Tổng quan điều kiện tự nhiên các khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu UẬN văn THẠC sỹ KHOA học lê văn hải (Trang 32 - 37)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên các khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Đà Nẵng

Trại tạm giam thuộc Cơng an thành phố Đà Nẵng đóng qn tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Huyện Hoà Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, có tọa độ từ 15055' đến 16013' độ vĩ Bắc và 107049' đến 108013' độ kinh Đông.

+ Phía Bắc giáp: các huyện Nam Đông, A Lưới và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế;

+ Phía Nam giáp: Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam; + Phía Đơng giáp: Quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng + Phía Tây giáp: Huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam;

Huyện Hịa Vang là huyện nơng nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), Trong đó đất nông nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha. Tồn huyện có 11 xã với 119 thơn, trong đó có 3 xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi [Số liệu năm 2014]. Dân số 124.844 người, mật độ dân số 172 người/km2, trên địa bàn huyện có 03 thơn với gần 1.000 đồng bào dân tộc Cơtu (thơn Tà Lang), Giàn Bí (xã Hịa Bắc), thơn Phú Túc (xã Hịa Phú) và 01 thơn người Hoa sinh sống (thơn Trung Nghĩa, xã Hịa Ninh).

Khu vực Hòa Vang mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu, địa hình chung của thành phố Đà Nẵng như sau (Nguồn vi.wikipedia.org):

Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28 - 300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18 - 230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.

Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình từ 85,67 - 87,67 %; thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67 - 77,33 %. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23 - 40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6 trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12 trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Địa hình: Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (> 400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái của thành phố.

Hệ thống sơng ngịi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

1.5.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Điện Biên

Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Điện Biên đóng quân tại phường NoongBua, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Phường NoongBua có diện tích 3,24 km2

, dân số khoảng 5000 người, đạt đến mật độ dân số 1543 người/km2. Khu vực của Trại tạm giam NoongBua mang các đặc điểm khí hậu, địa hình Điện Biên như sau (Nguồn vi.wikipedia.org):

Địa hình: Điện Biên có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh.được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1800 m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Ở phía Bắc có các điểm cao 1085 m, 1162 m và 1856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh (1886 m). Ở phía Tây có các điểm cao 1127 m, 1649 m, 1860 m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bổ khắp nơi trong cả tỉnh. Trong đó, cánh đồng Mường Thanh được tạo thành từ thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150 km², là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh Điện Biên và cả khu vực Tây Bắc.

Khí hậu: Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đơng tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường; chịu ảnh hưởng của gió tây khơ và nóng. Nét đặc trưng khí hậu ở tỉnh là sự phân hóa đa dạng theo dạng địa hình và theo mùa.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21°C đến 23°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14°C đến 18°C). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 đến tháng 9 (25°C) chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1500 mm đến 2500 mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 đến 84%. Điện Biên có nhiều nắng, khoảng từ 1820 đến 2035 giờ/năm và từ 115 đến 215 giờ/tháng. Các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6 và tháng 7; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8 và tháng 9.

Nhiệt độ thấp kỷ lục ở Điện Biên là - 4,2°C vào ngày 25 tháng 1 năm 2016 (trạm Pha Đin).

1.5.3. Điều kiện tự nhiên khu vực Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế

Trại tạm giam thuộc Cơng an tỉnh Thừa Thiên Huế đóng qn tại phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu vực của Trại tạm giam mang các đặc điểm khí hậu, địa hình Thành phố Huế như sau (Nguồn vi.wikipedia.org):

Khí hậu: Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong tồn tỉnh. Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc Phân loại khí hậu Kưppen. Mùa khơ từ tháng Ba đến tháng Tám, với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40°C. Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng, với một mùa lũ từ tháng Mười, trở đi. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20°C, đơi khi thấp nhất là 9°C. Mùa xuân kéo dài từ tháng Giêng đến cuối tháng Hai. Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

- Chế độ nhiệt: thành phố Huế có mùa khơ nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.

Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khơ nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.

Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30 % lượng mưa cả năm. Từ đó nâng độ ẩm trung bình của khu vực trong năm lên đến 85 –

86 %.

- Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn. - Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

Gió mùa Đơng Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.

Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.

Địa hình: Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: núi Động Ngai cao 1.774m, Động Truồi cao 1.154m, Co A Nong cao 1.228m, Bol Droui cao 1.438m, Tro Linh cao 1.207m, Hói cao 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787m, Bạch Mã cao 1.444m, Mang cao 1.708 m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.

Sơng ngịi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sơng chính là Ơ Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cơ, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sơng Truồi, ... Đặc biệt có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.

Một phần của tài liệu UẬN văn THẠC sỹ KHOA học lê văn hải (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)