2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
huyện Phổ Yên bằng cách tiếp xúc trực tiếp và thu tập tài liệu tại các đơn vị chức
năng của UBND huyện Phổ Yên (Văn phịng UBND, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Công ty xử lý môi trường) và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
Nguyên (Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Thái Nguyên).
Số liệu, thông tin về kiểm sốt ơ nhiễm CTR ở Việt Nam và trên thế giới
được thu thập qua các tài liệu (báo chí, hội thảo, tạp chí, sách) đã được cơng bố
và qua thông tin trên mạng internet.
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm các nội dung sau:
+ Lượng rác phát sinh từ các hộ gia đình do sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp
+ Lượng CTR phát sinh do nơi khác đem đến
+ Thành phần, khối lượng của CTR.
+ Việc nộp phí rác thải của các đối tượng được thu gom. + Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường.
- Tiến hành phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, cá nhân
+ Phạm vi phỏng vấn: Phỏng vấn hộ gia đình cá nhân đại diện sống tại
vùng nông nghiệp nông thôn của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. + Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra
Tiến hành phỏng vấn điều tra 90 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu thập, lứa tuổi, đa dạng về
nghề nghiệp. Trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng là nữ giới.
+ Đối tượng được phỏng vấn là các hộ gia đình sinh sống tại khu vực
nông nghiệp nông thôn huyện Phổ Yên, những công nhân trực tiếp thu gom rác và những cán bộ am hiểu về lĩnh vực môi trường.
Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh
việc tham khảo ý kiến của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong Trường, tác giả đã tham khảo ý kiến các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý CTR tại các xã, thị trấn. Do đối tượng và phạm vi của đề tài là khá rộng nên đây được đánh
giá là phương pháp ưu việt, phù hợp và cho kết quả cần thiết đối với đề tài.
2.4.4. Phương pháp điều tra thực địa
Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng phường xã. Điều tra, tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, việc tập kết, thu gom rác của các xã phường, tìm hiểu về bãi rác ở huyện Phổ Yên, bãi rác thải tại huyện Phổ n…giúp có những đánh
giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng phường, xã.
Tiến hành theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác của từng xã để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của Ban
quản lý đô thị huyện Phổ Yến. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ biết được khối lượng rác thải phát sinh hằng ngày.
Khảo sát bãi rác Đồng Hầm, xã Minh Đức để:
- Khảo sát quy trình xử lý CTR sơ bộ tại bãi rác Đồng Hầm, xã Minh Đức - Xác định thành phần CTR tại bãi rác: Cho rác vào 5 túi nilong, mỗi túi 5kg, sau đó, xác định trọng lượng từng thành phần CTR trong từng túi, cộng vào
rồi chia trung bình, từ đó tính được thành phần trung bình của các loại CTR.
Hình 2.2. Bãi rác Đồng Hầm vẫn đang
được xây dựng
Hình 2.3. Đã có 2 ơ được đưa vào sử dụng để chôn lấp chất thải rắn dụng để chôn lấp chất thải rắn
Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường
2.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
- Sử dụng các phần mềm word, exel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.
- Từ những số liệu thu thập, tìm những số liệu quan trọng, cần thiết nhất
để phục vụ vấn đề nghiên cứu.
- Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn dựa trên phần mềm Excel.
2.4.6. Phương pháp dự báo
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có nhiều phương pháp dự báo phát sinh CTR, trong đó có 3 phương pháp được áp dụng nhiều nhất gồm:
- Dự báo theo mức độ tăng trưởng GDP: dựa vào số liệu thống kê về GDP và lượng CTR phát sinh đầu người có thể tìm ra hệ số liên quan để dự báo lượng CTR phát sinh trong tương lai trên cơ sở dự tính GDP. Phương pháp này
có thể dự báo lượng CTR chung nhưng khó phản ánh được các loại CTR khác
nhau.
- Dự báo theo quy mô dân số: qua số liệu thống kê về dân số và lượng CTR phát sinh để tính lượng CTR phát thải đầu người từ đó tính được lượng chất
thải trong tương lai trên cơ sở dự báo dân số. Phương pháp này có thể dự báo
lượng CTR sinh hoạt tương đối chính xác.
- Dự báo CTR trên cơ sở cơ cấu ngành nghề: dự báo lượng chất thải của các ngành kinh tế khác nhau dựa trên cơ sở thống kê lượng chất thải trên một đơn vị sản phẩm của các ngành.
Theo phân tích trên, để dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh của huyện Phổ Yên, tác giả lựa chọn phương pháp dự báo theo quy mô dân số với việc sử dụng công thức sau:
Tw = (Gw x P)/1.000
Tính tốn khối lượng CTR sinh hoạt được thu gom, xử lý theo công thức sau:
Tm= (Gw x P)/1.000 x Rc
Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Gw: Chỉ số CTR sinh hoạt bình quân đầu người (kg/người/ngày)
P: Dân số (người)
Tm: Tổng lượng CTR sinh hoạt được thu gom, xử lý
Rc: Tỷ lệ thu gom dự kiến
2.4.7. Phương pháp phân tích theo mơ hình SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và
Threats (Thách thức). Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án … cho tổ chức hay cá nhân.
Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định điểm mạnh và điểm yếu để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy
cơ. Điểm mạnh và điểm yếu thường xuất phát từ nội tại trong tổ chức của bạn. Cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngồi. Phân tích
SWOT cịn là đánh giá ưu, nhược điểm của vấn đề.
Ở đây, việc đánh giá tình hình kiểm sốt ơ nhiễm CTR tại vùng nông
nghiệp nông thôn huyện Phổ Yên dựa trên các số liệu đầu vào:
- Tình hình kinh tế - xã hội hiện tại, định hướng phát triển của huyện đến
năm 2020;
- Tình hình cơng tác quản lý CTR hiện tại, các dự báo về khối lượng CTR phát sinh của vùng đến năm 2020;
- Các chính sách, quy định của trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác quản lý CTR.
Kết quả đầu ra:
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong cơng tác quản lý CTR làm cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý CTR của thị xã.
Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường
CHƯƠNG BA
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN