Các hình thức xử lý CTRSH trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 72)

- Bãi rác hợp vệ sinh Ngọc Sơn- xóm 5, xã Ngọc Sơn

Năm 2011, UBND huyện Quỳnh Lưu đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng bãi chơn lấp rác thải tại xóm 5, xã Ngọc Sơn để xử lý CTRSH cho toàn huyện. Với quy mơ diện tích 5 ha, xử lý CTRSH theo cơng nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác tối đa có thể tiếp nhận trong 1 năm là 40-50 tấn. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND huyện Quỳnh Lưu, dự kiến đến cuối năm 2015 bãi rác Ngọc Sơn sẽ ngừng hoạt động.

Bãi rác này được UBND huyện Quỳnh Lưu ký hợp đồng với Cơng ty TNHH Thái Bình Ngun xử lý. Hàng ngày công ty tiến hành vận chuyển CTRSH về tập kết đổ vào từng hồ chơn lấp sau đó san ủi, lăn lu ép và phun hóa chất xử lý mùi, cơn trùng chế phẩm vi sinh EM rồi tiến hành chơn lấp. Qúa trình cứ tiếp diễn cho đến khi đầy từng hố chôn lấp. Tuy nhiên CTRSH chưa được phân loại trước khi chôn lấp, nước rỉ rác được lắng và lọc qua hệ thống 4 bể lọc đơn giản rồi chảy vào Hồ An Ngãi – nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới tiêu cho hàng ngàn hộ dân xóm 6, 11, 5, 3, 13… của xã Quỳnh Tân.

Kết quả phân tích nước tại bể lọc cuối cùng của Bãi rác trước khi chảy vào hồ An Ngãi có mức độ ơ nhiễm khá cao. Đặc biệt là các chỉ số BOD, COD và tổng nitơ (Bảng 3.11). Các chỉ tiêu này trong nước thải từ bãi rác Ngọc Sơn đều vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn- QCVN 25:2009/BTNMT cột A. Cụ thể BOD5 vượt 7, 0 lần; COD vượt 3,42 lần, Tổng Nitơ vượt 3,7 lần, amoni vượt 1,1 lần. Để đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định, cần phải có các biện pháp xử lý nước thải từ bãi rác đạt QCVN 25:2009/BTNMT cột A trước khi xả thải vào môi trường.

Bảng 3.11. Chất lượng nước thải bãi rác Ngọc Sơn

TT Chỉ số Phương pháp Đơn vị Kết quả

QCVN 25:2009/BTNMT

(Cột A)

1 BOD5 TCVN 6001-1:2008 mg/l 210 30

2 COD Hach Method 8000 mg/l 171 50

3 Tỏng Nitơ Hach Method 10071 mg/l 55 15

4 Tổng

Photpho Hach Method 8190 mg/l 2,8 -

5 Amoni TCVN 6179 -11996 mg/l 5,5 5

6 Coliform TCVN 6187-1:2008 MNP/100ml 970 -

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An T9/2014)

- Bãi chôn lấp rác thông thường của các xã:

Hầu hết CTRSH hoạt được chôn lấp tại các bãi rác thơng thường, có quy mơ

các bãi chơn lấp rác ở các xã Quỳnh Giang, Quỳnh Diện, Quỳnh Tam, Tân Thắng,

Tân Sơn, Quỳnh Minh, Quỳnh Hưng.

Tại các bãi rác của các xã này, rác thải được xử lý đốt lộ thiên và chơn lấp đơn giản bằng các hình thức thủ cơng. Chính quyền các xã đã cũng áp dụng nhiều biện pháp để quản lý, vận hành bãi rác của xã như định kỳ 1 lần/tháng tổ chức phun chế phẩm vi sinh EM để thúc đẩy quá trình phân hủy rác hữu cơ; 1 - 2 lần/năm tổ chức cào dồn, đầm nén phủ lớp đất chôn lấp theo lớp; lắp đặt các biển báo hướng dẫn đổ rác,... Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các bãi rác vẫn luôn diễn ra do rác thải không được xử lý chôn lấp hợp vệ sinh, nước rỉ rác không được thu gom, xử lý và tình trạng đổ rác bừa bãi trên trục đường vào bãi rác vẫn đang diễn ra thường xuyên. Đây chính là nơi trú ngụ và sinh sơi của các loại sinh vật có khả năng gây bệnh cho con người như ruồi muỗi, rán, chuột,… Từ thực trạng này, cần nghiên cứu cụ thể hơn để có các phương án mới để xử lý CTRSH hiệu quả trên địa bàn các xã và dần xóa bỏ các bãi rác này.

3.2.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Như đã trình bày tại phần trên, hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đang có 01 bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu, 01 trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu và 33 trạm y tế tại các xã, thị trấn. Chất thải rắn y tế thường được xử lý riêng, do các bệnh viện quản lý.

Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu có khối lượng phát sinh chất thải rắn 113 kg/ngày được thu gom, phân loại tại các khoa phịng. CTR sinh hoạt thơng thường được tập kết và hợp đồng với công ty TNHH Thái Bình Nguyên thu gom vận chuyển và đưa đi xử lý. Riêng CTR y tế nguy hại bệnh viện xử lý bằng lò đốt Công nghệ đốt Chuwa Satr của Nhật công suất 20kg/h.

Trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu có khối lượng phát sinh chất thải rắn 28 kg/ngày được thu gom, chất thải này cũng được phân loại tại các khoa phòng và được hợp đồng với cơng ty TNHH Thái Bình Ngun vận chuyển và xử lý. Trong

đó, các CTNH sẽ được thu gom từ các khoa, phòng và chuyển sang bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu để xử lý theo hình thức đốt.

Ở các trạm y tế xã, thị trấn, các CTRSH và CTNH chưa được thu gom, phân loại và để lẫn với nhau, sau đó được thu gom, vận chuyển lẫn với CTR sinh hoạt và chôn lấp tại các bãi rác của từng xã.

3.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn làng nghề trên

địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Như đã trình bày ở phần trên CTR từ các làng nghề CBHS trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tương đối lớn, chủ yếu là phụ phẩm hải sản được thải bỏ trong quá trình sơ chế. Khối lượng CTR tương đối lớn thường được bà con nông dân tận dụng một phần làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc hoặc bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc trên địa bàn.

CTR từ các làng nghề MDD chủ yếu là gỗ thải, chai lọ đựng dầu, sơn,vecni, giẻ lau dính dầu mỡ.... CTR từ hoạt động sản xuất của các làng nghề được phân loại, thu gom riêng tùy thuộc vào khả năng tái sử dụng của CTR. Vỏ chai lọ đựng dầu, vecni... được được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc bao bì khác để bán lại cho cơ sở tái chế. Gỗ thải, mùn cưa được tận dụng để đun nấu tại các gia đình hoặc bán cho các cơ sở trồng nấm trên địa bàn huyện Yên Thành. Giẻ lau dính sơn, dầu mỡ được tập trung và đem đi xử lý cùng với CTR sinh hoạt.

3.2.4. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nông nghiệp trên địa

bàn huyện Quỳnh Lưu

CTR nông nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tương đối lớn tuy nhiên không tổ chức thu gom tập trung hàng ngày như CTRSH. Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và loại phụ phẩm nơng nghiệp khác nhau mà các hình thức thu gom xử lý cũng rất khác nhau. Ví dụ như ở huyện Quỳnh Lưu có số lượng trâu, bị, lợn, gia cầm tương đối lớn. Tuy nhiên do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, không tập

trung nên CTR từ các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn không được xử lý mà được dùng để bón trực tiếp cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho cá tại các ao hồ trên địa bàn. Việc này làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, khơng khí và sức khỏe cộng đồng.

Đối với các phụ phẩm trồng trọt thường không được thu gom và đổ đúng nơi quy định. Trước đây, khi đời sống còn chưa phát triển, rơm rạ, thân, lá cây ngô, lạ thường được bà con nông dân tận dụng để đun nấu. Tuy nhiên những năm gần đây, đời sông được nâng cao, người dân chủ yếu chuyển sang sử dụng điện, than, gas... nên sau khi thu hoạch xong một phần nhỏ được thu gom về làm thức ăn chăn nuôi phần cịn lại thường vứt ngay tại ngồi đồng ruộng hoặc các kênh mương và để tự phân hủy, hoặc khi lượng chất thải quá lớn thì người dân tự thu gom và đốt tại đồng ruộng. Việc này không những gây ô nhiễm khơng khí mà cịn làm thất thoát một lượng lớn chất hữu cơ của đất.

Đáng chú ý là các CTNH từ các hoạt động nông nghiệp, chủ yếu bao gồm vỏ bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ). Với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện khoảng 19.395 ha, với định mức sử dụng trung bình từ 1,24 - 2,54kg/ ha. Như vậy khối lượng thuốc BVTV các loại được sử dụng: 36.656 tấn/năm. Như vậy mỗi năm thải ra mơi trường khoảng 3,665 tấn thải lượng bao bì, chai lọ các loại tương đương 10 kg/ngày. Tuy nhiên do thói quen cũng như người dân chưa ý thức được tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe và môi trường nên vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV các loại sau khi sử dụng xong thường vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng.

Ngoài ra chai lọ đựng thuốc thú ý, dụng cụ tiêm mổ thường được thu gom và vận chuyển đi xử lý cùng với CTRSH.

3.3.1. Ưu điểm

CTR trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu chủ yếu là CTR sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, hoạt động sản xuất tại 9 làng nghề MDD và CBHS trên địa bàn. Tổng khối lượng CTR phát sinh khoảng tương đối lớn: 1133 tấn/ngày. Công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện đã được đầu tư quan tâm. 100% các xã trên địa bàn huyện đều tổ chức thu gom CTRSH tại nguồn sau đó được vận chuyển đến nơi xử lý. Hoạt động thu gom rác từ các nguồn rác thải được thực hiện theo các lịch trình quy định để đảm bảo được tính liên tục của cơng việc. Các cơng ty đều thực hiện bảo hộ lao động cho người lao động và trang bị lao động. Mỗi công nhân trong đội vệ sinh đều được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và các dụng cụ lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người công nhân cũng như giúp cho công tác thu gom nhanh và hợp vệ sinh.

Công tác thu gom CTR trên địa bàn được sự đồng thuận, nhất trí của người dân. Theo kết quả điều tra thì có 59,2% người dân được hỏi đánh giá công tác thu gom CTR trên địa bàn huyện là hiệu quả; 22,5% ý kiến người dân đánh giá là tốt và chỉ có 18,3% người dân đánh giá công tác thu gom CTR trên địa bàn chưa thật sự hiệu quả.

3.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành quả đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn của huyện Quỳnh Lưu vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:

- CTR nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn huyện ở đây thu gom hỗn hợp chưa thực hiện được cơng tác phân loại rác tại nguồn để có thể tiết kiệm được chi phí cho việc chơn lấp và có thể tái chế một số vật dụng trong rác. Chất thải nguy hại chưa được phân loại mà còn để lẫn với chất thải thông thường.

- Biện pháp xử lý CTR chủ yếu là chôn lấp, tuy nhiên việc xử lý, chôn lấp tại các bãi rác đều chưa đúng quy trình, tiềm ẩn nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh các bãi rác.

- Quản lý CTR tại nguồn chưa tốt, vẫn còn hiện tượng người dân đổ rác, rác thải trồng trọt ra mương thoát nước, đường sá...

- Khả năng của các cơng ty có giới hạn nên các công ty không thể thu gom tất cả lượng rác thải sinh ra (tỉ lệ thu gom chỉ đạt 70-85% khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn). Phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH còn thiếu thốn, chưa đảm bảo, còn sử dụng các phương tiện thu

gom, vận chuyển thơ sơ như xe kéo, bị lốp, xe cơng nơng,... sẽ ảnh hưởng đến hiệu

quả công tác thu gom, vận chuyển rác; trong quá trình vận chuyển rác sẽ gây ô nhiễm môi trường. Chưa quản lý kịp thời các phương tiện thu gom không đúng tiêu chuẩn hay thu gom rác quá tải của các tổ “xã hội hóa” nên gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Một số xe thu gom, vận chuyển rác của công ty TNHH Thái Bình Nguyên để nước ép rác chảy ra đường khi vận chuyển.

- Bãi rác của một số xã hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về vệ sinh mơi trường do nước rỉ rác, mùi, khí thải và ruồi, muỗi bọ chuột,… Trong tương lai nếu khơng có những biện pháp khắc phục hợp lý thì chính những nơi chứa rác hiện hữu sẽ trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm

Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển CTR một cách hệ thống, mà tùy theo yêu cầu bức xúc của các xã, cơ quan nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.

3.4. Dự báo về tải lượng chất thải rắn đến năm 2025

Song song với việc gia tăng dân số thì việc gia tăng khối lượng CTR là điều tất nhiên. Do đó, trong q trình quản lý CTR một yếu tố khơng thể thiếu đó là dự báo diễn biến khối lượng và thành phần của CTR. Từ đó lập kế hoạch thu gom, xử lý và tái sử dụng chúng. Việc dự báo khối lượng CTR phát sinh chỉ mang tính tương đối vì nó cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chủ yếu phải dựa vào:

. Tốc độ tăng dân số;

. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ;

. Tốc độ tăng trưởng kinh tế;

. Định hướng quy hoạch trong tương lai.

Như đã trình bày ở trên, CTR trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu bao gồm: CTR sinh hoạt, CTR làng nghề, CTR nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Mức biến đổi

CTR hàng năm chủ yếu là do CTR sinh hoạt, các thành phần khác biến đổi không đáng kể. Do vậy dự báo CTR trên địa bàn đồng nghĩa với việc dự báo CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Dân số là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng CTR hàng ngày. Do vậy, khi dự báo khối lượng CTR phát sinh từ nay đến năm 2025 cần phải quan tâm chú ý tới yếu tố dân số. Kết quả dự báo tốc độ dân số từ nay đến năm 2025 của huyện Quỳnh Lưu sẽ là:

Nn = No (1 + K)n

Trong đó: Nn: Số dân dự báo ở năm thứ n; No: Số dân hiện trạng; K: Tỷ lệ tăng dân số bình quân; n: Thời hạn (số năm).

Theo Niên giám thống kê năm 2014, dân số huyện Quỳnh Lưu vào năm 2014 là 242.509 người. Mục tiêu phát triển dân số của huyện trong thời gian tới là phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số trung bình xuống. Tiếp tục duy trì tốc độ gia tăng 0,8% vào giai đoạn 2015 – 2020 và giảm xuống 0,75% vào giai đoạn 2020– 2025.

Theo số liệu điều tra thực tế lượng rác thải bình quân của một người tại huyện Quỳnh Lưu năm 2014 là: 0,54 kg/người/ngày. Dựa vào quy hoạch phát triển KTXH huyện Quỳnh Lưu đến năm 2025, quy hoạch nông thôn mới của các xã, quy hoạch mở rộng thị trấn và phát triển các thị tứ,... Với lượng CTR sinh hoạt tại các đơ thị ở nước ta tính trung bình mỗi năm tăng 10 ÷16%, tại huyện Quỳnh Lưu dự ước trung bình mỗi năm tăng 7% và áp dụng tỷ lệ này thì dự báo tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người.

Khối lượng rác thải phát sinh (tấn/ngày)= [tốc độ thải rác (kg/người/ngày) x dân số trong năm(người)] /1000

Căn cứ vào dân số đã dự báo, lượng rác xả thải hàng ngày bình quân theo đầu người, việc dự báo khối lượng rác của huyện Quỳnh Lưu đến năm 2025 được trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Dự báo lượng CTR phát sinh trên ở huyện Quỳnh Lưu đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 72)