ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 43)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung đánh giá các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất các làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các thông tin và số liệu từ các báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu, hiện trạng phát sinh, quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới, Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Bằng trực quan tiến hành khảo sát tại một số địa điểm thu gom, vận chuyển của các xã, thị trấn để nắm bắt các thông tin về:

+ Phương pháp thu gom, hình thức vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề;

+ Các tuyến thu gom, hình thức vận chuyển rác thải sinh hoạt; + Ý thức, thái độ của người dân trong vấn đề thu gom rác thải;

+ Tình trạng mơi trường theo đánh giá chủ quan tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện;

* Phương pháp điều tra thực địa bằng bảng câu hỏi:

Lập phiếu điều tra hộ gia đình dạng câu hỏi đóng để thu thập các số liệu về khối lượng, thành phần rác thải và công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương. Phân chia làm 3 nhóm: Hộ nghèo, hộ trung bình, hộ giàu và tiến hành phân phối điều tra đều trên 33 thị trấn, xã của huyện.

Lập phiếu điều tra đối với các làng nghề để thu thập số liệu về loại chất thải, khối lượng, thành phần rác thải và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại các làng nghề.

Xác định số phiếu điều tra.

+ Đối với CTRSH:

Điều tra từng hộ gia đình. Số hộ cần điều tra của huyện được tính theo cơng thức thức của Yamane (1967 – 1986): 2 1 .(1 ) N n N e   

Trong đó: n: Số hộ điều tra, N: Tổng số hộ, e: độ tin cậy,

Số hộ điều tra thực tế là n + 10%.

Kết quả xác định n = 594. Vậy mỗi xã tiến hành điều tra 18 hộ, được chia làm 3 nhóm hộ: giàu, nghèo, trung bình; mỗi nhóm hộ là 6 phiếu.

+ Đối với CTR làng nghề: Phát phiếu điều tra 02 nhóm đối tượng: hộ sản xuất và hộ không sản xuất. Mỗi làng nghề điều tra 10% số hộ sản xuất và số hộ không sản xuất lấy số phiếu điều tra tương đương.

Ngoài ra, nghiên cứu còn kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân của các xã, thị trấn về vấn đề liên quan đến hiện trạng và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề ở.

2.2.3. Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu

Sử dụng các phần mềm phổ biến như Exel để tổng hợp và xử lý số liệu, thông tin thu thập bằng bảng biểu, biểu đồ minh họa cho các vấn đề trong đề tài.

2.2.4. Phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích

- Phương pháp thực hiện lấy mẫu nước thải theo TCVN 5999-1995 Chất lượng nước: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

- Thiết bị lấy mẫu nước thải là thiết bị chuyên dụng để lấy nước thải. - Các thơng số phân tích bao gồm các thơng số sau:

- Phương pháp phân tích xác định các thơng số chất lượng nước thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn thực hiện theo hướng dẫn của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.

- Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng đất được quy định tại QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. Áp dụng cột A

- Mẫu sau khi được lấy sẽ gửi đến Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An để xử lý và phân tích mẫu theo đúng quy định.

- Vị trí lấy mẫu: Tại bể lọc cuối cùng của Bãi rác trước khi chảy vào hồ An Ngãi;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 43)