CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Mô tả sơ lƣợc khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Phúc Hòa
Phúc Hịa nằm ở phía Đơng Bắc của huyện Tân Yên, tiếp giáp với các xã: Hợp Đức, Tân Trung, Cao Thƣợng, Liên Sơn huyện Tân Yên, xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế. Diện tích tự nhiên là 1.097,8 ha; các vị trí tiếp giáp cụ thể của xã:
- Phía Đơng giáp xã Hợp Đức, huyện Tân n và xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế. - Phía Tây giáp xã Liên Sơn, huyện Tân Yên.
- Phía Nam giáp xã Cao Thƣợng, huyện Tân Yên. - Phía Bắc giáp xã Tân Trung, huyện Tân Yên.
Xã Phúc Hịa có địa hình bán sơn địa, gồm các đồi núi thấp bao quanh tạo ra địa hình xã hình lịng chảo thấp về phía Đơng, thƣờng xun xảy ra úng ngập cục bộ ở thơn Đìa và thơn Phúc Lễ, độ chia cắt trung bình, thuận lợi phát triển kinh tế vƣờn đồi trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả và trồng cây lâm nghiệp.
Đất tự nhiên của xã chủ yếu là đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit chiếm 680 ha và đất phù sa có sản phẩm feralit chiếm 210 ha hiện đang dùng cho việc trồng cây lúa, cây ăn quả, rau và cây công nghiệp ngắn ngày.
Xã Phúc Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và tiểu vùng khí hậu miền núi. Trong năm có 4 mùa: mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa đông lạnh và khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn lại là mùa xuân và mùa thu mang tính chuyển tiếp. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25°C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6-7-8 từ 32 -34°C, có đợt nắng nóng kết hợp với gió tây nhiệt độ lên đến 36- 37°C gây thiệt hại lớn trong sản xuất nơng nghiệp. Trong năm có 3 tháng nền nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1-2 năm sau, có năm rét đạm kéo dài nhiệt độ từ 5-7°C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.800 -2.000 mm, mƣa tập trung vào tháng 7-8-9, có năm mƣa nhiều, lƣợng mƣa lớn gây ngập, úng cục bộ, lƣợng mƣa thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1-2-3 năm sau. Xã Phúc
Hịa nằm trong vùng có bức xạ nhiệt trung bình, số giờ nắng bình quân cả năm 1.720 giờ, cao nhất là vào tháng 6,7 và tháng 8.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm là 86%. Mùa đông, những ngày khô hanh độ ẩm xuống thấp dƣới 50% (thƣờng xảy ra vào tháng 12). Cuối đông sang xuân vào những ngày mƣa phùn độ ẩm lên tới 89%.
Trên địa bàn xã có con Sơng Thƣơng chảy qua. Đây là nguồn nƣớc ngọt cung cấp nƣớc cho sản xuất và đời sống cho xã Phúc Hịa. Ngồi ra nguồn nƣớc dƣới đất cung cấp nƣớc sinh hoạt cho các giếng khơi, giếng khoan phục vụ sinh hoạt trong nhân dân trong xã.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Phúc Hòa
Dân số: Năm 2017 dân số của toàn xã là 7.200 ngƣời với 2.095 hộ, chủ yếu là dân
tộc kinh. Toàn xã có 1.793 hộ làm nông nghiệp chiếm 85,62%; 80 hộ làm CN- TTCN chiếm 3,82% và 222 hộ kinh doanh dịch vụ chiếm 10,56%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo qua đào tạo 53%; số lao động đƣợc đào tạo mới là 250 ngƣời; xuất khẩu lao động là 30 ngƣời [19].
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã Phúc Hịa dần có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2016: 14,9%. Tổng giá trị sản xuất là: 333 tỷ đồng. Trong đó:
Nông-lâm-thủy sản: 111,6 tỷ đồng
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng: 118,2 tỷ đồng Thƣơng mại-Dịch vụ: 103,2 tỷ đồng
Bình quân thu nhập đầu ngƣời: 33,8 triệu đồng [19].
Sản xuất nơng nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng năm 2016 là: 1.097,8 ha
Trong đó, diện tích cây lúa: 275,5 ha. Ngơ, cây rau màu diện tích 317 ha và cây ăn quả tổng diện tích là 680 ha, trong đó diện tích cây vải sớm ƣớc 560 ha, diện tích bƣởi là 23,5 ha, nhãn là 61 ha, cam 5 ha, ổi 3,5 ha, còn lại là những cây ăn quả khác. Cây ăn quả cũng đƣợc chú trọng phát triển về giống để tăng năng suất và chất
lƣợng. Sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt: 10.038,06 tấn. Sản lƣợng thóc là: 8.927,55 tấn. Sản lƣợng ngô: 1.110,51 tấn. Sản lƣợng cây mía: 3.840 tấn. Ngành chăn ni đang có chiều hƣớng phát triển tốt theo mơ hình trang trại. Việc thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã đƣợc thực hiện đạt trên 80% kế hoạch. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng từ chăn nuôi trong các khu dân cƣ đang dần đƣợc khắc phục. Tổng đàn trâu, bị cả xã có: 1.892 con. Tổng đàn lợn có: 4.949 con [19]. Tồn bộ diện tích rừng đƣợc chăm sóc và bảo vệ tốt, khơng có tình trạng đốt, phá và cháy rừng xảy ra. Quyền lợi của ngƣời trồng rừng đƣợc đảm bảo. Năm 2016 xã đƣợc UBND Huyện hỗ trợ 01 vạn cây keo lá tràm để trồng bổ sung tại các thôn có diện tích rừng đã khai thác nhằm khép kín diện tích đã khai thác đảm bảo đúng tiến độ và phấn đấu tỉ lệ che phủ rừng tại địa phƣơng đạt 20,7% vào năm 2020.
Ngành dịch vụ thƣơng mại : Thƣơng mại dịch vụ tiếp tục phát triển, thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ gia đình có nhiều khởi sắc, các mặt hàng kinh doanh đa dạng nhƣ: Bán hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống, vận tải, nhà trọ,....Hiện tại trên địa bàn xã có 255 hộ gia đình kinh doanh cá thể với doanh thu bình quân trên 14,5 triệu đồng/hộ/tháng [19].
2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên và KT-XH đến việc sử dụng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp
* Thuận lợi:
- Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của xã Phúc Hòa là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao và có thể khoanh vùng đƣợc dịch bệnh nếu bùng phát.
- Với lợi thế có tiềm năng đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng. Cơ cấu chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp tập trung phát triển cây ăn quả tận dụng đƣợc diện tích đất đồi trong những năm gần đây.
- Ngƣời dân đã có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nơng nghiệp, biết ứng dụng công nghệ cao, phát hiện sâu bệnh và phun thuốc phòng trừ kịp thời.
* Khó khăn:
- Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp tại xã chiếm hơn 80%, nhƣng đa phần
trình độ kỹ thuật khơng cao, coi trọng kinh nghiệm hơn kiến thức khoa học do đó dễ dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc BVTV khơng đúng cách gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời và mơi trƣờng.
- Do khí hậu nhiệt đới nắng mƣa thất thƣờng nên lựa chọn thời điểm phun cũng rất quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng thuốc.
- Từ năm 2014, trên địa bàn xã mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả có múi làm gia tăng lƣợng hóa chất BVTV giết hại thiên địch, xuất hiện các loại sâu bệnh mới hay biến thể của sâu bệnh cũ với sức chống chịu cao hơn, sẽ gây ra khó khăn trong việc phịng trừ. Tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp khiến cho cơng tác dự báo cũng khó có thể theo kịp.