Qua hình 3.18 cho thấy hàm lượng CODMn sau tháng đầu tiên của mẫu A tăng dần, trong khi ở mẫu B đã có dấu hiệu giảm CODMn sau 20 ngày, giảm 33%. Sau bốn tháng, hàm lượng CODMn ở tất các mẫu đều giảm so với các tháng trước đó, tuy nhiên hàm lượng CODMn của mẫu A lớn hơn so với mẫu B khoảng 5,4 – 5,9 lần,
mẫu B giảm so với ban đầu từ 75 – 79%. Đối chiếu với QCVN 25:2009/BTNMT -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn, CODMn
của mẫu B chỉ gấp CODMn (QCVN 50 mg/l) khoảng 8 - 10 lần, trong khi CODMn của
Như vậy, qua hình 3.18, chúng ta có thể nhận thấy CODCr và CODMn của mẫu A đều có xu hướng chung: ban đầu có hàm lượng thấp và hàm lượng tăng dần theo thời gian. Đối với các mẫu B, hàm lượng CODCr và CODMn có xu hướng giảm so với ban đầu. Hàm lượng CODCr và CODMn trong mẫu nước thải ở chế độ bán hiếu khí thấp hơn so với chế độ yếm khí là một trong những điều kiện để áp dụng phương pháp sinh học cho việc xử lý nước thải và hiển nhiên chi phí sử dụng để xử lý nước thải sẽ thấp hơn.
(8) Diễn biến của SS theo thời gian
Hàm lượng SS của mẫu A cao hơn so với các B trong suốt q trình làm thí nghiệm. Ở tháng thứ tư, mẫu A có xu hướng giảm nhẹ so với các tháng trước đó (hình 3.19). Điều này có thể cho thấy tốc độ phân hủy chất hữu cơ của nước thải theo cơ chế bán hiếu khí (chế độ B) nhanh hơn so với cơ chế yếm khí (chế độ A). Điều này thể hiện khá rõ nét ở chỉ tiêu CODCr và CODMn.