Diễn biến độ kiềm theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý chất thải rắn đô thị bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh bán hiếu khí (Trang 85 - 87)

Độ kiềm là một trong những chỉ tiêu quan trọng của nước thải nói chung hay nước rác nói riêng để thiết kế bước điều chỉnh pH và xử lý N. Độ kiềm đặc trưng cho khả năng đệm của nước thải, độ kiềm càng lớn thì khả năng đệm càng cao, tức là khi cho hóa chất vào điều chỉnh pH, pH khơng thay đổi đột ngột.

Các kết quả phân tích mẫu nước rác theo thời gian cho thấy, độ kiềm của chế độ A lớn hơn so với độ kiềm ở chế độ B. Điển hình trong 50 ngày thí nghiệm, độ kiềm ở chế độ A lớn hơn chế độ B từ 1 - 2 lần, đến thời điểm tại ngày 17/12/2012, độ kiềm của chế độ A lớn gấp 2,9 lần so với độ kiềm của chế độ B. Theo hình 3.17, độ kiềm của chế độ B có xu hướng giảm so với thời gian đầu, trong khi độ kiềm của chế độ A có xu hướng ổn định dần theo thời gian.

Sự chênh lệch về độ kiềm giữa chế độ A và B có thể do sự tiêu thụ độ điềm HCO3-

trong q trình oxy hóa ở chế độ bán hiếu khí (B), khi xảy ra quá trình oxy hóa amoni và q trình khử nitrat theo các phản ứng sinh hóa sau. Do vậy, độ kiềm của chế độ B nhỏ hơn và giảm dần so với độ kiềm của chế độ A.

(11/20)NH4+ + (15/20)O2 + (4/20)CO2 + (1/20)HCO3  (10/20)NO3 + (20/20)H+ + (9/20)H2O + (1/20)C5H7NO2

(1/5)NO3 + (0,5/50)NH4+ + (2/50)C10H19NO3 + (0,5/50)HCO3 + (1/5)H+  (8/50)CO2 + (5/50)N2 + (16,5/50)H2O + (2,5/50)C5H7NO2

(7) Diễn biến của CODCr, CODMn theo thời gian

Theo kết quả phân tích hàm lượng CODCr của mẫu nước rác và hình 3.18:

- Sau khi nạp rác vào hệ 01 tháng: tại thời điểm 17/09/2012, hàm lượng CODCr

của mẫu A tăng 163%, trong khi mẫu B có hàm lượng CODCr giảm so với ban

đầu, giảm 80%.

- Sau 02 tháng, hàm lượng CODCr của mẫu A trong tháng này tiếp tục tăng, tuy

tăng 133%. Mẫu B tiếp tục giảm và giảm nhiều hơn so với tháng đầu tiên, mẫu B giảm từ 25 đến 95%.

- Sau 04 tháng: hàm lượng CODCr của mẫu A vẫn có xu hướng tăng lên, trong khi CODCr của các mẫu B tiếp tục giảm từ 81 – 94%. Đối chiếu với QCVN

25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn, CODCr của mẫu B chỉ gấp CODCr (QCVN 25  300 mg/l) khoảng 2,1 –

6,6 lần, trong khi CODCr của mẫu A lớn gấp hàng chục đến hàng trăm lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý chất thải rắn đô thị bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh bán hiếu khí (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)