Nguồn: Báo cáo cập nhật 2 năm một lần (BUR1), 2014
Để thực hiện kiểm kê quốc gia KNK, Cục KTTV&BĐKH chịu trách nhiệm điều phối, giám sát chung. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Viện KHKTTV&MT) thực hiện kiểm kê KNK cho các lĩnh vực năng lượng, các quá trình cơng nghiệp và sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF); Tổng cục Môi trường thực hiện kiểm kê cho các lĩnh vực nông nghiệp và chất thải. Hai đơn vị này có nhiệm vụ phối hợp với chuyên gia JICA lựa chọn, thống nhất phương pháp và thực hiện kiểm kê quốc gia KNK.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Uỷ ban QG về Biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ban chỉ đạo thực hiện Công ước Khí hậu và Nghị định
thư Kyoto
Ban thư ký Cơng ước khí hậu
Các tổ chức quốc tế liên quan
Các Bộ:
- Tài chính
- Kế hoạch và Đầu tư - Ngoại giao
- Khoa học và CN - NN và PTNT - Công thương - Giao thông vận tải - Xây dựng
- Thông tin và TT
Các Viện nghiên cứu, trường Đại học và tổ chức phi chính phủ có
liên quan Các Nhóm cơng tác:
- Kiểm kê quốc gia KNK - Ứng phó với Biến đổi KH - Cơng nghệ, tài chính và tăng cường năng lực
- Các thông tin khác Các đơn vị:
- Tổng cục Môi trường - Viện Khoa học KTTV & BĐKH
- Viện Chiến lược, Chính sách Tài ngun và Mơi trường - Vụ Hợp tác quốc tế - |Vụ Khoa học Công nghệ
Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất, xây dựng hệ thống quốc gia để chuẩn bị kiểm kê quốc gia KNK, đồng thời cũng đề xuất danh mục kiểm tra chất lượng (QC) cho kiểm kê KNK.
Nhóm Cố vấn khoa học của Dự án (TSAG) phối hợp với các chuyên gia JICA cung cấp tư vấn kỹ thuật cho Viện KHKTTV&MT và Tổng cục Môi trường trong quá trình thực hiện kiểm kê KNK. Các chuyên gia tư vấn trong nước phối hợp với các chuyên gia ngắn hạn của JICA thu thập số liệu hoạt động cho kiểm kê.
3.1.3. Quy trình thực hiện
Trong chuẩn bị Thông báo quốc gia lần thứ hai và BUR1 có 2 quy trình được thực hiện: chuẩn tắc và phi chuẩn tắc. Quy trình chuẩn tắc được hiểu là quy trình được xác định bởi một (hay các) văn bản quản lý (pháp lý) do cơ quan có thẩm quyền ban hành và quy trình phi chuẩn tắc thì khơng được xác định bởi văn bản pháp quy (pháp lý) nào. Trong quy trình chuẩn tắc đối với thành lập một tổ chức thì thường có Quyết định của cấp quản lý có thẩm quyền ban hành về mặt tổ chức, như quyết định thành lập tổ chức (ban quản lý, hội đồng,...) hay quyết định cử cán bộ của mình tham gia hoặc quyết định ban hành quy chế làm việc,...
3.1.3.1 Quy trình chuẩn tắc
Trên cơ sở pháp lý đã nêu ở trên và để thực hiện Thông báo quốc gia lần thứ hai, Bộ TNMT hình thành Dự án bởi Quyết định của Bộ trưởng Bộ TNMT số 1530/QĐ-BTNMT ngày 24/10/2006 về thành lập Ban Quản lý Dự án.
Kiểm kê KNK là một phần công việc của Thông báo quốc gia lần thứ hai và do Ban Quản lý Dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức có liên quan như Ban Chỉ đạo thực
hiện UNFCCC và KP, Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH,...
Như vậy, Ban Quản lý Dự án Thông báo quốc gia lần thứ hai có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức chuẩn bị Thông báo qụốc gia lần thứ hai, trong đó có phần cơng việc kiểm kê KNK với sự chỉ đạo (định hướng), tư vấn và hỗ trợ (theo đề xuất, đề nghị) của các cơ quan, tổ chức cấp trên.
3.1.3.2 Quy trình phi chuẩn tắc
Tính chất phi chuẩn tắc ở đây thể hiện ở việc hình thành tổ chức thực hiện công việc kiểm kê KNK phục vụ chuẩn bị Thông báo quốc gia lần thứ hai. Ban Quản lý Dự án Thông báo quốc gia lần thứ hai đã hình thành các tổ (05) công tác với tên gọi tương ứng với 5 lĩnh vực cần kiểm kê phát thải KNK, gồm:
Tổ công tác Năng lượng
Tổ công tác Các q trình cơng nghiệp Tổ cơng tác LULUCF
Tổ công tác Nông nghiệp Tổ công tác Chất thải
Xét theo các mô tả trong “Báo cáo về Hệ thống quốc gia và thủ tục QA/QC trong Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam” thì khơng có văn bản quản lý chính thức về việc thành lập các tổ cơng tác nói trên cũng như quy trình thực hiện đối với chuẩn bị kiểm kê phát thải KNK. Các chuyên gia được huy động, được mời tham gia các tổ công tác cũng như phụ trách tổ cũng không phải và không hẳn (đối với trường hợp chuyên gia là người đứng đầu tổ chức, cơ quan) là của tổ chức, cơ quan của họ do khơng có quyết định bằng văn bản của tổ chức, cơ quan quản lý họ) mà theo hợp đồng của Dự án với chuyên gia, kể cả chuyên gia tham gia hoạt động điều phối chung. Danh sách, các chuyên gia được mời tham gia các tổ công tác được Ban quản lý Dự án lựa chọn, đề xuất, trình
lãnh đạo Bộ TNMT và sau khi được sự đồng ý thì Giám đốc Dự án ký hợp đồng với từng chuyên gia.
3.1.3.3 Quy trình thực tế thực hiện
Các bước tiến hành trong quy trình thực hiện nêu tại Hình 2.6 cho thấy quy trình này giống với quy trình thực hiện dự án, đề tài nghiên cứu và triển khai (R&D) thường thấy ở Việt Nam mà ở đó 5 tổ cơng tác đảm nhận 5 phần (5 lĩnh vực phát thải), thực hiện phần công việc tương đối độc lập trên cơ sở đề cương, kế hoạch và phương pháp được lựa chọn phù hợp ngay từ bước đầu tiên. Tổ tổng hợp sẽ tập hợp các phần thực hiện để dựng thành Báo cáo kiểm kê KNK để rồi sau đó được thẩm định bởi một hội đồng thẩm định quốc gia do Bộ trưởng Bộ TNMT ra quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định này bao gồm các chuyên gia có trình độ cao, có nhiệm vụ đánh giá Báo cáo kiểm kê KNK theo quy trình thẩm định, đánh giá và kết luận về chất lượng của Báo cáo, trong đó có chỉ ra những khiếm khuyết, hạn chế cần được chỉnh sửa, khắc phục. Báo cáo kiểm kê KNK sau khi đã được hoàn thiện trên cơ sở kết luận của Hội đồng thẩm định được đưa vào Thông báo quốc gia lần thứ hai với tư cách là một chương (Chương 2. Kiểm kê quốc gia KNK năm 2000).
Sau khi hoàn tất và nộp phần báo cáo đã được chỉnh sửa, các hợp đồng với chuyên gia được thanh lý và các tổ công tác cũng đồng thời giải thể.
Hình 3.4. Quy trình thực hiện kiểm kê phát thải KNK trong Thông báo quốc gia lần thứ hai
Nguồn: Thông báo Quốc gia lần thứ 2, 2010
3.2. KẾT QUẢ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH Ở VIỆT NAM
Việt Nam đã hoàn thành việc thực hiện kiểm kê quốc gia KNK cho các năm: 1994, 2000, 2005, 2010.
3.2.1. Thông báo quốc gia đầu tiên cho UNFCCC (TBQG 1) và gửi Ban Thư ký Công ước tháng 12/2003
Kiểm kê quốc gia KNK năm 1994 [1] được thực hiện cho các ngành có nguồn phát thải chính gồm: năng lượng, các hoạt động công nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất, nông nghiệp, chất thải.
Phương pháp kiểm kê KNK được thực hiện theo hướng dẫn của IPCC phiên bản 1996 và tuân thủ hướng dẫn xây dựng thông báo quốc gia của UNFCCC dành cho các nước không thuộc Phụ lục I.
Phần lớn các hệ số phát thải được sử dụng trong kiểm kê là các hệ số mặc định của IPCC năm 1996, có tham khảo và sử dụng một số hệ số phát thải của Thái Lan, ấn Độ... Riêng hệ số phát thải CH4 trên ruộng lúa nước có bón phân hữu cơ sử dụng kết quả thực nghiệm của Việt Nam trong Chương trình thực nghiệm đo CH4 Châu Á.
Tổng lượng phát thải KNK năm 1994 là 103,8 triệu tấn CO2 tương đương, bình quân đầu người là 1,47 tấn CO2 tương đương.
Về thành phần khí thải, lượng phát thải CO2 là 40,6 triệu tấn, CH4 là 2,5 triệu tấn và N2O là 34 nghìn tấn. Tổng lượng phát thải quy đổi theo CO2 tương đương tương ứng chiếm 39,1%, 50,6% và 10,1% tổng lượng phát thải KNK ở Việt Nam năm 1994.
Lượng phát thải KNK của ngành năng lượng là 25,6 triệu tấn CO2 tương đương chiếm 24,7% tổng lượng phát thải quốc gia, trong lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất là 19,38 triệu tấn chiếm 18,7%, trong nông nghiệp là 52,45 triệu tấn, chiếm 50,5%, từ các q trình cơng nghiệp và chất thải là 3,8 và 2,5 triệu tấn chiếm 3,7% và 2,4%.
Bảng 3.1. Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho năm 1994
Lĩnh vực phát thải CO2 tđ Tỷ lệ (%)
1. Năng lượng 25.637 24,7
2. Các q trình cơng nghiệp 3.807 3,7
3. Nông nghiệp 52.450 50,5
Lĩnh vực phát thải CO2 tđ Tỷ lệ (%)
5. Chất thải 2.565 2,4
Tổng phát thải 103.839 100
3.2.2. Thông tin kiểm kê khí nhà kính trong Thơng báo quốc gia lần thứ 2
Thông báo Quốc gia lần thứ Hai của Việt Nam được giao nộp cho UNFCCC vào tháng 12 năm 2010 [2] và nộp Ban Thư ký Công ước tại Hội nghị các Bên lần thứ 16 tại Cancun, Mexico, tháng 12/2010. Việc kiểm kê quốc gia khí nhà kính trong SNC được thực hiện cho năm cơ sở là năm 2000. Các khí nhà kính chính cũng là CO2, CH4 và N2O.
SNC đã cung cấp thơng tin về kiểm kê khí nhà kính quốc gia cho năm cơ sở 2000 và ước tính phát thải khí nhà kính của 3 nguồn chính cho các năm 2010, 2020 và 2030 tại chương II, các thông tin chung về bối cảnh quốc gia, phân tích đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH và các phương án giảm nhẹ phát thải KNK. Báo cáo gồm 8 chương, và đã dành một chương cho hoạt động kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2000. Cụ thể một số nội dung chính như sau:
Các lĩnh vực kiểm kê: Kiểm kê KNK quốc gia cho năm cơ sở 2000 được
hiện theo phương pháp, hướng dẫn kiểm kê và hướng dẫn thực hành tốt của IPCC cho các lĩnh vực chính: năng lượng; các q trình cơng nghiệp; nơng nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng và lâm nghiệp (LULUCF) và chất thải ở Việt Nam.
Các nguồn phát thải và hấp thụ chính: Trong SNC, 14 nguồn phát thải
và hấp thụ chính đã được xác định cho kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2000 Việt Nam bao gồm:
04 nguồn trong lĩnh vực năng lượng: Công nghiệp và xây dựng thơng vận tải, sản xuất điện, khai thác dầu khí.
03 nguồn trong lĩnh yực nông nghiệp: Trồng lúa nước, lên men hóa, đât nơng nghiệp;
04 nguồn trong LULUCF: Thay đổi rừng và trữ lượng sinh khối, đất lâm nghiệp, quản lý đất hoang và chuyển đổi sử dụng đất
01 nguồn trong lĩnh vực chất thải: Chất thải rắn.
Ước tính phát thải/hấp thụ từ các nguồn chính: Trong SNC việc ước
tích lượng phát thải/hấp thụ khí nhà kính từ các nguồn chính (năng lượng nơng nghiệp. LULUCF) cũng được xây dựng cho các năm 2010, 2020 va 2030.
Phương pháp kiểm kê: Kiểm kê khí nhà kính quốc gia năm 2000 được
thực hiện theo Hướng dẫn kiểm kê (phiên bản sửa đổi năm 1996) và Hướng dẫn thực hành tốt (GPG) của IPCC cho các lĩnh vực: Năng lượng, Các q trình cơno nghiệp, Nơng nghiệp, LULUCF và Chất thải đối với các khí nhà kính chủ yếu là CO;. CH4, N20 và một số khí khác.
Số liệu kiểm kê: Đã tiến hành thu thập, tổng hợp các thông tin số liệu hoạt
động liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các ngành của Việt Nam để phục vụ kiểm kê KNK quốc gia.
Nguồn số liệu cho kiểm kê khí nhà kính quốc gia được thu thập từ Niên giám thông kê, từ các Bộ, ngành và kết quả nghiên cứu của các Viện, Trung tâm nghiên cứu, công ty, doanh nghiệp... có liên quan và đã được cơng bố chính thức; có những số liệu được cập nhật tới năm 2007 và 2008
Phương pháp thu thập: Việc thu thập dữ liệu kiểm kê khí nhà kính được
tiến hành thơng qua các bản hợp đồng với các cơ quan/chuyên gia có liên quan; phương pháp tiếp cận “Trên xuống” (“top-down”) và “Dưới lên” (“bottom-up”) được sử dụng để thu thập sô liệu hoạt động từ các nguồn chính'.
Hệ số phát thải: Trong các lần kiểm kê vừa qua, nói chung các hệ số phát
thải chủ yếu sử dụng hệ số mặc định (default) theo khuyến nghị của IPCC. Bên cạnh đó, một số hệ số phát thải riêng cho Việt Nam được xây dựng và sử dụng cho kiểm kê quốc gia KNK như hệ số phát thải CH4 trong lĩnh vực nông nghiệp...
Phương pháp phân tích các nguồn chính phát thải/hấp thụ khí nhà kính: Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững đã tiến hành phân tích sử dụng
phương pháp bậc 1 (Tier 1) theo GPG được sử dụng để đánh giá các nguồn phát thải và hảp thụ chính thơng qua đánh giá tác động của các nguồn khác nhau ác và XU thế phát thải.
Các khí nhà kính được kiểm kê: Tập trung chủ yếu vào các loại khí nhà
kinh chủ yếu như CO2, CH4 và N2O. Kết quả kiểm kê các khí nhà kính theo lĩnh vực và theo loại khí đã được trình bày trong 28 bảng tại chương II của SNC và theo kết quả kiểm kê, tổng lượng phát thải khí nhà kính năm 2000 vào khoảng 150.9 triệu tấn CO2 tương đương
Bảng 3.2. Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 (SNC)
Đơn vị: nghìn tấn CO2 tương đương
Lĩnh vực phát thải CO2 tđ Tỷ lệ (%) Năng lượng 52.773 35 Các q trình cơng nghiệp 10.005 6,6 Nông nghiệp 65.090 43,1 LULUCF 15.104 10,0 Chất thải 7.925 5,3 Tổng cộng 150.899 100
Đánh giá về độ không chắc chắn: Để đánh giá độ không chắc chắn cho kiểm kê quốc gia khí nhà kính đã sử dụng phương pháp nêu trong “Hướng dẫn của IPCC vẻ kiểm kê khí nhà kính năm 2006”, trong đó cách tiếp cận 1 đã được áp dụng với các thông tin đầu vào từ các đánh giá của các chuyên gia. Theo kết giá, độ khơng chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính quốc gia năm 2000 là 14.9%, trong khi độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính năm quốc gia 1994 là 19,9%. Lượng phát thải khí nhà kính quốc gia năm 2000 biến động ± 22,5 ngàn
tấn C02 tương đương. Độ không chắc chắn của xu thế phát thải khí nhà kính từ năm 1994 đến năm 2000 là 19,5%.
Quá trình chuẩn bị kiểm kê: Quá trình kiểm kê được tiến hành với các
nội dung bao gồm: tổ chức hội thảo tham vấn; hội thảo khởi động và lập kế hoạch cho công tác kiểm kê; tiến hành thu thập, phân tích, xác định các biện pháp/phương pháp thích họp để kiểm kê, xác định các hệ số phát thải; tính tốn lượng phát thải/hấp thụ theo các nguồn; phân tích các nguồn chính và đánh giá không chắc chắn; tổ chức các hội thảo chuyên đề trong kiểm kê; xem xét đánh giá và chỉnh sửa kiến nghị trước khi hoàn tất báo cáo kiểm kê.. .các kết quả tổ chức và thực hiện kiểm kê khí nhà kính quốc gia trong SNC đã cung câp các thông tin chung về kiểm kê KNK quốc gia cho năm cơ sở 2000.
3.2.3. Kiểm kê quốc gia KNK năm 2010 (BUR1)
Đang hoàn thiện Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất (BUR1) của Việt Nam cho UNFCCC. Dự kiến hoàn thành và đệ trình Ban Thư ký UNFCCC vào cuối năm 2014.
Phương pháp kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010 được thực hiện theo
hướng dẫn của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC):
- Hướng dẫn về kiểm kê quốc gia KNK, phiên bản sửa đổi năm 1996; - Hướng dẫn thực hành tốt và quản lý độ không chắc chắn trong kiểm kê quốc gia KNK (GPG 2000);