Detector nhấp nháy dùng cho đo hàm lượng 14C trong mẫu địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng vị 14c và biến động của khí hậu ở việt nam (Trang 42 - 43)

Nếu xung xuất hiện liên quan tới bức xạ phát ra từ mẫu đo, thì ở lối ra của hai ống nhân quang điện cho hai xung có biên độ xấp xỉ nhau, đồng thời lối ra của ống nhân quang điện gắn liền với detector bảo vệ khơng có xung ra, khi đó hệ điện tử cho xung từ detector phân tích đi qua, để tới hệ phân tích tiếp theo.

Ngược lại nếu xung liên quan tới phơng thì biện độ xung lối ra ứng với hai ống nhân quang điện được gắn với detector phân tích có biên độ khác xa nhau, đồng thời lối ra của ống nhân quang điện gắn với detector bảo vệ có xung ở lối ra. Trong các trường hợp này, hệ điện tử điều khiển không cho xung từ detector trung tâm qua để tới hệ phân tích tiếp theo.

Detector bảo vệ được sử dụng là tinh thể nhấp nháy BGO (Bi4Ge3O12) là chất khơng hút ẩm, có phơng phát quang thấp, có dạng hình giếng và được đặt trong hệ giảm phông cả chủ động (phương pháp đối trùng) lẫn thụ động (phương pháp che chắn bằng chì sạch) nhằm nâng cao hiệu suất ghi của máy. Hệ đo Tri-carb 2770TR/SL đã sử dụng 250kg chì để che chắn detector phân tích, để giảm bức xạ vũ trụ và các phông từ vật liệu xung quanh bay vào. Tiếp theo là lớp cadimi và lớp đồng để che chắn bức xạ nơtron và bức xạ tia X.

Hệ đo nhấp nháy lỏng Tri-carb 2770 TR/SL làm việc theo chế độ chuyển mẫu tự động. Mẫu chuẩn, mẫu phơng và mẫu phân tích được đo theo chế độ chuyển mẫu tự động. Thứ tự các phép đo, thời gian đo được đặt trước khi đo mẫu. Việc xác lập này thông qua máy tính, theo phần mềm chuyên dụng đi kèm máy. Vùng năng lượng được chọn phân tích từ 16keV đến 156keV. Ngưỡng phát hiện của máy khoảng chừng 0,049 dpm/1gC. Sơ đồ hoạt động của máy đo nhấp nháy lỏng Tri- carb 2770TR/SL được chỉ trong hình 2.15.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng vị 14c và biến động của khí hậu ở việt nam (Trang 42 - 43)