Một số vấn đề môi trường đối với việc xử lý chất thải đô thị bằng phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý chất thải rắn đô thị bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh bán hiếu khí (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.3. Một số vấn đề môi trường đối với việc xử lý chất thải đô thị bằng phương

pháp chôn lấp ở Việt Nam

Mặc dù ở Việt Nam đã có các TCVN 6696:2009 về bãi chơn lấp hợp vệ sinh - yêu cầu bảo vệ môi trường (thay thế TCVN 6696:2000), TCVN 261:2001 về thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh, QCVN 25:2009/BTNMT về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp (thay thế 24:2009/BTNMT), nhưng hầu hết các bãi chôn lấp của Việt Nam hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh, nước rác xử lý rất kém hoặc với chi phí rất cao mà vẫn khơng đạt các tiêu chuẩn xả thải. Chính vì vậy, có thể sẽ gây ra ảnh hưởng bất lợi rất lớn đến sức khỏe cộng đồng và mơi trường hay có thể nói là góp phần làm suy thối các tài nguyên quốc gia.

1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật

Công tác quản lý chất thải rắn không hợp lý không những gây ô nhiễm đến môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân và sinh vật, đặc biệt là con người và sinh vật sống gần nguồn tập trung rác thải.

Theo báo cáo “Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác tập trung đến sức khỏe khu dân cư xung quanh, xây dựng hướng dẫn tiêu chuẩn vệ sinh bãi rác” của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường, người dân sống gần các bãi chơn lấp tập trung có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, da liễu, đau xương khớp, ho, viêm phế quản, tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh khác cao hơn so với các vùng khác [2].

Kim loại nặng và các chất hữu cơ khó phân hủy gây ơ nhiễm mơi trường nước và đất có khả năng tích lũy sinh học cao trong mô tế bào của thực vật và động vật trong chuỗi thức ăn, gây nhiều bệnh nguy hiểm đối với sinh vật và con người như vô sinh, quái thai, ung thư, dị tật…

Các chất ô nhiễm của bãi chôn lấp đi vào khơng khí có thể tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh về tim mạch, tê liệt thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, sảy thai, hô hấp, ung thư, …

Các chất ô nhiễm của bãi chôn lấp đi vào nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống của rất nhiều sinh vật, gây suy thoái hệ sinh vật nước.

1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí

Chất thải rắn Việt Nam có thành phần chất hữu cơ chiếm khoảng 50,27 – 62,22%. Dưới tác động của hệ vi sinh vật yếm khí trong bãi chơn lấp sản sinh khí bãi chơn lấp gồm CH4 khoảng 55,5%, CO2 khoảng 41,2%, H2 khoảng 0,01%, N2 khoảng 2,1, O2 khoảng 1,2% [12]. Tác động tiềm tàng do khí rác gây ra cho mơi trường khơng khí:

- Gây cháy nổ

- Ơ nhiễm mơi trường khơng khí do các chỉ tiêu phát thải vượt qua tiêu chuẩn cho

phép

- Gây mùi khó chịu do sự có mặt của các chất khí NH3, H2S.

- Gây tiếng ồn, bụi do việc vận hành các máy móc thiết bị phân loại, đầm nén, vận chuyển…

- Góp phần gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh CH4 và CO2.

1.3.3. Ơ nhiễm mơi trường nước

Chất thải rắn khơng được thu gom hoặc có thu gom nhưng khơng được chôn lấp ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh mà chôn lấp ở các bãi rác tự phát, thiếu quy hoạch làm ô nhiễm môi trường nước bề mặt như ao, hồ, sơng, suối, biển do dịng chảy tràn bề mặt xuất phát từ bãi rác làm tắc nghẽn dịng nước lưu thơng, giảm diện tích tiếp xúc của nước với khơng khí và do sự phân hủy chất hữu cơ của rác làm giảm DO trong nước. Chất thải rắn phân hủy gây mùi hôi thối, làm mất cảnh quan, gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.

Bên cạnh đó, đa số các bãi chôn lấp đều không được xây dựng đúng kỹ thuật và đang trong tình trạng q tải, nước rác rị rỉ từ bãi chôn lấp được thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước nghiệm trọng, đặc biệt là nước ngầm.

Một hình ảnh điển hình minh họa cho ô nhiễm môi trường nước do nước rỉ rác tại Nghệ An: Dòng nước bẩn thải ra từ bãi rác và nhà máy xử lý rác chảy đến hồ Bảy Mẫu (xóm Đơng Vinh, xã Hưng Đơng, thành phố Vinh). Trước đây, hồ là nơi giặt giũ, lấy nước tưới cho hoa màu nhưng khi bãi rác và nhà máy xử lý rác xuất hiện thì nguồn nước bị ơ nhiễm; Chuyển sang nuôi cá, cá chết trắng bụng. 120 hộ dân trong xóm dùng giếng khoan để lấy nước sinh hoạt, nay cũng bị nước bẩn ngấm vào [2].

1.3.4. Ơ nhiễm mơi trường đất

Theo báo cáo của UNEP năm 2004, hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên thế giới gây ô nhiễm đất chiếm khoảng 20% (biểu đồ 1.2).

Hình 1. 5: Các nguồn gây ô nhiễm đất của một số nước trên thế giới [38]

Ở Việt Nam, mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu ô nhiễm đất một cách rõ ràng qua con số phát sinh chất thải hàng năm, tỷ lệ thu gom chất thải, số lượng bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Bên cạnh đó, tại các bãi chơn lấp không hợp vệ sinh, các chất ô nhiễm, vi sinh vật từ chất thải dễ dàng thâm nhập và gây ô nhiễm đất.

Theo nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất lấy từ bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform [2].

Do ý thức của người dân và việc tuyên truyền của các cơ quan chính quyền chưa sâu sát, nên việc tách các chất thải rắn nguy hại từ các hộ gia đình cịn kém. Đây chính là nguồn ơ nhiễm đất tiềm năng về kim loại nặng và các hóa chất độc hại rất cao.

Các vấn đề môi trường do ảnh hưởng của chất thải rắn đang làm đau đầu các cấp chính quyền, đặc biệt là từ bãi chơn lấp. Chính vì vậy, mà nhà nước đã ban hành luật, nghị định, thơng tư, và các chính sách, chiến lược nhằm giảm thiểu các tác động của chất thải rắn đến sức khỏe con người, môi trường, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta.

Để giải quyết các vấn đề môi trường của bãi chôn lấp ở Việt Nam, đề tài này tiến hành nghiên cứu một kỹ thuật xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp bán hiếu khí để có thể ứng dụng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý chất thải rắn đô thị bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh bán hiếu khí (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)