Phương pháp trả lương của nhà máy

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị kinh doanh tại nhà máy kẽm điện phân thái nguyên (Trang 31 - 34)

4. Hệ số lao động chưa được giao việc (H4) 0.004 0.002 51

2.2.5.1.Phương pháp trả lương của nhà máy

Theo chế độ hiện hành thì các doanh nghiệp sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động theo chế độ quy định đã được kí kết với người lao động. Với nhà máy Kẽm điện phân thì trả lương theo sản phẩm, theo thời gian.

- Lương gián tiếp (lương theo công nhật): áp dụng với khâu quản lý

- Lương trực tiếp (lương theo sản phẩm): áp dụng với khâu trực tiếp sản xuất.

Theo nghị định số 26/CP được tính cả phụ cấp độc hại, tính lương theo lễ, phép là thời gian mà cán bộ công nhân viên được nghỉ hưởng lương.

Cách trích BHXH của nhà máy: nhà máy thực hiện chế độ bảo hiểm theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% là của nhà máy được tính vào chi phí kinh doanh còn lại là người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHXH được chi tiêu trong các trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

Quỹ BHYT: để thanh toán tiền khám chữa bệnh, viện phí cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh.

Là hình thức trả lương theo khối lượng, số lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương quy định cho một đơn vị sản phẩm.

Việc xác định đơn giá tiền lương sản phẩm dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc được chuyển sang cho phân xưởng khác và đơn giá tiền lương quy định cho một đơn vị sản phẩm.

Hình thức trả lương theo sản phẩm: Theo hình thức này Nhà máy trả

lương cho người lao động theo đơn giá sản phẩm đã được Nhà máy xác định và số lượng sản phẩm hoàn thành.

Tổng tiền lương

sản phẩm =

Tổng số lượng sản

phẩm x

Đơn giá tiền lương 1 đơn vị sản phẩm

Đơn giá tiền lương cho mỗi loại sản phẩm là khác nhau và tại mỗi bộ phận, mỗi tổ cũng khác nhau.

Ngoài ra khi quản lý phân xưởng yêu cầu công nhân làm thêm giờ, tăng ca thì Nhà máy phải trả lương cho các sản phẩm làm thêm giờ.

Để tính lương cho một phân xưởng căn cứ vào:

- Phiếu nhập kho sản phẩm trong tháng và căn cứ vào đơn giá tiền lương ứng với các loại sản phẩm đã hoàn thành.

+ Đơn giá tiền lương căn cứ vào:

Thứ nhất: Thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (khối lượng).

Thứ hai: Bậc thợ trung bình tiên tiến để hoàn thành một đơn vị sản phẩm.

Tính lương cho một công nhân trực tiếp sản xuất thì căn cứ vào điểm(giờ sản phẩm) từng cá nhân và căn cứ vào tổng số tiền lương của tổ.

nhân nhân tổng điểm cả tổ

Điểm hoặc giờ sản phẩm của cá nhân do tổ đánh giá từng người căn cứ vào mức độ đóng góp sức lao động để hoàn thành công việc và trình độ tay nghề cao hay thấp hơn.

Khi thanh toán lương theo hình thức này thì lương cơ bản không có ý nghĩa trong công thức trên mà chỉ có ý nghĩa khi tính lương thời gian, lương nghỉ lễ phép.

Công thức tính như sau:

Số lương nghỉ lễ, phép = Tiền lương cơ bản x công nghỉ lễ phép

tổng số ngày công tháng

Cách tính lương thời gian

Áp dụng đối với nhân viên của các bộ phận văn phòng như: Phòng Tổ chức – hành chính, Phòng Kế toán – thống kê; Phòng kĩ thuật, Phòng Kế hoạch – vật tư, Phòng Hoá – KCS. Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và tháng lương theo quy định. Lương thời gian được tính như sau:

Lương cấp bậc

Lương thời gian = x

26

- Lương cấp bậc = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc

- Hệ số cấp bậc : Căn cứ vào bằng cấp và thời gian công tác của mỗi người mà có hệ số cấp bậc lương khác nhau.

- Mức lương tối thiểu mà Nhà máy áp dụng từ ngày 5/10/2011 là 1.550.000đ

- Các khoản phụ cấp gồm:

+ Phụ cấp chức vụ = Hệ số phụ cấp x 1.550.000đ

VD: Hệ số phụ cấp của trưởng phòng là 0,4 của phó phòng là 0,3

Số ngày làm việc thực tế trong tháng

+ Phụ cấp K3, độc hại: Theo quyết định của Nhà máy đối với từng công đoạn.

Tuy nhiên thu nhập của nhân viên hành chính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Công thức trên chỉ có ý nghĩa minh hoạ, thực tế ngoài điểm chức danh cho từng nhân viên, giám đốc nhà máy còn cho mỗi đơn vị phòng ban thêm một quỹ điểm riêng, điểm này được gọi là điểm khoán vì nó sẽ tương ứng với một quỹ lương nhất định và được các phòng ban chia ngược lại cho các nhân viên theo các tiêu chí khác nhau nhưng chủ yếu là:

- Công việc nhiệm vụ được giao

- Mức độ hoàn thành, trách nhiệm công việc - Ngày công đi làm thực tế

Mặt khác tùy vào tính chất công việc của các nhân viên phòng ban thì có thêm tiền công tác phí đi lại khi đi công tác, tiền Card điện thoại... hoặc nếu công việc trong đơn vị có người nghỉ không đi làm hoặc hưởng lương theo chế độ thì tiền lương khoán của đơn vị đó được chia lại cho các nhân viên còn lại.

Hình thức trả lương theo thời gian cho nhân viên phục vụ phân xưởng cũng được tính như nhân viên hành chính hoặc theo chế độ khoán cụ thể với từng công việc.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị kinh doanh tại nhà máy kẽm điện phân thái nguyên (Trang 31 - 34)