Thống kê theo loại hồ sơ cấp GCN giai đoạn 2014 – 6/2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 85)

STT Loại HS Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 6/2018 Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % 1 Cấp Lần Đầu 9 19.57 13 34.21 15 11.11 16 20 10 27 2 Chuyển nhượng 10 21.7 8 21.05 15 7.41 15 23 7 19 3 Tặng cho 13 50.0 10 26.32 12 3.70 10 11 3 15 4 Thừa kế 1 2.17 15 7.41 13 8 9 8 5 Cấp lại 13 7.41 12 18 10 9 6 Cấp mới 3 3.70 7 Cấp đổi 3 6.52 7 18.42 26 59.26 23 46 26 40

(Nguồn: h ng Tài nguyên Môi trường quận Tây Hồ)

Qua bảng ta nhận thây loại hồ sơ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đồng đều, năm 2014 cấp được 36 giấy, năm 2015 cấp được 46 giấy, năm 2016 cấp được 99 giấy, năm 2017 cấp được 89 giấy và đến tháng 6 năm 2018 cấp được 65 giấy.

Dễ thấy hồ sơ tặng cho lớn nhất trong năm 2014 nói riêng và cả 3 năm nói chung, lí do ở đây thuộc về mặt xã hội do một số bậc cha mẹ khi đến tuổi 49 và 53 hoặc đến tuổi xế chiều, họ làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho con cháu của họ. Cấp đổi cũng chiếm tỷ lệ lớn đặc biệt năm 2017, các phường đẩy mạnh hoàn thành hồ sơ cho những hộ gia đình có nhu cầu cấp đổi, nhằm phục vụ nhu cầu nâng hạn mức đất ở của hộ gia đình

Cấp lần đầu là những hộ gia đình ở từ lâu mà chưa thực hiện quyền sử dụng đất, những trường hợp như này phường cũng có ưu tiên nhằm phục vụ cơng tác quản lí thuận tiện hơn, trong 3 năm qua, tỷ lệ cấp lần đầu khá cao như 20% năm 201 và 34% năm 2015.12% năm 2016, 2017.

Chuyển nhượng chiếm tỷ lệ tương đối cao do một số gia đình bán đất vào miền nam hoặc Tây nguyên sống sinh sống

Thừa kế, cấp lại, cấp mới cịn ít do phần lớn người dân khi mất không để lại giấy tờ cho con cháu và con cháu mặc định là của mình song khơng đi làm lại giấy tờ. Vấn đề cấp lại, cấp mới, trong địa phương tồn tại hình thức mua bán trao tay, khơng ra chính quyền địa phương sang tên, hoặc họ có giấy chứng nhận cũ họ không quan tâm đến việc nhà nước cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

2.3.2.4. hững trường hợp vướng mắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ trước đến giai đoạn 2014 – 6/2018 chi tiết tại phụ lục kèm theo)

Bảng 2.12. Tồn đọng từ trƣớc đến giai đoạn 2014-6/2018

Lí do tồn đọng Số lƣợng Tỷ lệ %

Lấn chiếm đất 11 22.45

Tranh chấp đất đai 11 22.45

Thiếu giấy tờ 9 18.37

Chuyển mục đích sử dụng sai quy định 5 10.20 Người sử dụng và người đứng tên sổ đỏ khác nhau 3 6.12 Diện tích thay đổi quá lớn so với giấy chứng nhận cũ 3 6.12

Giao đất trái thẩm quyền 2 4.08

Giấy chứng nhận sai khác so với bản đồ 299 2 4.08

Chủ sử dung mất 2 4.08

Chuyển nhượng bằng miệng 1 2.04

Tổng 49 100.00

(Nguồn: h ng Tài nguyên Môi trường quận Tây Hồ)

Qua bảng ta có thể nhận quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất gặp rất nhiều vấn đề vướng mắc dẫn đến hồ sơ bị tồn đọng từ năm này qua năm khác.

- Nguyên nhân gây tồn đọng nhiều nhất đó là lấn chiếm đất và tranh chấp đất đai, cả hai có số hồ sơ tồn đọng bằng nhau và đều cùng chiếm 22.45%. Dẫn đến tình trang này một phần do giá đất càng ngày càng tăng, nguời dân muốn có nhiều đất nên lấn đất của các cơng trình nhà nước hay của láng giềng, một phần do sự thiếu hiểu biết của người dân về Luật đất đai.

- Thiếu giấy tờ cũng là một nguyên nhân gây tồn đọng lớn chiếm 18.37% trên số hồ sơ tồn đọng.

Những hồ sơ tồn đọng chủ yếu thiếu giấy tờ về hoàn thành nghĩa vụ tài chính, xác minh nguồn gốc, xác nhận ranh giới tiếp giáp.

- Nguyên nhân lớn thứ tư đó là chuyển mục đích sử dụng đất, chủ yếu người dân lấp ruộng xây nhà chiếm 10.20% trên số hồ sơ tồn đọng.

- Diện tích thay đổi quá lớn so với giấy chứng nhận cũ; người sử dụng đất và người đứng tên sổ đỏ khác nhau đều tồn đọng 3 hồ sơ, mỗi nguyên nhân chiếm 6.12% trên số hồ sơ tồn đọng.

- Giao đất trái thẩm quyền, giấy chứng nhận sai khác so với bản đồ 299, chủ sử dụng qua đời mỗi nguyên nhân có 2 bộ hồ sơ tồn đọng và cùng chiếm 4.08% trên số hồ sơ tồn đọng.

- Chuyển nhượng bằng miệng có 1 hồ sơ chiếm 2.04 %, trường hợp này do sự chủ quan của người nhận chuyển nhượng.

2.4. Phân tích đánh giá kết quả của công tác điều tra nhanh nông thôn

Thực hiện Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường và các Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã; Trong đó có Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai Hà Nội quận Tây Hồ được chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 26/5/2015 và chịu sự quản lý trực tiếp, chỉ đạo về chun mơn, nghiệp vụ của Văn phịng Đăng ký Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như nhiệm vụ chính trị trên địa bàn quận Tây Hồ dưới sự chỉ đạo của Quận uỷ, UBND Quận Tây Hồ (chi bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Quận Tây Hồ là tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Quận uỷ Tây Hồ).

2.4.1. Quy trình điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn tại quận Tây Hồ

Luận văn thu thập từ các báo cáo tổng kết của các cơ quan QLNN về đất đai từ trung ương đến địa phương; các bài viết của các tác giả trong và ngồi nước về các sự kiện có tính chất điển hình trong QLĐĐ về đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nhằm đưa ra bài học kinh nghiệm cũng như các giải pháp QLNN về đất đai cho CQQ Tây Hồ.

Luận văn thu thập số liệu thông qua báo cáo tổng hợp của các phòng ban chức năng, UBND các phường thuộc quận Tây Hồ thời gian từ năm 2014 đến nay làm cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của CQQ.

Luận văn xây dựng phiếu điều hỏi và điều tra 180 phiếu. Trong đó 120 phiếu điều tra lấy ý kiến người dân về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (thơng tin về tình trạng pháp lý của thửa đất, thông tin về chủ sử dụng đất, mức nghĩa vụ tài chính phải nộp, thời gian thực hiện thủ tục hành chính đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận, thái độ phục vụ của cơ quan chức năng có thẩm quyền, sự hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai có liên quan, nguyện vọng và kiến nghị của người dân với các cơ quan có thẩm quyền...); 30 phiếu điều tra người dân đến thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Tây Hồ (hiểu biết quy định pháp luật về thủ tục đang cần làm, sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục hành chính trong thực hiện đăng ký biến động ...)

Điều tra 30 phiếu cán bộ tham gia thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận ở địa phương (cán bộ địa chính cấp phường). Những nội dung điều tra gồm: Những khó khăn của cơng tác này tại địa phương (khó khăn trong việc xác định nguồn gốc, tình trạng tranh chấp, hồ sơ lưu trữ, bản đồ địa chính, quy hoạch.); những vướng mắc trong việc áp dụng chính sách, pháp luật của thành phố Hà Nội và của Trung ương vào địa phương, trình độ chun mơn, kiến nghị với cấp có thẩm quyền, ...

Thời gian điều tra và phỏng vấn tiến hành trong 2 tháng, từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 6 năm 2018.

Hình 2.8. Quy trình xây dựng phiếu hỏi khảo sát tại địa bàn

2.4.2. Kết quả thu được

Kết quả điều tra chính thức Luận văn thu về được 142 phiếu điều tra đối với các HGĐ & CN (tỷ lệ: 142/180); 23 phiếu đối với việc dăng ký biến động đất đai tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai (tỷ lệ: 23/30); 100 ghi chép các ý kiến của công chức QLNN tại địa bàn nghiên cứu về thủ tục hành chính đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất đai.

Trong đó trình độ học vấn của người được khảo sát có trình độ đại học (chiếm 24 %); phổ thông (chiếm 47%);. Đối tượng chủ yếu là người kinh doanh (chiếm 21%); cán bộ cơng chức, viên chức ( chiếm 18.89%); cịn lại chia đều ở các đối tượng: cơng nhân, hưu trí, ngành nghề khác,...

a) Việc tiếp nhận thông tin đất trong lĩnh vực đăng ký, cấp GCN QSDĐ

Người dân được hỏi cho biết thông tin lĩnh vực đất đai được tìm hiểu qua các kênh thơng tin sau:

- 21% hỏi qua người thân, bạn bè.

- 70% hỏi qua chính quyền phường, quận. - 17% qua phương tiện thông tin đại chúng. - 5% qua mạng internet.

- 0% qua các hình thức khác.

Việc tìm hiểu thơng tin thủ tục, trình tự về đăng ký, cấp GCN QSDĐ được người dân đánh giá hài lòng đạt gần 40% (rất thấp: 0.37%; thấp: 2.59%; bình thường: 60.37%; cao: 32.22%; rất cao: 4.44%).

Mức độ hài lòng người dân khi tiếp cận dịch vụ về lĩnh vực đất đai được người dân đánh giá khá tích cực đạt 69% (Rất hài lòng: 10%; Hài lịng: 59.63%; Bình thường:26.67%; Khơng hài lịng: 1.48%; Rất khơng hài lịng: 1.85%).

b) Về trình tự thủ tục về đăng ký, cấp GCN QSDĐ

- Sự hài lòng về thủ tục, hướng dẫn kê khai khi làm thủ tục về đăng ký, cấp GCN QSDĐ không được người dân đánh giá cao, chỉ đạt gần 40% (Rất thấp: 0%; thấp: 2.22%; bình thường: 58.89%; cao: 4.44%).

- Mức độ hài lòng ở kết quả giải quyết thủ tục về lĩnh vực đăng ký, cấp GCN QSDĐ khá cao đạt gần 70% (Rất khơng hài lịng: 4.07%; Khơng hài lịng: 2.96%; Bình thường: 24.07%; Hài lòng: 58.89%; Rất hài lòng: 10%).

c) Về tinh thần, thái độ, trách nghiệm của cán bộ công chức, viên chức

- Về thái độ, trách nghiệm của công chức tại Bộ phận Một cửa được đánh giá mức trên 60% (Rất thấp: 0%; Thấp: 1.11%; Bình thường: 33.33%; Cao: 48.15%; Rất cao: 17.41%).

- Mức độ hài lịng của người dân về sự tận tình, chu đáo của công chức, viên chức tại nơi giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai được đánh giá cao đạt 80% (Rất khơng hài lịng: 0.37%; Khơng hài lịng: 1.48%; Bình thường: 17.04%; Hài lịng: 65.56%; Rất hài lòng: 14.44%).

- Mức độ hài lòng của người dân về sự rõ ràng, dễ hiểu trong hướng dẫn của công chức, viên chức khi giao dịch thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai chỉ đạt gần 60% (Rất thấp: 0%; Thấp: 1.85%; Bình thường:41.11%; Cao: 42.59%; rất cao: 14.44%).

d) Việc giải quyết thủ tục và chi phí trong q trình giải quyết thủ tục hành chính

- Thời gian giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai được người dân đánh giá khá hợp lý đạt gần 60% (Rất không hợp lý 1.48%; Khơng hợp lý 4.07%; Bình thường 37.78%; hợp lý 46.30%; rất hợp lý 10.37%).

- Việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của cơ quan cho tổ chức cá nhân đến giao dịch tại nơi làm thủ tục về đăng ký, cấp GCN QSDĐ được người dân đánh giá tương đối thấp, sự hài lòng chỉ đạt 3% (rất thấp: 0%; thấp: 0.37%; bình thường: 7.78%; cao: 2.59%; rất cao: 0.74%).

- Trang thiết bị tại nơi làm thủ tục về lĩnh vực đất đai được người dân đánh giá chưa cao, chỉ đạt 31% (rất thấp: 0%; thấp: 1.85%; bình thường: 66.67%; cao: 28.52%; rất cao: 2.96%).

e) Về chi phí trong q trình giải quyết thủ tục hành chính đăng ký, cấp GCN QSDĐ

Việc chi phí phải nộp theo quy định khi làm thủ tục về đăng ký, cấp GCN QSDĐ được người dân đánh giá sự howhp lý đạt trên 60% (Rất không hợp lý: 2.2%; không hợp lý: 1.11%; bình thường: 32.96%; hợp lý: 55.19%; rất hợp lý: 8.52%). Ngoài ra người dân phải chi trả chi phí ngồi quy định (có chiếm 1.85% ; khơng chiếm 98.15%).

f) Đánh giá chung tồn bộ q trình làm thủ tục đăng ký, cấp GCN QSDĐ

Nhìn chung người dân hài lịng về tồn bộ q trình làm thủ tục về đăng ký, cấp GCN QSDĐ đạt 76.67% (Trong đó: Rất khơng hài lịng:1.48%; Khơng hài lịng: 2.59%; Bình thường: 19.63%; Hài lịng: 65.93%; Rất hài lịng: 10.74%).

g) Ý kiến, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ về đăng ký, cấp GCN QSDĐ

Có 100% người dân được hỏi đề xuất các giải pháp chủ yếu sau để nâng cao chất lượng dịch vụ công về đăng ký, cấp GCN QSDĐ. Cụ thể:

- Mở rộng các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận về cơ quan cấp GCNQSDĐ và thủ tục cấp GCNQSDĐ: 63.70%

- Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân tại nơi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ: 42.22%

- Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ: 60%

- Tăng tính cơng khai, minh bạch trong thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ: 25.56% - Tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin trong giải quyết thủ tục hành chính: 12.22%

- Cải thiện thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ của công chức đối với người dân: 7.78%

- Nâng cao năng lực giải quyết công việc của công chức: 9.63% - Rút ngắn thời gian cấp GCNQSDĐ: 34.07%

- Giảm phí/lệ phí cấp GCNQSDĐ: 4.81%

- Tiếp nhận, giải quyết tốt các phản ánh, kiến nghị của người dân: 12.22% - Ý kiến khác: 0.73%

2.4.3. Phân tích thuận lợi và khó khăn qua cơng tác điều tra nhanh nông thôn

a) Thuân lợi

- Công tác tuyên truyền Luật Đất đai cũng như các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được quận và địa phương thường xuyên quan tâm, từ đó làm cho người dân ngày càng nhận thức đầy đủ những chính sách về đất đai của Nhà nước trong từng giai đoạn. Nhân dân và các cơ quan tổ chức... trên địa bàn quận rất mong muốn được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để đầu tư phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống.

- Được sự quan tâm chỉ đạo quận ủy, UBND quận, Đảng ủy .

- Sự đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành của UBND quận đã phát huy tác dụng tích cực trong q trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chức năng.

- Việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của cấp trên trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp GCN và sự cố gắng của cán bộ chun mơn của Phịng Tài nguyên và Môi trường.

- Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật được triển khai đến người dân làm thay đổi nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, do được sự đồng tình ủng hộ của đồng bào nhân dân trên địa bàn quận nên việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thuận lợi và đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)