Công Điểm Thành
tiền Công Điểm
Thành
tiền Công Điểm
Thành tiền Công Thành tiền Công Thành tiền 1 Nguyễn Thanh Ngọc 2,96 0,4 29 8.716.789 8.716.789
2 Nguyễn Thị Mai Linh 3,58 0,3 29 7.654.926 7.654.926
3 Chu Thị Yên 3,58 21 5.039.889 572.000 5.611.889
4 Nguyễn Thị Lan Dung 2,65 25 3.493.759 572.000 3 253.788 166.000 4.485.547
5 Hoàng Thị Khánh Vân 3,27 29 4.564.428 572.000 5.136.428 6 Nguyễn Thị Hồng 2,37 29 2.963.708 544.000 3.507.708 7 Đỗ Thị Thanh Nhàn 2,34 0,2 29 3.185.590 572.000 3.757.590 Tổng cộng 20,75 0,9 191 0 35.619.08 9 2.832.000 3 253.788 166.00 0 38.870.877
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG KÌ II (Tháng 12/2011) STT Họ và tên Tổng số (bảng Tạm ứng kì I Các khoản khấu trừ BHXH 6% BHYT 1.5 % BHTN 1% ĐP 1% 1 Nguyễn Thanh Ngọc 8.716.789 3.000.000 167.328 41.832 27.888 87.168 324.216 5.392.573 2 Nguyễn Thị Mai Linh 7.654.926 2.000.000 193.224 48.306 32.204 76.549 350.283 5.304.643 3 Chu Thị Yên 5.611.889 1.000.000 178.284 44.571 29.714 56.119 308.688 4.303.201 4 Nguyễn Thị Lan Dung 4.485.547 1.000.000 131.970 32.993 21.995 44.855 231.813 3.253.734 5 Hoàng Thị Khánh Vân 5.136.428 1.000.000 162.846 40.712 27.141 51.364 282.063 3.854.365 6 Nguyễn Thị Hồng 3.507.708 1.000.000 118.026 29.507 19.671 35.077 202.281 2.305.427 7 Đỗ Thị Thanh Nhàn 3.757.590 1.000.000 116.532 29.133 19.422 37.576 202.663 2.554.927 Tổng cộng 38.870.87 7 10.000.000 1.068.21 0 267.054 178.035 388.70 8 1.902.007 26.968.87 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người lập biểu T/Phòng kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Ký họ tên) (Ký, họ tên) (Ký họ tên, đóng dấu)
2.2.6. Phân tích về tình hình sử dụng lao động và tiền lương của nhà máy.
Công tác tổ chức lao động và tình hình sử dụng lao động tại nhà máy trong những năm qua khá hiệu quả. Tuy số lượng lao động có giảm nhưng kết quả sản xuất kinh doanh vẫn đảm bảo theo đúng kế hoạch đặt ra, năng suất lao động tăng, đời sống người lao động được cải thiện.
Về tiền lương, nhà máy áp dụng hai hình thức trả lương: Tính theo sản phẩm và tính theo công nhật đối với hai đối tượng lao động là lao động trực tiếp sản xuất và lao đông gián tiếp rất có hiệu quả, một mặt tạo sự công bằng cho người lao động mặt khác tạo động lực thúc đẩy họ làm việc. Tuy còn một số hạn chế trong việc tính lương và xác định tiêu chuẩn đánh giá công việc ở khối lao động gián tiếp nhưng nhìn chung công tác tiền lương của nhà máy đã và đang làm khá tốt.
2.3. Tình hình chi phí và giá thành2.3.1. Phân loại chi phí của Nhà máy. 2.3.1. Phân loại chi phí của Nhà máy.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.
Nhà máy kẽm Điện Phân TN áp dụng cách phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Theo cach phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành những khoản mục tương ứng với những khoản mục giá thành, những chi phí có chung công dụng kinh tế được xếp vào một khoản muc chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí đó như thế nào. Chi phí sản xuất được chia làm ba khoản mục chi phí:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Tại nhà máy chi phí NVLTT được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí về NVL chính, nhiên liệu như quặng kẽm sunfua, bột kẽm... tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
• Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT. Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào đơn giá tiền lương và khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, đơn giá tiền lương, hệ số cấp bậc lương làm cơ sở tính lương cho người lao động và trích lập các khoản theo lương.
+ BHXH: được trích 20%, trong đó tính vào chi phí 15% và 5% trừ vào lương của người lao động.
+ BHYT: được trích 3%, trong đó tính vào chi phí 2% và 1% trừ vào lương của người lao động.
+ KPCĐ: được trích 2% tính vào chi phí.
Sau khi tính lương và trích lập các khoản theo lương kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán lương. Kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương lập: “Bảng phân bổ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ”.
• Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại (những chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất như chi phí khấu hao máy móc thiết bị, lương của cán bộ quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài...
Chi phí sản xuất chung tại nhà máy bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất. + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác.
=> Cách phân loại này có tác dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của sản phẩm theo khoản mục, tính toán chính xác giá thành thực tế của sản phẩm, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến giá thành sản phẩm, từ đó phục vụ cho công tác phân tích giá thành sản phẩm và giám sát việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm…
2.3.2. Giá thành kế hoạch.
2.3.2.1. Căn cứ và phương pháp tính.
• Căn cứ tính giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kỳ trước.
- Căn cứ vào giá thực tế trên thị trường của các vật tư không có giá quy định - Kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm do phòng kế hoạch lập ra. - Định mức kinh tế - kỹ thuật (định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm)
- Định mức đơn giá tiền lương cho năm tới.
- Định mức tiêu thụ điện năng cho 1 đơn vị sản phẩm.
- Phân bổ chi phí sản xuất theo yếu tố của sản phẩm kế hoạch. - Căn cứ vào giá thành thực hiện kỳ báo cáo của nhà máy.