Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất huyện kim động, tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 54 - 65)

Chương 1 : TỔNG QUAN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 10,2%.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế năm 2010: + Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp tăng 1,25%;

+ Khu vực kinh tế Công nghiệp - Xây dựng tăng 10,20%; + Khu vực kinh tế Dịch vụ - Thương mại tăng 12,10%.

Tổng sản lượng cây lương thực có hạt tăng từ 66,69 nghìn tấn năm 2005 lên 75,08 nghìn tấn năm 2010. Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt 89 triệu đồng/năm.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Kim Động ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu (giá trị thực tế) Giai đoạn

2006 2007 2008 2009 2010 Nông nghiệp - Thủy sản 625,99 719,05 794,93 848,35 1.124,77 Công nghiệp - Xây dựng 156,75 180,36 218,48 257,55 284,25 Dịch vụ - thương mại 291,54 391,42 498,28 504,52 577,37

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kim Động từ năm 2005 đến năm 2010)

Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Kim Động

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kim Động từ năm 2006 đến năm 2010) * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Huyện Kim Động có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch giữa các ngành nghề còn chậm, tỷ trọng ngành công

nghiệp và dịch vụ tăng chậm: Cơ cấu khu vực kinh tế nông và thuỷ sản từng bước giảm xuống từ 58,27% năm 2006 xuống 52,68% năm 2009; khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng từ 14,59% năm 2006 lên 15,99% năm 2009; khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ tăng từ 27,14% năm 2006 lên 31,33% năm 2009.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2009 đạt 170,46 tỷ đồng, tăng 61,58% so với năm 2008. Nhìn chung, số thu hàng năm toàn huyện với năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện được ổn định.

Bảng 2.2: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Kim Động

TT Chỉ tiêu cơ cấu (%)

Giai đoạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

1 Nông nghiệp - Thuỷ sản 58,27 55,71 52,59 52,68 2 Công nghiệp - Xây dựng 14,59 13,97 14,45 15,99 3 Dịch vụ - Thương mại 27,14 30,32 32,96 31,33

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kim Động từ năm 2006 đến năm 2009)

Hình 2.3: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Kim Động

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kim Động từ năm 2006 đến năm 2009)

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất nơng nghiệp huyện Kim Động có mức tăng trưởng khá; tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nơng nghiệp bình qn hàng năm đạt 4,35%, giá trị sản xuất bình quân 1ha đạt 89 triệu đồng/năm (so với năm 2005 tăng 31 triệu đồng). Thành tựu nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng nhanh đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn huyện; trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt giữ vai trị chính, sau là chăn ni.

- Trồng trọt: Vẫn là ngành sản xuất chính, năm 2010 giá trị sản xuất của ngành ước đạt 585,75 tỷ đồng (giá hiện hành). Tổng diện tích các loại cây trồng năm 2010 đạt 16.343,00 ha, tăng 1.355 ha so với năm 2006. Giá trị sản lượng của cây lương thực có hạt tăng lên khơng ngừng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản lượng của ngành trồng trọt.

Hình 2.4: Trồng bưởi và nhãn

tại xã Ngọc Thanh Hình 2.5: Trồng ngơ tại xã Mai Động Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng một số nông sản chủ yếu năm 2010

TT Loại sản phẩm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

1 Cây lương thực có hạt 12.290,00 75.077

2 Rau đậu các loại 1.311,00 15.635

3 Lạc 149,70 337

- Chăn nuôi: Luôn được huyện quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên tốc độ phát triển trong chăn ni cịn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa thị trường hiện nay. Tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2010 chiếm 33,91% giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp. Tính đến 01/10/2010, tổng đàn gia súc gia cầm của huyện như sau: Trâu có 112 con, bị có 9.857 con, lợn có 48.983 con, tổng đàn gia cầm có 909.000 con. Trong đợt cúm gia cầm cũng như lở mồm nong móng đã ảnh hưởng khá lớn đến phát triển ngành chăn nuôi của nhân dân trên địa bàn huyện.

Hình 2.6: Mơ hình VAC tại xã Đức Hợp

- Dịch vụ nơng nghiệp cịn chậm phát triển; tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp năm 2010 chiếm 7,81% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế.

- Thủy sản: Là huyện tiếp giáp với sơng Hồng, có nhiều nhánh sơng nhỏ, ao hồ, đầm là những điều kiện thuận lợi cho phát triển ni trồng thủy sản. Diện tích ni trồng thủy sản của huyện khá lớn với 407,43 ha. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2000 đạt 5,25 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 43,23 tỷ đồng (giá hiện hành).

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp của huyện Kim Động trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; huyện đã chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền người dân đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo

trồng; mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nơng nghiệp như cung ứng giống, phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật… Tuy nhiên, ruộng đất tại một số xã trong huyện vẫn còn manh mún, sản xuất vẫn cịn mang tính tự cung tự cấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt và chăn ni cịn hạn chế.

* Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN - Xây dựng

Ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng của huyện Kim Động trong những năm gần đây phát triển khá ổn định, đã có bước tiến bộ. Năm 2005 GTSX công nghiệp đạt 120,69 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 284,24 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành công nghiệp - TTCN - Xây dựng trong cơ cấu nền kinh tế của huyện từng bước được nâng lên (năm 2006 chiếm 14,59%, năm 2010 chiếm 16,00%).

Sản phẩm ngành công nghiệp của huyện chủ yếu là công nghiệp chế biến tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có sự phát triển đáng kể, nhất là các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ sửa chữa cơ khí, sản xuất đồ mộc, đồ dân dụng…

Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2005 là 2.047 cơ sở, đến năm 2010 là 1.560 cơ sở, giảm 03 cơ sở và thu hút 4.823 lao động; các ngành nghề chủ yếu là công nghiệp chế biến. Thành phần tham gia kinh doanh sản xuất chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, HTX và hộ gia đình.

Huyện cần đẩy mạnh xây dựng cơ bản hơn nữa, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm khai thác những lợi thế riêng, thúc đẩy phát triển KT-XH. Ngành đã xây dựng được trụ sở làm việc ở cấp huyện, xã, cơ sở trường học, bệnh viện, trạm y tế. Các thành phần tham gia vào ngành xây dựng là các doanh nghiệp tư nhân, HTX cùng hộ gia đình.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Giai đoạn 2000 - 2010, hoạt động thương mại và dịch vụ tại huyện Kim Động có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng, có bước tăng trưởng khá, lưu thơng hàng hố thuận lợi, thơng suốt.

- Về thương mại: Tình hình lưu thơng hàng hóa ngày càng phát triển, các mặt hàng thiết yếu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Mạng lưới chợ nông thôn được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, mạng lưới trao đổi, mua bán hàng hóa với thị trường nơng thơn dần được mở rộng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi

cho các loại hình dịch vụ phát triển.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng dần (bình quân 20,5%/năm) năm 2010 đạt 504,52 tỷ đồng và gấp 1,72 lần so với năm 2005. Hiện tại trên địa bàn huyện có khoảng 4.636 cơ sở thương mại, dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàng đảm bảo hàng hoá phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển đẩy sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện.

2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số huyện Kim Động năm 2010 là 122.157 người, mật độ dân số đạt 1.065 người/1km2, trong đó nam có 59.907 người và nữ có 62.250 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu thế ổn định ở mức 10,54‰. Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2010 của huyện có 67.921 người, chiếm 55,77% dân số. Lao động nơng nghiệp có 47.127 người, chiếm tỷ lệ 69,38% số lao động trong độ tuổi.

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về dân số năm 2010 huyện Kim Động Tên xã, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số 114,74 122.157 1.065 TT Lương Bằng 7,44 9.571 1.263 Xã Nghĩa Dân 4,46 6.299 1.405 Xã Toàn Thắng 7,26 9.609 1.316 Xã Vĩnh Xá 5,83 6.789 1.152 Xã Phạm Ngũ Lão 6,74 6.721 996 Xã Thọ Vinh 3,50 6.262 1.781 Xã Đồng Thanh 5,64 6.058 1.073 Xã Song Mai 7,37 6.504 876 Xã Chính Nghĩa 6,44 6.334 989 Xã Nhân La 3,15 3.579 1.169 Xã Phú Thịnh 4,86 5.853 1.189 Xã Mai Động 6,33 5.317 843

Tên xã, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Xã Đức Hợp 7,50 7.454 1.000 Xã Hùng An 7,38 6.255 847 Xã Ngọc Thanh 6,52 6.428 986 Xã Vũ Xá 5,27 5.333 996 Xã Hiệp Cường 7,17 7.660 1.071 Xã Phú Cường 6.5273 4203 644 Xã Hùng Cường 5.3619 5933 1107

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kim Động năm 2010)

Trong những năm qua cùng với việc phát triển của nền kinh tế, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn đạt 271.780 triệu đồng, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2005.

2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn * Thực trạng và xu thế phát triển đô thị trên địa bàn huyện

Hiện nay trên địa bàn huyện có TT Lương Bằng nằm tại trung tâm huyện Kim Động.

Thị trấn Lương Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tồn huyện, với quy mơ diện tích tự nhiên 743,85 ha, dân số năm 2010 là 9.571 người, 2.925 hộ, mật độ dân số của thị trấn là 1.263 người/km2. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Động đến năm 2020, bên cạnh việc xây dựng hồn chỉnh TT Lương Bằng hiện có đảm bảo đúng theo quy hoạch. Do đó trong những năm tới cần quy hoạch bố trí đất đai cho các khu vực phát triển theo kiểu đơ thị hóa. Tuy nhiên, quy mơ của thị trấn cịn hẹp, nhà ở trong thị trấn đươc xây dựng khá khang trang bám theo các trục đường trong khu vực nội thị làm cho bộ mặt tuyến phố đẹp hơn; Tuy nhiên, xây dựng nhà ở của người dân cịn chưa theo quy hoạch đơ thị.

* Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Là huyện tiếp giáp với thành phố Hưng Yên, nên việc phân bố các khu dân cư nông thôn tại huyện Kim Động rất đa dạng, đông đúc và đã thiết lập từ lâu đời theo kiểu làng, xóm. Dân cư nơng thơn của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,

đời sống của nhân dân tuy được cải thiện rất nhiều, nhưng vẫn gặp khó khăn do thiếu về điều kiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nơng thơn tuy đã được quan tâm nhưng cịn chậm và thiếu đồng bộ. Việc bảo vệ mơi trường ở các khu vực nơng thơn có nhiều hạn chế, chất thải (đặc biệt là chất thải gia súc, gia cầm), rác thải sinh hoạt chủ yếu vẫn tự phát theo phương pháp truyền thống, chưa có quy định cụ thể một số nơi đã gây ô nhiễm nguồn nước, khơng khí, mơi trường đất ...

Tính đến hết năm 2010, dân số khu vực nông thôn của huyện Kim Động có 112.686 người, chiếm 92,28% dân số toàn huyện, gồm 32.162 hộ cư trú tại. Diện mạo nơng thơn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Ở một số vùng, nền kinh tế phát triển nhưng do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành tụ điểm kinh tế có ưu thế hơn về phát triển kinh tế như ở xã Thọ Vinh, xã Trương Xá, xã Đức Hợp, xã Nghĩa Dân … Đây là những khu vực có dịch vụ thương mại tương đối phát triển, là các điểm giao lưu hàng hoá của nhiều cụm dân cư và các vùng lân cận, nó mang sắc thái của một đơ thị nhỏ, trong tương lai sẽ trở phát triển thành các thị tứ, thị trấn.

2.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Hệ thống đường giao thông

Cơng tác giao thơng được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huy động nhiều nguồn vốn và lao động cơng ích để đầu tư xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp các tuyến đường từ huyện đến trụ sở các xã, đường liên xã và làm đường bê tông nhiều tuyến đường liên thơn, liên xóm sạch đẹp.

- Đường quốc lộ: Huyện có 10 km quốc lộ 39A chạy dọc huyện và quốc lộ 38 dài 2 km rải nhựa do Trung ương quản lý. Trong quá trình khai thác, đến nay đường đã bị xuống cấp, cần được đầu tư nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

- Đường tỉnh lộ: Đường 195 là đường trên mặt đê sông Hồng dài 13,30 km rải nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp V, với nền 5,5 - 7,5m, được tu sửa thường xuyên và bảo vệ nghiêm ngặt. Đường 205 dài 9 km rải nhựa, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV với nền 7,5 m.

- Đường huyện lộ: Tuyến huyện lộ thông suốt đến trung tâm các xã, thị trấn với tổng chiều dài là 32,7 km gồm các tuyến đường 208A, đường 208B, đường 208C, đường 61, đường 38B.

- Đường giao thông nông thôn: Với tổng chiều dài 233,95 km, hệ thống đường liên thơn cũng có tiến bộ đáng kể, huyện đã và đang áp dụng phương pháp tổ chức thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí và khuyến khích nhân dân phát triển đường giao thơng tại các thơn xóm.

- Đường sơng: Huyện Kim Động có 45,3 km đường sơng chảy qua địa bàn gồm 03 tuyến sơng chính là: sơng Hồng (13,3 km), sơng Cửu An (11 km) và sông Điện Biên (14 km), sông Kim Ngưu và các nhánh sông khác (7 km).

* Hệ thống cơng trình thuỷ lợi

Hiện nay trên địa bàn tồn huyện có các sơng chính như sơng Hồng, Điện Biên, Kim Ngưu, Cửu An đã chủ động được nước tưới, tiêu thốt nước úng; ngồi ra còn 23 trạm bơm các loại trên địa bàn và hàng chục km đê sơng có tác dụng chống lũ lụt… bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

Huyện đã thường xun chỉ đạo xây dựng, nâng cấp các cơng trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất lương thực trên địa bàn huyện, xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

* Hệ thống mạng lưới điện và cấp thoát nước

- Hệ thống mạng lưới điện: Hiện 19/19 xã, thị trấn được dùng điện lưới quốc gia; tuy nhiên hầu hết lưới điện không đạt tiêu chuẩn (chắp nối, một pha) nên khả năng cấp điện đến các hộ gia đình nhất là điện cho sản xuất bị hạn chế, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân.

- Hệ thồng cấp thốt nước: Hiện nay, tồn huyện Kim Động có 3 trạm cung cấp nước sạch ở TT Lương Bằng, xã Phạm Ngũ Lão và xã Ngọc Thanh. Với nhu cầu như hiện nay nước mặt và nước ngầm đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân, tuy vậy cần phải được quan tâm xử lý nước sinh hoạt cho nhân dân.

* Hệ thống trường học

Mạng lưới trường học của huyện trong những năm qua thường xuyên được củng cố, các trường từng bước được xây dựng và kiên cố hóa cũng như đầu tư mua

sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất huyện kim động, tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)