Nội dung của việc đăng ký đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện thủ thừa (Trang 26 - 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung của việc đăng ký đất đai

Tuỳ thuộc vào mục đích và đặc điểm của cơng tác đăng ký, đăng ký đất đai được chia thành 2 hình thái đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai.

1. Đăng ký đất đai ban đầu.

Đăng ký đất đai ban đầu là việc người sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận đến làm thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được đăng ký quyền sử

dụng đất theo một quy trình, trình tự, thủ tục nhất định để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho tồn bộ đất đai và cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các chủ sử dụng đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính: " Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính [3].

* Thủ tục đăng ký đất đai ban đầu.

+ Đối tượng thực hiện: Tất cả những người đang sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện hành và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Thành phần hồ sơ:

Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;

Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc cơng trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, cơng trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, cơng trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

Báo cáo kết quả rà sốt hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;

Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh thì ngồi giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, Bộ trưởng Bộ Cơng an về vị trí đóng qn hoặc địa điểm cơng trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

* Trình tự thực hiện: - Bước 1. Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất có yêu cầu đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện nơi đã thành lập Trung tâm (sau đây gọi là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp huyện) hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (sau đây gọi là cơ quan tiếp nhận.

- Bước 2. Thẩm định hồ sơ; chuyển hồ sơ đến UBND cấp xã giải quyết theo

thẩm quyền (01 ngày)

- Bước 3. Xác nhận hiện trạng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (01 ngày) - Bước 4. Niêm yết tại UBND cấp xã; giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai; chuyển kết quả về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (16 ngày)

- Bước 5. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác minh thực địa, xem xét điều kiện cấp giấy chứng nhận; lấy ý kiến các cơ quan có liên quan (01 ngày)

- Bước 6. Trả lời ý kiến đối với tài sản gắn liền với đất (02 ngày)

- Bước 7. Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; lập phiếu chuyển thơng tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai (01 ngày)

- Bước 8. Xác định nghĩa vụ tài chính; chuyển thơng báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (03 ngày)

- Bước 9. Gửi thơng báo thực hiện nghĩa vụ tài chính cho người nộp hồ sơ - Bước 10. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Bước 11. In giấy chứng nhận (01 ngày)

- Bước 12. Kiểm tra giấy chứng nhận (01 ngày) - Bước 13. Ký giấy chứng nhận (01 ngày)

- Bước 14. Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính - bổ sung (01 ngày)

- Bước 15. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (1/2 ngày).

2. Đăng ký biến động đất đai.

Theo Khoản 3 Điều 3 Thơng tư 24/2014/TT.BTNMT giải thích từ ngữ thì: “Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật” [2].

Tính chất cơ bản của đăng ký biến động quyền sử dụng đất là xác nhận sự thay đổi nội dung của những thửa đất đã được đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ địa chính hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Thủ tục, trình tự, hồ sơ đăng ký biến động đất đai.

+ Đối tượng thực hiện: Tất cả những người đang sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện hành đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có biến động và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Người sử dụng đất có một trong 5 loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (đang cấp hiện hành), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở (theo Nghị định 60/CP, Nghị định 61/CP), Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và cơng trình xây dựng (theo Nghị định 95/CP). Sau khi làm thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận

thừa kế, tặng cho, chuyển đổi quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành người sử dụng đất mới. Hay Nhà nước thu hồi một phần diện tích đất, thửa đất bị sạt lở tự nhiên, tách thửa, hợp thửa,… thì người sử dụng đất phải đem Giấy chứng nhận và hồ sơ kèm theo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai.

* Trình tự, thủ tục đăng ký biến động (chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)

*Trình tự thực hiện:

- Bước 1 Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện - nơi đã thành lập Trrung tâm (sau đây gọi là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp huyện) hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (sau đây gọi là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp xã).

- Bước 2. Thẩm định hồ sơ; lập phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai (04 ngày)

- Bước 3. Xác định nghĩa vụ tài chính; chuyển thơng báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (03 ngày)

- Bước 4. Gửi thơng báo thực hiện nghĩa vụ tài chính cho người nộp hồ sơ - Bước 5. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Bước 6. Chỉnh lý giấy chứng nhận; cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính (02 ngày)

- Bước 7. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (1/2 ngày)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện thủ thừa (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)