động cần thiết để kiếm sống và khung sinh kế bền vững xác định 5 dạng nguồn lực sinh kế: vật chất, con người, xã hội, tự nhiên, tài chính. Dựa vào khung sinh kế, chiến lược sinh kế bền vững được xác định trên các nguồn lực nói trên và chịu tác động của bối cảnh bên ngồi và thể chế, có khả năng vượt qua những biến động lớn và phát triển tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tính bền vững của kết quả sinh kế này được đánh giá trên các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Về cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá và lượng giá thiệt hại, luận văn đã tổng hợp được một số phương pháp lượng giá tiêu biểu và khả năng áp dụng tại Việt Nam như chuyển giao lợi ích, chí phí thay thế, … và phương pháp phân tích chi phí – lợi ích là một kỹ thuật giúp cho việc chọn lựa các chiến lược sinh kế bền vững.
2. Phân tích các dữ liệu thu thập được về thực trạng và biến đổi sinh kế của cư dân cho thấy sinh kế của cư dân trong khu vực chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp với cơ cấu thu nhập xấp xỉ 52,7%, là các sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiện đang có sự dịch chuyển tuy chưa thật mạnh mẽ sang công nghiệp và dịch vụ trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai bão lũ cùng với sự hình thành khu kinh tế Vũng Áng. Thu nhâp bình quân đầu người chỉ khoảng 10 triệu/người/năm, các nguồn vốn sinh kế còn nhiều hạn chế. Song song với chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ, sinh kế di dân hiện đang là sinh kế hiệu quả tại đây với 9,6% số người nhưng lại mang lại 31,6% thu nhập từ các nguồn sinh kế khi thiên tai bão lũ ảnh hưởng mạnh lên các nguồn vốn sinh kế. 3. Dựa trên các số liệu thống kê thu thập được từ 7 xã ven biển, luận văn đã phân tích tác động của thiên tai tới sinh kế ven biển như tác động đến nghề nghiệp, tài sản, thu nhập,… của cư dân. Sử dụng một số phương pháp lượng giá như phương pháp chi phí thay thế và chuyển giao lợi ích, luận văn đã đánh giá được thiệt hại của
các xã và phân lập thiệt hại theo 5 nguồn vốn sinh kế của khung sinh kế bền vững. Kết quả cho thấy xã Kỳ Ninh và Kỳ Nam là hai xã chịu thiệt hại năng nề nhất của bão lũ, đặc biệt là năm 2010 và năm 2013 khi có bão trực tiếp đổ bộ vào khu vực nghiên cứu.. Các phân tích dựa trên ước tính thiệt hại của các xã cho thấy nguồn vốn vật chất và nguồn vốn tự nhiên chịu thiệt hại nặng nề nhất. Phân tích chi phi-lợi ích cho thấy mức độ tàn phá lớn từ thiên tai mà chưa có nhiều các phịng chống, từ đó cho thấy cần phải có các nghiên cứu sâu hơn và dự án để phát triển bền vững sinh kế vùng ven biển này trước thực tế thiên tai bão lũ càng ngày càng phức tạp. 4. Dựa trên khung kinh tế bền vững ven biển và phân tích triển vọng tại 7 xã ven biển huyện Kỳ Anh, luận văn đã đưa ra khung sinh kế bền vững cho khu vực nghiên cứu khi xem xét đến các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh kế bền vững tại khu vực này như bão lũ ảnh hưởng nặng nề, vị trí địa chính trị đặc biệt,…. Luận văn cũng đưa ra các định hướng sinh kế nhằm phát triển kinh tế bền vững cho khu vực và cho từng xã trong khu vực. Các chiến lược sinh kế này bao gồm đa dạng hóa sinh kế, tận dụng mọi nguồn lực và điều kiện, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, bảo hiểm nguồn lực. Các mơ hình sinh kế dựa vào biển, dựa vào đất và không dựa vào đất, cụ thể cho 7 xã ven biển cũng đã được đưa ra trên cơ sở xem xét 5 tiêu chí bền vững của khung sinh kế.
KIẾN NGHỊ
1. Lương giá thiệt hại là một dữ liệu không thể thiếu để giúp cho các cơ quan quản lý ra quyết định chính xác nên các địa phương nên được đầu tư để có hệ thống thu thập dự liệu thiệt hại đầy đủ thống nhất nhằm làm thuận tiện cho quá trình triển khai sau này.
2. Lượng giá thiệt hại của thiên tai tới sinh kế là lĩnh vực nghiên cứu mới và mang tính liên ngành vì vậy cần có sự phối hợp của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để thực hiện nghiên cứu. Luận văn đề xuất cần có những nghiên cứu sâu hơn về sinh kế dựa trên khung sinh kế bền vững của khu vực 7 xã ven biển, từ đó xác định rõ ràng các mơ hình cụ thể và hiệu quả hơn phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý và phát triển bền vững sinh kế khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
2) Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NĐ-CP ngày
03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
3) Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và UNDP (2010), Xây dựng khả năng phục hồi: các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu của Dự
án Đói nghèo và Mơi trường.
4) Nguyễn Mậu Dũng (2010), “Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng
Đồng bằng sông Hồng: thực trạng và Giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số