Phân loại rác thải tại nguồn theo phương án 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 73)

3.5.1.2. Thu gom, vận chuyển CTR

* Giải pháp quy hoạch các điểm tập kết CTR

Phương thức thu gom, vận chuyển chủ đạo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu bao gồm các loại hình như sau:

Hợp đồng với cơng ty TNHH Thái Bình Ngun: Các phương tiện thu gom

cỡ nhỏ sẽ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển thẳng đến bãi rác Ngọc Sơn để xử lý.

Xã tự tổ chức thu gom vận chuyển đến bãi rác Ngọc Sơn hoặc bãi rác của xã: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom CTR tại các bãi tập kết rác tạm sau

đó vận chuyển đến bãi rác của xã. Tại các bãi tập kết này đều quá tải, gây mất vệ sinh, làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thơng. Vì vậy, cần đề xuất thêm các điểm tập kết rác tại các xã này. Trung bình mỗi xóm cần quy hoạch 1 điểm tập kết rác. Các tiêu chí đối với các điểm tập kết rác:

- Gần các nguồn phát sinh CTRSH;

- Gần đường giao thơng chính đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan khu vực.

Thu gom CTR hữu cơ CTR có thể tái chế CTR nguy hại Còn lại Compost Tái chế Đốt Chôn lấp

- Đảm bảo các khoảng cách ly vệ sinh tới các khu vực lân cận, tốt nhất ở cuối hướng gió chủ đạo. Khoảng cách ly vệ sinh của điểm tập kết phải ≥ 20m

- Diện tích đất đai đủ rộng để đủ tập kết rác, từ 20 – 50 m2

- Khu vực dự kiến xây dựng điểm tập kết có mực nước ngầm thấp, khả năng chịu tải của đất tốt, xa các nguồn nước mặt, có lớp đất sét cách nước.

* Đầu tư trang thiết bị

- Cần phải tăng cường, đầu tư thêm phương tiện, trang thiết bị… để phục vụ

tốt cho công tác thu gom nhằm đáp ứng về việc gia tăng dân số từ nay đến năm

2025. Cụ thể:

+ Cần cải tiến phương tiện thu gom theo hướng cơ giới hóa, sử dụng đồng bộ thùng 240L để thu gom rác tập kết tại các khu dân cư. Thay đổi tất cả các xe tự chế của lực lượng thu gom rác thành các xe có thùng chứa kín, có nắp đậy. Thay mới mỗi phường 8 chiếc đẩy tay.

+ Thiết bị vận chuyển rác: Chọn xe ép rác nhỏ trọng tải 2-4 tấn đến điểm tập kết rác, xe ép lớn 7-10 tấn chuyển lên thẳng trạm xử lý.

+ Với khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn ngày càng lớn, số lượng công nhân hiện nay là không đủ, cần tăng cường số lượng công nhân và vệ sinh viên đảm bảo việc thu gom, vận chuyển CTR hoàn thành tốt. Cụ thể là: đối với dội thu gom rác “xã hội hóa” mỗi xã tự thu gom rác tăng thêm 5 người; Các công ty chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển CTR tăng thêm 20 người thu gom, và 20 lái xe ép rác.

- Việc thu gom rác là một công việc nặng và độc hại cần phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho cơng nhân và có một chính sách hợp lý cho cơng nhân trong việc bảo vệ sức khỏe trong lao động. Cụ thể như sau:

+ CTR thông thường: Dụng cụ làm việc của công nhân cần được trang bị

đầy đủ, bao gồm quần áo bảo hộ, găng tay, cuốc, xẻng, chổi, xe gom rác, thùng chứa rác...

+ Riêng với CTR nguy hại: được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng. Rác

và hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển và xử lý CTNH. Đối với loại CTR này cần phải được ghi rõ số lượng, khối lượng.

3.5.1.3. Giải pháp Xử lý CTR

- CTRSH: Đến năm 2015, Bãi chôn lấp rác thải tại xã Ngọc Sơn đã hết thời gian vận hành. Tuy nhiên, năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án xử lý CTRSH và công nghiệp tại Lèn Ngồi, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu. Hiện Dự án đã được phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường và triển khai xây dựng với công nghệ xử lý, tái chế CTRSH, CTRCN thành gạch block. Dự kiến cuối năm 2015 sẽ đi vào hoạt động. Nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động sẽ đảm bảo xử lý CTRSH, CTR làng nghề cho huyện Quỳnh Lưu và một số huyện phụ cận, góp phần giảm áp lực của CTRSH trên địa bàn huyện. [3]

- CTR nông nghiệp:

+ Phụ phẩm trồng trọt: Sau mỗi vụ thu hoạch, phụ phẩm trồng trọt được tận dụng để làm thức ăn cho gia súc trên địa bàn. Phần còn lại sẽ tiến hành tập kết tại đồng ruộng và sử dụng chế phẩm sinh học ủ ngay tại ruộng (trát bùn hoặc phủ nilong) bằng chế phẩm vi sinh vật VIXURA sau 20-30 ngày là hoai mục có thể cày bừa và canh tác cho vụ tiếp theo. Đây sẽ là nguồn phân bón hữu ích cho nơng nghiệp, giúp người dân giảm bớt tiền mua phân bón.

+ CTR chăn ni có thể xây dựng bể biogas với những hộ nuôi từ 5 lợn trở lên thông qua hỗ trợ của chính quyền xã. Những hộ khác (quy mô < 5 con) thì hướng dẫn bà con ủ phân cho hoai mục sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Cần lưu ý thu gom phân vào một đống trước khi rửa chuồng đối với chăn ni tại các hộ gia đình trong khu dân cư. Việc này sẽ làm giảm lượng phân ra cống rãnh, giảm cản trở dòng chảy.

3.5.2. Các giải pháp về cơ chế, chính sách

Để giải quyết vấn đề CTR phát sinh quá lớn từ các hoạt động đời sống, sản xuất và nâng cao công tác quản lý CTR tại huyện Quỳnh Lưu, các cơ quan quản lý

cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy định về quản lý, xử lý CTR nói chung và CTRSH nói chung.

- Xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động tại làng nghề. Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề đã quy định trách nhiệm của UBND các cấp và Sở TN&MT, cần có văn bản quy định rõ hơn trách nhiệm của các ngành như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơm, sở Cơng thương và các Sở có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề;

- Xây dựng ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, các chương trình kế hoạch quản lý CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng để thực hiện công tác quản lý CTR đồng bộ, xuyên suốt từ huyện đến xã, xóm.

- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành từ huyện đến xã, thơn xóm để tránh tình trạng bng lỏng quản lý, thực hiện trì trệ, đối phó.

- Xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại địa phương, theo từng hoàn cảnh của địa phương, các làng nghề cần cụ thể hóa quy định của pháp luật, xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường dưới dạng các quy định, hương ước, cam kết bảo vệ mơi trường của chính địa phương.

3.5.3. Các giải pháp quản lý

3.5.3.1. Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước

Mục đích nhằm nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, các quy định về quản lý CTR, tác động và khả năng giảm thiểu tại nguồn, phân loại và các biện pháp

tái sử dụng, tái chế, xử lý và tiêu hủy CTR.

Đối tượng đào tạo, tập huấn bao gồm: Phịng TNMT huyện; Cơng ty TNHH Thái Bình Nguyên.

Nội dung tập huấn tập trung vào những kiến thức về quản lý nhà nước; các quy định của nhà nước về BVMT, quản lý CTR; tác động và các khả năng giảm thiểu chất thải tại nguồn; phân loại và các biện pháp xử lý, tiêu hủy CTR; nội dung, phương pháp và kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý CTR

3.5.3.2. Giải pháp cải thiện cơ chế trong quản lý chất thải rắn

Đề xuất công tác tổ chức quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

- Tổ chức rà sốt tồn bộ các văn bản pháp quy hiện có về CTR cũng như các văn bản pháp quy về mơi trường có liên quan. Đề xuất danh mục hệ thống văn bản pháp quy về CTR;

- Quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của tất cả các cơ quan liên quan trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn từ Trung ương tới địa phương, đồng thời xây dựng cơ chế cộng tác chặt chẽ nhằm thực thi hiệu quả các quy định trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;

- Tuyệt đối không cấp phép hoặc đưa vào xây dựng các dự án không đảm bảo về việc kiểm sóat lượng chất thải rắn thải ra trong quá trình sản xuất hay vận hành. Yêu cầu các chủ dự án và chủ cơ sở kinh doanh cam kết thực hiện nghiêm túc các thủ tục về môi trường theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng và có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, ngành trong hoạt động quản lý về bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng trong giai đọan sắp tới.

- Cơ quan quản lý cần ban hành các quyết định về tổ chức cũng như hình thức thu gom, xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.

- Xây dựng hành lang pháp lý, có thể tổ chức hợp đồng hoặc đấu thầu để cho các công ty tham gia các họat động xã hội hóa thu gom và xử lý rác.

- Tạo điều kiện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ô nhiễm môi trường mà ở đây là vấn đề thu gom, vận chuyển cũng như xử lý chất thải rắn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

- Trước mắt cần ban hành các quy chế về tiêu chuẩn thùng chứa rác tại các hộ gia đình, về lệ phí thu gom cho từng đối tượng. Ban hành chính sách về việc kết hợp phí thu gom rác của các doanh nghiệp vào thuế, về đào tạo nguồn

nhân lực và chính sách bù lỗ cho các tổ chức cá nhân tham gia trong lĩnh vực thu gom và xử lý CTR.

Quản lý CTR không chỉ là việc riêng của các cơ quan chức năng mà nó cịn là nhiệm vụ mang tính cộng đồng xã hội. Do đó, tất cả các cá nhân tập thể, tổ chức xã hội phải tự giác gương mẫu chấp hành tốt các quy định về vệ sinh môi trường đô thị, cùng góp phần tích cực tham gia vào tuyên truyền giáo dục cho toàn xã hội, chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường.

3.5.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường bằng cách

- Đưa chương trình giáo dục mơi trường vào ngay từ các lớp mẫu giáo, trường phổ thông cơ sở để phổ cập kiến thức môi trường cho học sinh. Công tác giáo dục phải được đưa vào trong các trường học và sớm trở thành môn học bắt buộc. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thông qua phong trào “mùa hè sinh viên tình nguyện”. Đối với mỗi bậc học cần có hình thức học khác nhau, theo hình thức vừa học vừa chơi vừa tham gia nhặt rác tại trường học và khu dân cư. Xây dựng các quy ước nội quy bảo vệ môi trường ngay tại các khu dân cư, xây dựng “khu dân cư văn hoá xanh, sạch, đẹp”;

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân đô thị, nhất là trong việc loại bỏ chất thải hàng ngày, đa dạng hóa các hình thức tun truyền giáo dục như tranh ảnh quảng cáo,báo chí, phim ảnh, hội họp… để thu hút sự quan tâm chú ý của mọi đối tượng;

- Thông qua các tổ chức xã hội và các cấp chính quyền phát động các phong trào vệ sinh mơi trường, duy trì nề nếp vệ sinh hàng tuần, hàng tháng ở các khu tập thể, khu dân cư, đường phố;

- Tăng cường nhắc nhở và có biện pháp khuyến khích đối với người dân để họ có thể nhận thức được rằng việc nộp phí vệ sinh vừa có ý nghĩa hưởng lợi, vừa có tính nghĩa vụ.

3.5.3.4.Đề xuất các giải pháp kinh tế

Tạo nguồn tài chính ổn định bằng cách tăng ngân sách nhà nước cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý tiêu huỷ chất thải rắn, vì đây là ngành ít mang lại lợi nhuận mà chủ yếu vẫn mang tính cơng ích.

Tranh thủ sự viện trợ, tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác nước ngồi, thu hút đầu tư tiếp cận khoa học cơng nghệ tiên tiến.

Thu gom và xử lý rác không đúng phạt tiền các tổ chức cá nhân, vi phạm về đổ thải quy định, tiêu chuẩn ban hành (Căn cứ vào nghị định 26/CP về xử phạt hành chính).

Tăng giá phí và tỷ lệ thu phí trong dân để phần nào bù đắp các chi phí trong q trình quản lý CTR của huyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1/ Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, bộ mặt của Huyện Quỳnh Lưu ngày một thay đổi. Nhưng bên cạnh đó, việc quản lý CTR ở các đang là một yêu cầu cấp bách và cần thiết cho Quỳnh Lưu hiện tại và trong tương lai. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý CTR phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Quỳnh Lưu là rất cần thiết nhằm bảo vệ môi trường.

Các CTR phát sinh trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An gồm CTRSH, CTR nông nghiệp, CTR làng nghề, CTR y tế với khối lượng khoảng 1.133 tấn/ngày. Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là các CTR chăn nuôi (965410,6 kg/ngày), tiếp đến là CTR từ làng nghề (10500,4 kg/ngày), CTRSH (156704,3 kg/ngày). CTR từ trồng trọt và y tế chiếm tỷ lệ nhỏ (167,7 kg/ngày và 223,5 kg/ngày). Thành phần CTR chủ yếu là thành phần hữu cơ.

2/ Hiện tại đã có 33/33 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều tổ chức đội thu gom hoặc hợp đồng với công ty TNHH Thái Bình Nguyên để thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH, CTR làng nghề. Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn từ 70-85%. Các phương pháp xử lý CTR trên địa bàn: chôn lấp tại bãi rác tập trung, đốt, xử lý tại chỗ (đốt hoặc chôn trong vườn nhà), tái chế và thải ra bãi đất trống hoặc kênh mương. Các CTR nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn huyện ở đây thu gom hỗn hợp chưa thực hiện được công tác phân loại rác tại nguồn, CTNH chưa được phân loại mà cịn để lẫn với chất thải thơng thường.

Việc chôn lấp CTR hiện nay chủ yếu áp dụng tại các bãi rác phân tán ở một số xã đều chưa được chơn lấp đúng quy trình. Ngay cả bãi rác tập trung của huyện là bãi rác Ngọc Sơn cũng chưa được quản lý chặt chẽ. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm mơi trường nước, khơng khí, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Riêng CTR từ các hoạt động trông trọt chưa được thu gom, xử lý triệt để. Bãi rác của một số xã hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về vệ

sinh mơi trường do nước rỉ rác, mùi, khí thải và ruồi, muỗi bọ chuột,... Trong tương lai nếu khơng có những biện pháp khắc phục hợp lý thì chính những nơi chứa rác hiện hữu sẽ trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm.

Các phụ phẩm nơng nghiệp và bao bì thuốc BVTV vẫn cịn vứt bừa bãi trên đồng ruộng và kênh mương… CTR chăn nuôi do quy mô phân tán, nhỏ lẻ nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 73)