Chương 1 : TỔNG QUAN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.3. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
2.3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng
Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 31/12/2010 cho thấy, tổng diện tích tự nhiên tồn huyện Kim Động là 11.474,22 ha; cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Kim Động
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 11.474,22 100
- Đất nông nghiệp 7.080,67 61,71
- Đất phi nông nghiệp 4.265,25 37,17
- Đất chưa sử dụng 128,3 1,12
Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Kim Động
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 huyện Kim Động) 2.3.1.1. Đất nông nghiệp
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010 (31/12/2010), tổng diện tích đất tự nhiên của tồn huyện là 11.474,22 ha. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 7.080,67 ha, chiếm 61,71% diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất nơng nghiệp được sử dụng cho các mục đích cụ thể gồm: - Đất trồng lúa: 4.923,47 ha.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 1.234,57 ha. - Đất trồng cây lâu năm: 515,79 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 406,84 ha.
Thực trạng sử dụng một số loại đất chính như sau:
a. Đất lúa nước
Đất trồng lúa có diện tích 4.923,47 ha chiếm 69,53% diện tích đất nơng nghiệp và chiếm 42,91% diện tích đất tự nhiên của tồn huyện. Diện tích này được tập trung chủ yếu tại xã Song Mai, xã Toàn Thắng, xã Hùng An, xã Vĩnh Xá, xã Phạm Ngũ Lão… Hiện nay, người dân đang triển khai giống lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện cho hiệu quả kinh tế tăng rõ rõ rệt.
b. Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây hàng năm cịn lại có diện tích 1.234,57 ha, chiếm 17,43% diện tích đất nơng nghiệp và chiếm 10,76% diện tích đất tự nhiên. Diện tích này được tập
trung chủ yếu tại xã Phú Cường, xã Hùng Cường, xã Đức Hợp, xã Ngọc Thanh, xã Hiệp Cường…
c. Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 515,79 ha, chiếm 7,28 % diện tích đất nơng nghiệp và chiếm 4,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này thường nằm rải rác trong các khu dân cư, các khu vực đã được chuyển đổi và thường được trồng các cây đặc sản của vùng như nhãn đặc sản, cam đường canh, bưởi diễn..
d. Đất nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích đất ni trồng thuỷ sản có 406,84 ha, chiếm 5,74% diện tích đất nơng nghiệp và chiếm 3,54% diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là nuôi cá ở các ao hồ, đầm trong các khu dân cư để nuôi cá nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của nhân dân nên năng suất chưa cao, tập trung ở các xã Song Mai, xã Vũ Xá, xã Hùng An, xã Đồng Thanh, xã Đức Hợp. Cơ cấu và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2010
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 11.474,22 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 7.080,67 61,72 1.1 Đất lúa nước DLN 4.923,47 69,53
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 1.234,57 17,43
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 515,79 7,28
1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 406,84 5,74
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 huyện Kim Động) 2.3.1.2. Đất phi nông nghiệp
Đất phi nơng nghiệp có diện tích là 4.265,25 ha, chiếm 37,17% diện tích đất tự nhiên. Việc sử dụng đất phi nơng nghiệp trên địa bàn huyện nhìn chung có hiệu quả và tiết kiệm.
Diện tích các loại đất phi nơng nghiệp của huyện như sau:
quan, cơng trình sự nghiệp có diện tích 19,20 ha, chiếm 0,45% diện tích đất phi nơng nghiệp và chiếm 0,17% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm đất trụ sở các cơ quan, ban ngành và các tổ chức chính trị, xã hội, các cơng trình sự nghiệp của huyện, xã. Nhìn chung, đất này đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện trong tương lai.
- Đất quốc phịng: Đất quốc phịng có diện tích 8,25 ha, chiếm 0,19% diện
tích đất phi nơng nghiệp.
- Đất an ninh: Đất an ninh có diện tích 2,04 ha, chiếm 0,05% diện tích đất
phi nơng nghiệp.
- Đất sản xuất kinh doanh: Có diện tích 148,58 ha, chiếm 3,48% diện tích
đất phi nơng nghiệp và chiếm 1,29% diện tích tự nhiên, chủ yếu là các cơ sở khai thác sản xuất kinh doanh.
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Đất sản xuất vật liệu xây dựng,
gốm sứ có diện tích 26,61 ha, chiếm 0,62% diện tích đất phi nơng nghiệp.
- Đất di tích, danh thắng: Đất di tích, danh thắng có diện tích 7,39 ha, chiếm
0,17% diện tích đất phi nơng nghiệp và 0,06% diện tích đất tự nhiên, trong đó có các khu di tích đã được xếp hạng. Tuy có diện tích đất khơng lớn nhưng đất di tích, danh thắng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương.
- Đất để xử lý chôn lấp rác thải nguy hại: Có diện tích là 3,51 ha, chiếm một
diện tích khơng đáng kể so với diện tích đất tự nhiên tồn huyện 0,03% và chiếm 0,08% diện tích đất phi nơng nghiệp. Với mức độ phát triển KTXH của huyện như hiện nay diện tích đất này q ít, dẫn đến việc mơi trường bị ô nhiễm, các chất thải không được xử lý tốt sẽ là nguồn gây bệnh cho người dân. Do đó trong định hướng sử dụng đất trong thời gian tới cần phải mở rộng thêm nhiều bãi thu gom, tập trung và xử lý chất thải.
- Đất tơn giáo, tín ngưỡng: Có diện tích là 47,35 ha, chiếm 1,11% diện tích
đất phi nơng nghiệp là những diện của các tổ chức tôn giáo, chùa, miếu... nằm trên địa bàn huyện.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 136,45
Loại đất này còn hạn chế nên trong định hướng sử dụng đất trong thời gian tới cần bố trí thêm đất nghĩa địa tại các xã trên địa bàn tồn huyện.
- Đất sơng suối và mặt nước chun dùng: Có diện tích là 1.025,28 ha, chiếm
8,93% diện tích tự nhiên và chiếm 24,04% diện tích đất phi nơng nghiệp.
- Đất phát triển hạ tầng:
Đất có mục đích cơng cộng có diện tích là 1.725,78 ha chiếm 40,46% diện tích đất phi nơng nghiệp và chiếm 15,04% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Đất giao thơng: có diện tích 852,20 ha, chiếm 49,38% diện tích đất phát triển hạ tầng. Mạng lưới đường giao thông của huyện tương đối hoàn chỉnh phục phát triển KTXH, kích thích đầu tư. Tuy nhiên, cần đầu tư sửa chữa, duy tu thường xuyên các hệ thống giao thông huyết mạch phục vụ đi lại, giao lưu giữa các địa phương trong huyện.
+ Đất thủy lợi: là 795,01 ha, chiếm 46,07% diện tích đất phát triển hạ tầng. Bao gồm các hệ thống kênh, mương, đê, đập. Hầu hết các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện được xây dựng từ lâu. Qua thời gian dài sử dụng do tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người, đến nay đa số cơng trình thuỷ lợi bị xuống cấp, vì vậy việc tưới tiêu bị hạn chế, khơng thể đáp ứng được hết diện tích canh tác của tồn huyện.
+ Đất cơng trình năng lượng: có diện tích 1,29 ha, chiếm 0,07% diện tích đất phát triển hạ tầng. Đây là đất các trạm biến thế và hệ thống dây điện, dây dẫn...
+ Đất bưu chính viễn thơng: có diện tích 1,74 ha, chiếm 0,10% diện tích đất phát triển hạ tầng. Đất này bao gồm các hệ thống cột và đường cáp truyền thông tin; các trạm thu phát tín hiệu, các cơ sở giao dịch với khách hàng, các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã.
+ Đất cơ sở văn hóa: có diện tích 5,68 ha, chiếm 0,33% diện tích đất phát triển hạ tầng; bao gồm diện tích hệ thống cơng viên, cây xanh, các nhà văn hoá xã, và nhà văn hố thơn, các khu vui chơi cho thiếu nhi.... Hiện nay loại đất này rất hạn hẹp và không được huyện đầu tư nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
+ Đất cơ sở y tế: có diện tích 11,39 ha, chiếm 0,66% diện tích đất phát triển hạ tầng; bao gồm diện tích các cơ sở y tế như bệnh viện, trạm y tế xã, thị trấn.
+ Đất cơ sở giáo dục đào tạo: có diện tích 37,25 ha, chiếm 2,16% diện tích đất phát triển hạ tầng; bao gồm diện tích của các trường trung học phổ thông,
trường trung học cơ sở và tiểu học, trường mầm non. Nhìn chung, các trường lớp ở các xã đã tương đối đủ và khang trang, diện tích đất cho mỗi học sinh đã được đảm bảo từ 10 - 15 m2.
+ Đất cơ sở thể dục, thể thao: có diện tích 16,71 ha, chỉ chiếm 0,97% diện tích đất phát triển hạ tầng. Diện tích đất này không nhiều và phân bố không đồng đều tại các xã.
+ Đất cơ sở dịch vụ về xã hội: có 0,3 ha, chiếm 0,02% diện tích đất phát triển hạ tầng.
+ Đất chợ: có diện tích 4,21 ha, chiếm 0,24% diện tích đất phát triển hạ tầng. Hiện nay, đất chợ tại các xã, thị trấn trong huyện không nhiều, nhỏ lẻ và thưa thớt nên chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân.
Bảng 2.7: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010
TT Chỉ tiêu Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 11.474,22 100,00
1 Đất phi nông nghiệp PNN 4.265,25 37,17
1.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN CTS 19,20 0,45
1.2 Đất quốc phòng CQP 8,25 0,19
1.3 Đất an ninh CAN 2,04 0,05
1.4 Đất khu công nghiệp SKK - -
1.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 148,58 3,48 1.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 26,61 0,62
1.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS - -
1.8 Đất di tích danh thắng DDT 7,39 0,17
1.9 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 3,51 0,08
1.10 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TTN 47,35 1,11
1.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 136,45 1,19 1.12 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.025,28 24,04 1.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.725,78 40,46
2.3.1.3. Đất đô thị
Hiện nay trên địa bàn huyện có TT Lương Bằng, phân theo cấp đơ thị loại V với diện tích là 743,85 ha, trong đó diện tích đất ở tại đơ thị 90,91 ha.
2.3.1.4. Đất khu dân cư nông thôn
Đất khu dân cư nông thôn là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở, các cơng trình phục vụ cho đời sống, các cơng trình cơng cộng, đất nơng nghiệp gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nơng thơn trong địa giới hành chính các xã. Diện tích đất khu dân cư của huyện năm 2010 là 1.023,90 ha.
2.3.1.5. Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện theo kết quả thống kê đất đai năm 2010 (31/12/2010) là 128,30 ha (đất bằng chưa sử dụng), chiếm 1,12% diện tích đất tự nhiên.