Hiện trạng nước thải tại Trại tạm giam của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu UẬN văn THẠC sỹ KHOA học lê văn hải (Trang 64 - 67)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng CNXL cho hệ thống

3.4.1. Hiện trạng nước thải tại Trại tạm giam của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế chia làm 2 khu, khu A và khu B. Khu A bao gồm các nhà: Nhà làm việc, nhà ở doanh trại và nhà bếp cán bộ. Khu B gồm: Nhà gặp và tiếp tế, nhà học tập, nhà bếp phạm nhân, nhà giam phân trại cải tạo, khối nhà cung và làm việc luật sư, nhà giam chung, nhà giam riêng, nhà y tế phạm nhân, chỗ gặp.

Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích 50.000 m2 trong đó một phần là diện tích canh tác. Phía trước và hai bên giáp khu dân cư, phía sau là đất canh tác của dân cư, quy mô giam giữ 550 can phạm, gần 100 cán bộ chiến sỹ. Số người thăm nuôi thường xuyên của trại trung bình là 50 người/ ngày.

Qua thực tế khảo sát hiện trạng môi trường Trại tạm giam, Trại được đưa vào hoạt động từ năm 2009 nhưng chưa có hệ thống XLNT. Tồn bộ nước thải của Trại một phần chảy ra hệ thống mương thoát nước mặt của dân cư sau Trại, một phần chảy và thấm tự nhiên. Do vậy đã gây mất mỹ quan về cảnh quan và ảnh hưởng đến môi trường sống của cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân trong Trại.

- Khu tạm giam với quy mô giam giữ: 550 can phạm nhân. - Khu làm việc, sinh hoạt cán bộ chiến sĩ phục vụ: 100 chiến sĩ.

Cũng tương tự như ở các CSGG khác, nguồn NTSH được thu gom xử lý gồm: - Nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cán bộ, quản giáo và các phạm nhân;

- Nước thải từ khu vực nhà bếp chủ yếu là dầu mỡ, chất dinh dưỡng, vi khuẩn, thức ăn thừa.

Hiện tại, các hố ga, mương dẫn nước thải và các đường ống dẫn nước thải từ khu nhà vệ sinh và khu nhà bếp tập trung về một hố ga thu gom sau đó chảy vào hệ thống mương thốt nước mặt. Nước thải này chưa được xử lý nên còn nhiều thành phần ô nhiễm đang trong giai đoạn phân hủy gây mùi hôi thối và nhiều ruồi muỗi. Lượng nước thải phát sinh hàng ngày với số lượng lớn thải vào nguồn tiếp nhận xung quanh trại làm ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư sống xung quanh Trại.

Đặc biệt khu vực bếp nấu ăn cho phạm nhân hiện nay, hệ thống thu gom xảy ra tình trạng quá tải do lưu lượng nước thải và lượng dầu mỡ tăng đột biến trong các khung giờ hoạt động, đây là một lượng nước thải không nhỏ, nếu không thu gom và xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực xung quanh.

Hệ thống các bể phốt hiện tại các khu giam giữ phạm nhân xuống cấp nghiêm trọng gần như không hoạt động do các bể phốt khơng có đường thốt đạt tiêu chuẩn dẫn đến các bể phốt ứ và tràn ra ngoài bể thẩm thấu xuống đất gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường của Trại và dân cư xung quanh. Đặc biệt vào mùa khô, nắng nóng mùi bốc lên từ các điểm thốt bể phốt rất khó chịu.

3.4.2. Đặc tính nước thải tại Trại tạm giam thuộc Cơng an tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt được lấy vào ngày 12/10/2017 tại hố ga thu gom nước thải ở cuối đường ống thoát ra ngồi khn viên Trại tạm giam

Bảng 3.5. Một số các chỉ tiêu nước thải tại Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 14-MT: 2015/BTNMT (mức B3) 1 pH 10,9 6 - 9 2 BOD5 (200C) mg/L 97 85 3 COD mg/L 215 225 4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/L 185 175 5 Tổng Nitơ (Tính theo N) mg/L 152 70 6 Tổng phốt pho (Tính theo P) mg/L 27 12 7 Tổng Coliform MPN/100mL 11.250 10.000

Ghi chú: - QCVN 014-MT:2015/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTSH

Dựa vào kết quả phân tích được đưa ra trong Bảng 3.5 có thể nhận thấy NTSH tại Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đang bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt quá mức cho phép, nếu không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm mùi, mất mỹ quan ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ chiến sĩ cũng như can phạm. Mặt khác khi xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt ảnh hưởng lớn đến khu vực dân cư đông đúc xung quanh trại giam. Có thể kể đến như gây mùi hơi thối, khó chịu, ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sống của các loại sinh vật nơi đón nhận dịng thải, tạo điều kiện cho sinh vật bất lợi, gây bệnh sinh trưởng; Nước thải có hàm lượng VSV gây bệnh cao sẽ là nguồn lây nhiễm mầm bệnh đến con người và sinh vật. VSV gây bệnh trong nguồn nước là nguyên nhân của các dịch bệnh xẩy ra đối với con người như: dịch tả, lỵ...; đồng thời các chất dinh dưỡng trong nước thải không được xử lý sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng tới chất lượng nước và sự sống của sinh vật thủy sinh. Do vậy cần thiết phải xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu UẬN văn THẠC sỹ KHOA học lê văn hải (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)