Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng công nghệ xử lý

Một phần của tài liệu UẬN văn THẠC sỹ KHOA học lê văn hải (Trang 67 - 94)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng CNXL cho hệ thống

3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng công nghệ xử lý

Dự án xây dựng trạm XLNT cho Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được lên phương án thiết kế kỹ thuật chi tiết từ năm 2014 và đã có phương án bố trí vốn cho dự án từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp ngành mơi trường ngành Cơng an năm 2016. Công nghệ XLNT đã được phê duyệt thiết kế là tương tự Công nghệ XLNT đã áp dụng XLNT tại các Trại tạm giam của Công an tỉnh Điện Biên và thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát và đánh giá công nghệ của 02 hệ thống xử lý nước thải đang vận hành tại 02 CSGG nhận thấy rằng để áp dụng tốt nhất công nghệ này cần đưa ra các giải pháp khắc phục tối đa các nhược điểm đã nhận ra trong các Bảng 3.1 và 3.2 ở trên. Đồng thời cũng đã đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của công nghệ, từ đó hồn thiện cơng nghệ để đưa vào áp dụng đối với Trạm xử lý dự tính xây mới.

Từ dữ liệu Bảng 3.1 và Bảng 3.3, có thể đưa ra kết quả tổng hợp cụ thể về điểm đánh giá trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp điểm đánh giá

TT Địa điểm Tiêu chí

Trạm XLNT tại Trại tạm giam thuộc Cơng an thành

phố Đà Nẵng

Trạm XLNT tại Trại tạm giam thuộc Công

an tỉnh Điện Biên

Điểm tối đa

1 Tiêu chí kỹ thuật 34 41 48

2 Tiêu chí kinh tế 20 19 25

3 Tiêu chí mơi trường 13 13 17

4 Tiêu chí về mặt xã hội 6 10 10

Tổng điểm 73 83 100

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Từ số liệu tổng hợp trong Bảng 3.6, có thể thấy rằng các điểm trừ của 02 hệ thống XLNT tại 02 CSGG được khảo sát chủ yếu nằm ở nhóm tiêu chí kỹ thuật với điểm trừ là các tiêu chí về đáp ứng tiêu chuẩn nước thải sau xử lý. Ngoài ra, tại

Trạm xử lý ở thành phố Đà Nẵng xảy ra hiện tượng rò rỉ của các thiết bị dẫn đến điểm trừ lớn so với Trạm xử lý tại Điện Biên, điều này cũng gần như được xem là lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất.

Về tiêu chí kinh tế, cả 02 Trạm xử lý đều ở mức khá, điều này cho thấy tính tiết kiệm chi phí chưa cao, ở mức suất đầu tư còn rất lớn, đều cao hơn so với quy định của Quyết định số 451/QĐ-BXD ngày 21/04/15 của Bộ Xây Dựng.

Đối với các đánh giá theo nhóm tiêu chí mơi trường, ỏ cả 02 Trạm xử lý đều đạt mức điểm 13 như nhau do các tiêu chí áp dụng là như nhau cho cả 02 dự án, trong đó điểm trừ thuộc về cách xử lý với dịng thải sau xử lý bao gồm khí thải và bùn thải.

Với các nhận định như trên, có thể đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng công nghệ đã được duyệt vào xây dựng Trạm XLNT tại Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế như sau:

1. Đối với mức suất đầu tư cao hơn so với quy định, tổng chi phí cho cả 02 Trạm xử lý cần được giảm hơn nữa, tập trung chủ yếu vào giảm giá thành thiết bị, một số thiết bị đã sản xuất được trong nước với giá thành rẻ hơn như máy khuấy, bơm định lượng, các thiết bị chiếu sáng và thiết bị điện thì nên có cơ chế giảm sự ưu tiên đối với các mặt hàng nhập với giá thành rất cao. Bên cạnh đó, các chi phí phụ trợ cho nhân cơng giám sát cũng nên xây dựng kế hoạch cụ thể để giảm thiểu mà hiệu quả.

2. Trạm XLNT sau khi được bàn giao đưa vào sử dụng cần có cán bộ kiêm nhiệm đáp ứng đủ tiêu chuẩn về thao tác điện nước, nắm bắt rõ hơn về nguyên lý, cách vận hành hệ thống, song hành với đó là sự quan tâm, theo dõi thường xuyên hơn của đơn vị thi công trong thời gian dài nhằm đảm bảo cho hệ thống được chạy đúng quy trình kỹ thuật và đủ thời gian tối thiểu để duy trì hoạt động cho hệ thống.

3. Các chi tiết kỹ thuật từ nhỏ nhất, đặt biệt là các thiết bị, đường ống đặt ngoài trời cần được gia công, gia cố thêm bằng kỹ thuật tiên tiến, sử dụng các chất liệu chịu được điều kiện khắc nghiệt để có thể chịu được thời tiết trong thời gian dài, tăng tuổi thọ cho cơng trình, tránh được các lỗi nhỏ gây hậu quả lớn cho Trạm xử lý.

4. Chủ đầu tư nên xem xét bố trí thêm các phương án bổ sung vào dây chuyền công nghệ xử lý các bước xử lý chất thải sau xử lý của các Trạm bao gồm khí thải và bùn thải, đồng thời nâng cao hiệu quả của công đoạn khử trùng để đảm bảo không đưa mầm bệnh từ trong khu giam giữ ra ngồi. Đối với khí thải có thể đầu tư thêm hệ thống thu gom khí và xử lý bằng phương pháp hấp phụ trước khi thải ra ngồi mơi trường; Đối với bùn thải, có thể tận dụng nguồn lao động của các Trại tạm giam để hút và phơi bùn tại các khu vực hợp lý, sau đó tái sử dụng hoặc chơn lấp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường của các nguồn thải này. Đối với công đoạn khử trùng, cần tăng nồng độ của hóa chất đang sử dụng là Javen lên ở mức hợp lý để giảm thiểu hơn nữa nguồn vi sinh gây bệnh trong nước thải, hoặc sử dụng công nghệ khác như bằng ozơn hay tia cực tím nếu nguồn kinh phí cho phép.

Nhóm 04 giải pháp này đã được đưa ra tại các hội thảo xung quanh việc triển khai tổng dự án của Bộ Cơng an và đã được nhận định có tính khả thi cao cũng như mang lại lợi ích thiết thực cho tổng dự án khi thực hiện các dự án còn lại của tổng dự án. Việc thực hiện được 04 đề xuất trên tin tưởng rằng sẽ làm cho tổng dự án được thực hiện mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho tổng dự án.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

1. Hệ thống xử lý nước thải đang vận hành tại Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Đà Nẵng và Công an tỉnh Điện Biên đều được áp dụng công nghệ sinh học, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu xử lý nước thải phát sinh tại 02 cơ sở giam giữ này. 2. Đã đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý đang vận hành tại 02 cơ sở giam giữ thuộc phạm vi nghiên cứu, cụ thể:

Về tiêu chí kỹ thuật: Hệ thống xử lý nước thải tại Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Điện Biên đã đáp ứng được yêu cầu xử lý đặt ra, các tiêu chí đã đạt mức cho phép so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/ BTNMT). Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải tại Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Đà Nẵng do hệ thống không được vận hành thường xuyên và bảo dưỡng đúng cách cũng như tồn tại thiếu sót kỹ thuật dẫn đến hiệu quả chưa đạt cao.

Về tiêu chí kinh tế: cả 02 trạm xử lý nước thải đều đang có suất đầu tư cao, vượt mức quy định của Bộ Xây dựng, nhưng điểm đạt là chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với quy định này.

Về tiêu chí mơi trường: Các u cầu của tiêu chí này đã được đáp ứng ở mức cao như: diện tích khơng gian sử dụng của hệ thống, nhu cầu sử dụng nguyên liệu và năng lượng, Mức độ rủi ro đối với môi trường thấp. Về các yêu cầu khác chưa đáp ứng được là: Khả năng tái sử dụng chât thải thứ cấp, mức độ xử lý chất thải thứ cấp.

Tiêu chí về mặt xã hội: Trạm xử lý nước thải tại Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Đà Nẵng đã xảy ra sự cố do rò rỉ nước thải, làm giảm đáng kể mức điểm theo tiêu chí này, nhưng với Trạm xử lý nước thải Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Điện Biên đã đạt 100% u cầu về nhóm tiêu chí xã hội.

3. Đã nêu ra 04 giải pháp khắc phục các điểm yếu, các vấn đề dẫn đến hiện trang các Trạm xử lý khi áp dụng công nghệ xử lý nước thải này tại 02 cơ sở đã áp dụng, từ đó làm cơ sở để áp dụng công nghệ này vào xây dựng Trạm xử lý nước thải cho Trại

tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ cải thiện môi trường các cơ sở giam giữ trong tồn ngành Cơng an nhân dân.

Khuyến nghị

Đối với cơ quan quản lý môi trường trong ngành Công an:

- Đề nghị đơn vị phụ trách hậu cần công an địa phương đã được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải có báo cáo tình hình hoạt động của các trạm xử lý nước thải tại các CSGG, từ đó làm cơ sở hàng năm đưa vào đề xuất nguồn kinh phí mơi trường cho ngành Cơng an để điều chỉnh hợp lý nhằm khai thác được tối đa công dụng của trạm xử lý.

- Cập nhật liên tục các cơng nghệ xử lý nước thải có thể áp dụng để xử lý nước thải sinh hoạt từ các cơ sở giam giữ, đồng thời nâng cao hiệu quả các công nghệ đang áp dụng và đề xuất giải pháp cải tiến những công nghệ đã được duyệt.

- Khi áp dụng xây dựng trạm xử lý nước thải cho Trại tạm giam thuộc CA tỉnh Thừa Thiên Huế nên sử dụng các kết quả đánh giá các trạm xử lý nước thải đang hoạt động cũng như các đề xuất giải pháp khắc phục nhược điểm của hệ thống xử lý để từ đó nâng cao chất lượng khi đi vào hoạt động của Trạm xử lý nước thải.

Đối với đơn vị sử dụng: có biện pháp tăng cường chất lượng quản lý trạm xử lý nước thải, đảm bảo trạm xử lý hoạt động liên tục và đúng theo quy trình đã hướng dẫn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Nguyễn Việt Anh (2017), Xử lý bùn của trạm xử lý nước thải, Nhà xuất bản Xây dựng. 2. Trần Văn Nhân, Ngơ Thị Nga (2002), Giáo trình cơng nghệ xử lý nước thải, Nhà

xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

3. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

4. Lương Đức Phẩm (2009), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học,

Nhà xuất bản giáo dục.

5. QCVN 07-2:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình thốt nước.

6. QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. 7. QCVN 14: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt. 8. Quyết định số 451/QĐ-BXD ngày 21/4/2015 về việc công bố suất vốn đầu tư xây

dựng và mức chi phí xử lý nước thải sinh hoạt.

9. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo trình cơng nghệ mơi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tổng cục môi trường (2011), Tài liệu kỹ thuật Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp

của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy, Hà Nội.

11. Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường (2006), Sổ tay xử lý nước, NXB

Xây dựng, Hà Nội.

Tiếng Anh:

1. Alaerts G. J., Veenstra S., Bentvelsen M. and Van Duijl LA. (1990).

Feasibility of anaerobic sewage treatment in sanitation strategies in developing countries, International Institute for Hydraulic and Environmental Engineering, IHE report series 20, Delft, The Netherlands.

2. Boshier, J. A. (1993). Criteria for assessing appropriate technology for sewage treatment and disposal, Water Science & Technology Vol 27 (1).

3. Dunmade, IS. (2002). Indicators of sustainability: assessing the suitability of

a foreign technology for a developing economy. Technology in Society,

4. Eisenberg D., Soller J., Sakaji R. and Olivieri A. (2001). A methodology to evaluation water and wastewater treatment plant reliability, Water Science

& Technology Vol 43 (10).

5. Kalbermatten, John M., Julius, DeAnne S., Gunne rson, Charles G. (1982).

Appropriate sanitation alternatives: a technical and economic appraisal,

World Bank studies in water supply and sanitation 1.

6. Lettinga G., Van Lier J.B., Van Buuren J.C.L. and Zeeman G. (2001).

Sustainable development in pollution control and the role of anaerobic treatment, Water Science & Technology Vol 44 (6).

7. Lucas, S. (2004). Anaerobic treatment of domestic wastewater in subtropical

regions, PhD Thesis, Wageningen University.

8. Pickford, J. (1995). Low-cost sanitation: a survey of practical experience.

SRP, Exeter, London, UK.

9. Parr J., Smith, M. and Shaw, R. (1999). Wastewater treatment options,

Technical Brief No. 64.

10. Singhirunnusorn, M. and Stenstrom M. K. (2009). Appropriate wastewater treatment systems for developing countries: criteria and indictor assessment in Thailand. Water Science & Technology, p.1873-1884.

11. Tsagarakis, K. P., Mara D.D. and Angelakis A.N. (2001). Wastewater management in Greece: experience and lesson for developing countries,

PHỤ LỤC 1:

1. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc tại Trạm xử lý nƣớc của Trại tạm giam thuộc CATP Đà Nẵng

Loại mẫu Nước thải sinh hoạt

Địa điểm quan trắc Trạm xử lý nước của Trại tạm giam thuộc CATP Đà Nẵng Ngày lấy mẫu 16 /12/ 2017

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 14-MT: 2015 (mức B3) NM1 NM2 1 pH 9,7 6,9 6 – 9 2 BOD5(200C) mg/L 115 45 85 3 COD mg/L 189 67 225 4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/L 185 75 175 5 Tổng Nitơ (Tính theo N) mg/L 121 52 70 6 Tổng phốt pho (Tính theo P) mg/L 31 14 12 7 Tổng Coliform MPN/ 100 ml 12.750 4.500 10.000

Ghi chú: - QCVN 14-MT: 2015: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải

sinh hoạt - Vị trí lấy mẫu:

NM1: Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý NM2: Nước thải sau khi đã qua hệ thống xử lý

2. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc tại Trạm xử lý nƣớc của Trại tạm giam thuộc CA tỉnh Điện Biên

Loại mẫu Nước thải sinh hoạt

Địa điểm quan trắc Trạm xử lý nước của Trại tạm giam thuộc CA tỉnh Điện Biên Ngày lấy mẫu 12 /11/ 2017

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 14-MT: 2015 (mức B3) NT1 NT2 1 pH 9,5 6,5 6 – 9 2 BOD5(200C) mg/L 91 29 85 3 COD mg/L 127 42 225 4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/L 135 62 175 5 Tổng Nitơ (Tính theo N) mg/L 93 43 70 6 Tổng phốt pho (Tính theo P) mg/L 11 7 12 7 Tổng Coliform MPN/ 100 ml 9.750 3.500 10.000

Ghi chú: - QCVN 14-MT: 2015: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải

sinh hoạt - Vị trí lấy mẫu:

NT1: Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý NT2: Nước thải sau khi đã qua hệ thống xử lý

PHỤ LỤC 2:

1. Thiết kế bảng hƣớng dẫn vận hành và quy trình vận hành Trạm xử lý nƣớc thải của Trại tạm giam thuộc Cơng an thành phố Đà Nẵng

Kích thước khung: cao 1,2m x rộng 0,95 m. Màu chữ: Vàng Màu nền: Đỏ

QUI ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG SUẤT 120-150M3/NGÀYĐÊM

1. Qui định chung

- Tuân thủ quy định an toàn chung của nhà nước và của đơn vị; đọc và hiểu kỹ hướng dẫn vận hành trạm xử lý nước thải.

- Người vận hành phải mặc bảo hộ lao động, đeo găng tay, kính bảo hộ khi tiếp xúc với hoá chất khử trùng.

- Khi bị dính hố chất phải rửa bằng nước sạch.

- Bàn giao ca phải có sổ ghi chép rõ ràng tình trạng của hệ thống. - Khi hệ thống đang chạy, không mở, điều chỉnh tủ điện điều khiển.

- Người vận hành phải nắm rõ đặc tính của các thiết bị, tuân thủ quy trình vận hành.

- Khi hệ thống khơng hoạt động hoặc khi thiết bị bị hỏng hóc cần giữ nguyên hiện trạng và báo ngay cho lãnh đạo đơn vị sử dụng để có biện pháp khắc phục.

2. Hướng dẫn cụ thể: 2.1. Cách pha hóa chất

Một phần của tài liệu UẬN văn THẠC sỹ KHOA học lê văn hải (Trang 67 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)