Bảng 2.5. Khối lượng rác thu gom của HTX Thành Cơng ở các quận huyện phía Tây, Hà Nội Tháng Huyện 1 2 3 4 5 6 Tổng khối lƣợng (tấn) Thanh Xuân 3225,02 2620,35 1664,32 3510,6 4160,62 3232,77 18413,68 Từ Liêm 5260,46 3469,34 3224,52 2764,46 2233,04 4270,45 21222,27 Hoài Đức 4144,7 2134,56 1707,63 2527,98 2019,82 3034,67 15569,36 Đan Phƣợng 3699,87 1907,48 2534,27 2394,36 1879,23 2560,12 14975,33 Thạch Thất 3946,23 2991,34 2167,89 1345,67 2108,97 1956,79 14516,89
(Nguồn: Số liệu thống kê của HTX Thành Công 6 tháng đầu năm 2014)
Qua bảng số liệu, khối lƣợng rác thu gom của HTX Thành Công ở các quận huyện phía Tây, Hà Nội là rất lớn. Trong đó, lƣợng rác thu gom tập trung ở quận nội thành là Từ Liêm và Thanh Xuân. Khối lƣợng rác ở các huyện ngoại thành nhƣ Hoài Đức, Đan Phƣợng và Thạch Thất ít hơn. Sau đó, lƣợng rác này sẽ đƣợc vận chuyển tới các khu vực xử lý rác: nhà máy xử lý rác Nam Sơn, Xuân Sơn và bãi rác Phú Diễn.
Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR của HTX bao gồm: thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp.
+ Thu gom sơ cấp: bao gồm tồn bộ q trình dùng xe đẩy tay thu gom, phân loại, vận chuyển CTR từ các nguồn phát sinh khác nhau đến điểm cẩu rác.
+ Thu gom thứ cấp: Là quá trình thu gom các loại CTR từ các điểm cẩu rác đến khu vực xử lý bằng các xe ô tô chuyên dùng (vận chuyển rác và ép rác). HTX có 4 loại xe ơ tô với tải trọng khác nhau: 11 tấn, 8 tấn, 5 tấn và 2,5 tấn (đây là loại ô tô vận chuyển rác duy trì đƣờng phố ban ngày).
Hình 2.4. Sơ đồ các điểm cẩu thu gom rác tại khu vực quận Thanh Xuân của HTX Thành Công.
Hợp tác xã Thành Công tiến hành thu gom hầu hết các phƣờng trong địa bàn quận Thanh Xuân nhƣ: phƣờng Khƣơng Mai, phƣờng Nhân Chính, phƣờng Khƣơng Trung, phƣờng Thƣợng Đình....Sơ đồ các điểm cẩu tại khu vực Thanh Xuân (hình 2.4) cho thấy các điểm này khơng có khoảng cách cố định. Thực tế, các điểm cẩu chủ yếu là do địa phƣơng (phƣờng) quy định và thƣờng thay đổi theo thời gian.
Điều này làm cho việc thu gom rác thải của xã viên gặp khó khăn khi bất ngờ có sự thay đổi vị trí điểm cẩu.
Số xe thu gom và số công nhân làm vệ sinh là xấp xỉ bằng nhau. Trong trƣờng hợp số xe gom đƣợc huy động sử dụng tối đa (1 công nhân/1 xe gom), công nhân phải chờ đƣa rác lên xe ô tô mới tiếp tục lƣợt thu gom khác. Do đó, cơng nhân mất thời gian chờ đợi, kéo dài thời gian, giảm hiệu quả lao động và đây cũng là nguyên nhân khiến cho rác còn tồn đọng đến ngày tiếp theo.
Thời gian thu gom rác hộ dân hàng ngày là từ 5h sáng đến 13h và từ 13h 30 phút đến 17h. Thời gian này ảnh hƣởng rất lớn đến cơng việc và giao thơng đi lại vì thời gian tập kết rác là lúc mọi ngƣời đi làm về gây ùn tắc.
2.4.2. Thực trạng xử lý rác thải
Toàn bộ khối lƣợng rác thải thu gom đƣợc trên 5 quận huyện phía Tây thành phố Hà Nội bao gồm: huyện quận Thanh Xuân, huyện Từ Liêm, huyện Đan Phƣợng, huyện Hoài Đức, huyện Thạch Thất đƣợc hợp tác xã Thành Công vận chuyển về nhà máy xử lý rác Nam Sơn và Xuân Sơn. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu hiện trạng xử lý rác thải của HTX Thành Công tại bãi chôn lấp (BCL) và nhà máy xử lý rác Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội. Từ đó, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của khu xử lý rác đến môi trƣờng nƣớc và khí trong phạm vi khu vực nghiên cứu.
a. Tổng quan về khu xử lý rác thải Xuân Sơn Vị trí khu xử lý rác thải.
Khu xử lý rác thải đƣợc đặt tại xã Xuân Sơn (gần hồ thủy lợi Xuân Khanh), cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía Tây Nam. Khu xử lý gồm có bãi chơn lấp (BCL) và khu vực nhà máy đốt rác đối diện nhau, nằm ngay trên tuyến đƣờng 87B đi Tản Lĩnh (gần đƣờng đi suối Hai), đây là một vùng gò đồi thấp cách khá xa khu ở của dân cƣ.
Sơ đồ khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thành phố Sơn Tây, Hà Nội của hợp tác xã Thành Công đƣợc thể hiện ở hình 2.6.