Tình hình hồ sơ địa chính của các đơn vị hành chính quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 61 - 68)

Đơn vị hành chính Sổ địa chính Sổ mục kê Sổ theo d i biến động đất đai CNQSD đất Sổ cấp giấy Bản đồ (tờ

Phường Bưởi 1 10 1 1 29

Phường Thụy Khuê 1 11 1 1 14

Phường Nhật Tân 1 9 1 1 19 Phường Tứ Liên 1 8 1 1 20 Phường Nhật Tân 1 3 1 1 11 Phường Quảng An 1 8 1 1 21 Phường Xuân La 1 9 1 1 15 Phường Phú Thượng 1 7 1 1 11 Tổng 8 65 8 8 140

guồn: h ng tài nguyên môi trường quận Tây Hồ 2017)

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thực hiện Quyết định 389/QĐ-UB của UBND TP. Hà Nội về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên toàn địa bàn quận đã triển khai từ nhiều năm nay nhưng nhìn chung tiến độ cịn chậm. Ngun nhân dẫn đến tiến độ thực hiện cấp giấy chậm là do các hộ gia đình, cá nhân khơng thực hiện đăng

ký đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn tranh chấp về ranh giới sử dụng, khiếu nại về quyền được sử dụng đất hay nguồn gốc đất không rõ ràng, đất được cấp không đúng qui định pháp luật đất đai…

Quyết tâm thực hiện tốt Nghị định 64/CP của Chính phủ, Quyết định 4034/QĐ- UB và Quyết định 624/QĐ-UB của UBND TP. Hà Nội về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp, tính cho đến nay trên địa bàn quận cơ bản đã hồn thành. Nhìn chung trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND TP, phịng Tài ngun và Mơi trường đã thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

- Một số nhận xét chung về công tác cấp GCN QSDĐ tại quận Tây Hồ

Về thuận lợi: Được sự quan tâm lớn của các cấp lãnh đạo của Trung ương và TP,

cùng với sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình của các cán bộ quận trong cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về khó khăn: Tình hình sử dụng đất tại các phường cịn nhiều biến động phức tạp.

Q trình đơ thị hóa nhanh dẫn đến đất đai có giá trị người dân mua bán, trao đổi bằng giấy viết tay, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất gây khó khăn trong cơng tác kiểm tra, thẩm định. Công tác giải toả đền bù các dự án chưa đủ kinh phí để thực hiện. Bên cạnh đó, cơng tác cập nhật các biến động còn chậm, đây là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý đất đai, đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất, ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.2.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo. Kết quả thống kê, kiểm kê cung cấp những số cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của địa phương, từ đó có cơ sở cho việc đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật, quy hoạch về đất đai. Công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê quốc gia; phục

vụ nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học … và các nhu cầu khác của cộng đồng.

Trong những năm qua, quận đã chỉ đạo tất cả các phường kiểm tra - thống kê đất đai hoàn thành theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do vậy đến nay tất cả số liệu về đất đai cơ bản đầy đủ, có hệ thống và tương đối chính xác.

2.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai

Đây là nội dung mới trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Quản lý tài chính về đất đai là nguồn thu tương đối lớn cho ngân sách Nhà nước. Nó được thực hiện thơng qua các loại thuế: thuế Nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất; phí và lệ phí: lệ phí trước bạ, lệ phí cung cấp các thơng tin về đất đai... Các khoản thu này đều được nộp về cơ quan thuế và hàng năm cơ quan thuế đều có báo cáo đầy đủ.

Nguồn thu ngân sách của quận trong những năm qua tăng khá, trong đó có đóng góp rất lớn từ nguồn thu trên lĩnh vực đất đai. Đây là nguồn tài chính rất quan trọng, chủ yếu để quận đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Qua bảng số liệu dưới đây, cho thấy kết quả thu ngân sách từ đất đai từ năm 2014 đến năm 2017, trong các khoản thu thì thu tiền sử dụng đất là chiếm tỷ lệ cao, thấp nhất là khoản thu tiền chuyển quyền sử dụng đất.

Bảng 2.4. Kết quả thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn quận (2014 – 2018)

Loại thuế Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 6/2018 Thu phí trước bạ nhà đất 198 496 957 1686 506.6 Thu Thuế nhà đất 162 355 797 1132 390.9 Thu tiền sử dụng đất 12 20 39 177.1 116.4

Thu tiền thuê đất 114 263 536 806.265 315.6

Thu tiền chuyển quyền sử dụng đất 93 175 380 606.8 243.44

Tổng 579 1309 2709 4408.165 1572.94

guồn: h ng tài nguyên môi trường quận Tây Hồ 2017, đơn vị: Tỷ đồng) 2.2.2.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Thực hiện quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chính là việc xem xét, đánh giá người sử dụng đất đã thi hành đúng pháp luật đất đai

đã ban hành hay chưa. Muốn thực hiện được điều này thì các cơ quan quản lý phải có những biện pháp tích cực, như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật về đất đai cho người dân hiểu, phải chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của cán bộ địa chính từ cấp trên xuống cấp dưới, thực hiện cải cách hành chính tránh nhũng nhiễu, gây phiền hà đến nhân dân, mà phải giải thích, hướng dẫn một cách rõ ràng cho người đến đăng ký đất đai. Có như vậy mới làm cho người dân tin, hiểu và thực hiện đúng chức trách của mình, đó cũng chính là điều kiện để các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác quản lý và giám sát của mình.

Trong thời gian qua, quận Tây Hồ cũng đã chú trọng tới công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, tổ chức hướng dẫn cho cán bộ địa chính để thực hiện đúng pháp luật đất đai mới ban hành và đã có những bước tiến triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề bất cập cần khắc phục, đó là một số cán bộ địa chính chưa hiểu rõ pháp luật đất đai dẫn đến gây phiền hà cho nhân dân.

2.2.2.10. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, quy định về quản lý và sử dụng đất được thực hiện định kỳ trên địa bàn quận, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường công tác quản lý đất đai. Hằng năm, UBND quận có kế hoạch thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn, kết quả qua 4 năm đã kiểm tra 26 vụ và phát hiện 15 vụ vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai, kết quả thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.5. Kết quả thanh tra đất đai của quận Tây Hồ (2014 – 2017)

Năm Số vụ đƣợc kiểm tra Số vụ vi phạm Số vụ đã xử lý Số lượng (vụ) Diện tích (m2) Số lượng (vụ) Diện tích (m2) Số lượng (vụ) Diện tích (m2) 2014 7 7.560 4 3.180 2 2.180 2015 4 5.753 2 4.762 1 162 2016 7 3.306 4 1.407 2 407 2017 8 4.306 5 2.207 3 607

Tổng 26 17.619 15 10.149 8 2.949

guồn: h ng tài nguyên môi trường quận Tây Hồ 2017)

Nhìn chung việc sử dụng đất cho thuê, đa số các doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư sử dụng có hiệu quả và giải quyết được việc làm cho lao động tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn cịn một số doanh nghiệp tuy có đầu tư nhưng việc đầu tư chưa đầy đủ theo dự án đầu tư. Đến nay, quận đã tham mưu UBND TP đã có Quyết định thu hồi đất đối với 05 Doanh nghiệp sử dụng khơng đúng mục đích và sản xuất khơng có hiệu quả, tổng diện tích là 33.349 m2. Bên cạnh đó vẫn cịn một số nơi chưa tập trung xử lý dứt điểm số vụ vi phạm, cịn ỷ lại, trơng chờ ở cấp trên, biện pháp xử lý còn lúng túng.

2.2.2.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Bảng 2.6. Kết quả giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai (2014 – 2017)

Năm

Số vụ tranh chấp Số đơn khiếu nại Số đơn tố cáo

Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng 2014 55 49 6 36 34 2 8 7 1 2015 46 43 3 32 29 3 5 4 1 2016 34 31 3 29 25 4 4 2 2 2017 23 21 3 25 23 2 3 2 1 Tổng 158 144 14 122 111 11 20 15 5

guồn: h ng tài nguyên môi trường quận Tây Hồ 2017)

Tính từ năm 2014 đến năm 2017, quận đã tiếp nhận 300 đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trên lĩnh vực đất đai, trong đó: Tranh chấp 158 vụ, khiếu nại 122 vụ, tố cáo 20 đơn. UBND quận đã ra hơn 320 văn bản giải quyết (vì có vụ phải giải quyết 2-3 lần). Kết quả đã giải quyết dứt điểm 270 vụ, còn tồn đọng và đang tiếp tục giải quyết 30 vụ. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2017 giảm so với năm 2015 và 2016. UBND quận đã chỉ đạo các phường và các ban, ngành

liên quan tập trung giải quyết dứt điểm nhằm hạn chế đơn thư vượt cấp, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.

2.2.2.12. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Hoạt động dịch vụ công về đất đai là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Ở quận Tây Hồ thì cơ quan này là Văn phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả gọi tắt là “một cửa”. Mơ hình này hoạt động tương đối hiệu quả, tất cả các hồ sơ đều được tiếp nhận tại phòng một cửa, điều này đã tiết kiệm được thời gian và tiền của của người dân, giúp cho người dân tiếp cận với thủ tục hành chính một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây là sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc cải cách thủ tục hành chính và đã đạt được hiệu quả cao, được nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

Nhận xét chung:

- Từ khi quận được thành lập(1/1/1996) đến năm 2003:

Quận Tây Hồ là đơn vị hành chính cấp quận được thành lập theo Nghị định số 69/CP ngày 28/10/1995 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1996. Vì mới thành lập nên chính quyền quận cịn tương đối non trẻ, cán bộ cơng chức cịn chưa có nhiều kinh nghiệm do vậy cơng tác quản lý và sử dụng đất đai cịn có những thiếu xót và chưa chặt chẽ, cơng tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân nhiều lúc chưa kịp thời và hợp lý.

- Từ năm 2014 đến nay:

Từ năm 2014 cho đến nay, việc quản lý đất đai trên địa bàn quận đã có nhiều thay đổi rõ rệt, nhất là trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Tây Hồ đã có những tiến bộ nhất định trong công tác quản lý và sử dụng đất đai chặt chẽ, đất đai được sử dụng hiệu quả.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã làm đúng trình tự thủ tục, tổ chức giao đất cho các tổ chức để xây dựng trụ sở cơ quan, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật kịp thời, đã phát huy cao hiệu quả sử dụng đất. Việc xét giao đất ở cho dân được thực hiện

chặt chẽ hơn, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã công khai quy hoạch, công khai kết quả xét duyệt.

Tuy nhiên cũng còn phải một số tồn tại đó là : Cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng cịn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu sử dụng đất tăng do dân số làm cho đất đai biến động liên tục gây khó khăn cho cập nhật, chỉnh lý biến động dẫn đến gây trở ngại cho công tác quản lý và sử dụng đất đai.

Chính quyền quận và cán bộ đảng viên nhận thức về đất đai, quản lý đất đai chưa thật sâu rộng nên trong quản lý còn hạn chế.

Trong những năm qua, nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương luôn ở trong điều kiện chỉ tiêu, kế hoạch khá lớn. Bên cạnh đó ngành Tài ngun và Mơi trường phải giải quyết nhiều tồn tại chỉ tiêu, kế hoạch do giai đoạn trước để lại việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm chưa dự tính hết nhu cầu sử dụng đất, quy hoạch khu dân cư ở một số vùng chưa phù hợp với tập quán cũng như chưa gắn kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, của ngành với nhu cầu nhà ở, đất ở của nhân dân.

Công tác tuyên truyền các chính sách đất đai chưa được sâu rộng trong nhân dân, các cán bộ địa chính cịn bị thay đổi nhiều do không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chưa lường hết khả năng nhu cầu thuê đất của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình nên kế hoạch sử dụng đất, cho thuê làm chưa sát nên dẫn đến diện tích có năm thiếu, năm thừa. Trong khi các đối tượng muốn thuê được ngay nên các trường hợp được thuê đất hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của quận.

Công tác kiểm kê và công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn quận triển khai nhưng tiến hành cịn chậm so với u cầu. Cơng tác tun truyền để nhân dân hiểu tầm quan trọng và giá trị pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được các cấp quan tâm đúng mức.

Việc chỉ đạo xử lý các vụ lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích chưa có giải pháp mạnh, xử lý chưa kiên quyết. Giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai một số vụ không kịp thời, giải quyết kéo dài không dứt điểm.

2.2.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất quận Tây Hồ

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2018 (Bảng 2.6 và Hình 2.4) quận Tây Hồ có tổng diện tích tự nhiên 2400.81 ha.

Hình 2.4. Cơ cấu đất đai năm 2018 quận Tây Hồ

Trong đó:

- Đất nơng nghiệp 730.52 ha chiếm 30.43 % diện tích tự nhiên; - Đất phi nơng nghiệp 1605.61 ha chiếm 66.88 % diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng 64.68 ha chiếm 2.69 % diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)