Nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản ở tỉnh bình định thông qua đánh giá tính dễ bị tổn thương trường hợp xã cát khánh, tỉnh bình định (Trang 46)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.4. Nguồn lợi thủy sản

Nguồn lợi hải sản

Bờ biển Bình Định song song với hƣớng kinh tuyến. Các đƣờng đẳng sâu 200 m - 100 m - 50 m chạy rất sát bờ và sát nhau nên nguồn lợi cá đáy ít và chủ yếu là nguồn lợi cá nổi. Từ ngang Quy Nhơn đến vùng Cù Mông - Phú Yên đƣờng đẳng sâu 50 m có mở rộng ra phía Đơng thêm 5 - 7 hải lý nữa nên vùng biển này có một ngƣ trƣờng nhỏ về cá đáy. Đó là các khu 156 - 168B kéo dài từ cửa An Dũ (cuối huyện Hoài Nhơn) đến Cù lao Xanh (ngang vụng Cù Mông - Phú Yên). Ngƣ trƣờng nhỏ này ở phía đơng kinh tuyến 109o30' với độ sâu  200 m.

Vùng biển Bình Định có trên 500 loại cá, trong đó có 38 lồi cá có giá trị kinh tế. Cụ thể:

* Cá nổi: Tỉ lệ cá nổi chiếm 65%. Trữ lƣợng khoảng 38.000 tấn, khả năng khai

thác là 21.000 tấn, thƣờng gặp các loài cá nổi: cá thu, cá ngừ, cá nục.

Mùa vụ thích hợp nhất khai thác cá nổi ở Bình Định là vào tháng 3 đến tháng 5, tháng 6. Các loại đối tƣợng thƣờng gặp:

- Cá thu : Tháng (3 - 5) ngƣ trƣờng từ Quy Nhơn đến Đức Phổ (Quảng Ngãi). - Cá ngừ chù, ồ: Tháng 3 đến tháng 5.

- Cá nục: tháng (4 - 6) ở phía Nam Bình Định từ Phù Cát đến Quy Nhơn, phía Bắc tỉnh từ Phù Mỹ trở ra.

- Cá trích: Tháng (6 - 8) vùng biển Quy Nhơn.

- Cá cơm: Sản lƣợng cao từ tháng (3 - 5), ngƣ trƣờng từ Phù Cát đến Quy Nhơn. - Cá chuồn: Tháng 2 đến tháng 3 cá chuồn khơi. Tháng 4 đến tháng 6 cá chuồn lộng.

- Cá ngừ đại dƣơng: Vụ chính từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, vụ phụ từ tháng 4 đến tháng 8, ngƣ trƣờng từ vùng khơi Bình Định đến vùng khơi Đà Nẵng.

* Cá đáy: Tỉ lệ cá đáy chiếm 35%. Trữ lƣợng khoảng 22.000 tấn, khả năng khai thác 11.000 tấn. Các lồi cá có giá trị là cá hồng, trác, phèn, mối....

Ngƣ trƣờng khai thác cá đáy nằm ở phía Đơng Nam và Đơng Bắc Quy Nhơn, mùa vụ khai thác cá đáy từ tháng 8 đến tháng 11, trùng với mùa gío mùa Đơng Bắc - mùa mƣa - mùa bão tại Bình Định.

* Tơm biển và mực:

- Tơm biển: Tơm có 20 lồi, 8 giống, 6 họ có trữ lƣợng 1000 - 1500 tấn. Khả

năng khai thác 500 - 600 tấn/năm.

- Mực: Trữ lƣợng Mực khoảng 1500 - 2000 tấn, khả năng khai thác 800 -1000 tấn/năm.

* Các bãi cá và ngư trường khai thác:

- Bãi cá thu, cá ngừ từ Đề Gi (Bình Định) đến Sông Cầu (Phú Yên) khả năng đánh bắt 2.000 - 3.000 tấn/năm.

- Bãi cá chuồn từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 5 khả năng khai thác 28.000 - 30.000 tấn/năm.

- Bãi cá nổi di chuyển từ làn nƣớc sâu 60m vào bờ trữ lƣợng 8.000 - 10.000 tấn/năm.

- Bãi cá đáy từ Sa Huỳnh đến Nha Trang ở vùng nƣớc có độ sâu từ 60 -150 m, khả năng khai thác 12.000 - 15.000 tấn/năm.

- Khả năng mở rộng ngƣ trƣờng khai thác: Ngƣ trƣờng truyền thống của nghề cá địa phƣơng: Quy Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn và ngƣ trƣờng mới đang hoạt động nghề cá: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hịa, Quảng Bình, Hải Phòng, Tiền Giang và Kiên Giang; ngƣ trƣờng Trƣờng Sa, Hoàng Sa.

Nguồn lợi thuỷ sinh

- Thực vật phù du: Xác định đƣợc 180 loài thuộc 54 giống, 25 họ, 5 ngành, trong

đó tảo khuê có 40 giống, 152 lồi, chiếm 78%, bình qn định lƣợng thực vật phù du qua các thời kỳ đạt 65,47 triệu tế bào/m3, trong đó tảo Silíc chiếm 68,6%.

- Động vật phù du: Xác định 182 loài động vật phù du (zooplankton), thuộc 14

biển nhiệt đới, có kích thƣớc cá thể nhỏ, các loài thuộc nhóm sống ở nƣớc mặn và nƣớc lợ khá phổ biến.

Nguồn lợi thủy sản vùng nƣớc nội địa

Khu hệ cá nƣớc ngọt có 56 lồi thuộc 7 bộ 20 họ và 44 giống. Trong bộ cá chép có tới 26 lồi ( chiếm 46,9%), bộ cá vƣợc có 21 lồi (chiếm 37,5% ) và 9 loài thuộc bộ cá khác. Đặc điểm sinh học của các loài cá này là có kích thƣớc nhỏ, độ phát dục sớm, có sự phân bố cao, sinh trƣởng nhanh nên tuổi thọ ngắn và có nhiều lồi thiên về ăn thực vật, bao gồm : cá mồi, cá thát lát, cá chép, cá chảnh, cá diếc, cá ngƣa nƣớc ngọt, mè lúi, cá chạch, cá mè trắng, mè đen, lƣơng, chình hoa, chình nhọn, chình mun, cá rơ, cá bóng tƣợng, chạch sơng, rơ phi đen….

Khu hệ cá ni ở Bình Định đƣợc du nhập từ miền Bắc vào nhƣ : cá quả, trám cỏ, cá mè hoa, mè trắng, rô phi, baba và cá bống tƣợng, rô phi đỏ du nhập từ miền Nam.

Nhóm cá nƣớc lợ ven đầm phá, cửa sông: măng, đối, móm, dìa, chình (Anguilla),.... Phần lớn các lồi trong nhóm cá này, ngồi giá trị thực phẩm, chúng cịn là đối tƣợng ni trong các ao hồ nƣớc lợ ven biển, nhiều loài trong chúng có giá trị thực phẩm cao. Sản lƣợng khai thác của chúng khoảng 5 - 7 nghìn tấn/năm.

Nhóm cá nƣớc ngọt - lợ: Đó là các loài cá sống trong đầm Trà Ổ và các vùng xáo trộn giữa nƣớc ngọt của các sông lớn và nƣớc lợ của đầm Thị Nại, Đề Gi. Chủ yếu là các loài thuộc họ cá chép (cá lúi, ngựa nam, ngựa núi, diếc,...), cá trê, chuối, lƣơn, chạch,.... Sản lƣợng khai thác tự nhiên của nhóm cá này khoảng 300 - 400 tấn/năm.

Bình Định, với chiều dài bờ biển 134 km cùng với vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, 03 đầm với tổng diện tích gần 8.000 ha (Thị Nại 5.060 ha, Đề Gi 1.600 ha, Trà Ổ 1200 ha ) và trên 160 hồ chứa. Đây là một điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nguồn lợi thủy sản với nhiều chủng lọai phong phú, đa dạng; trong đó có nhiều lồi thủy sản quý hiếm nhƣ: chình mun, cua huỳnh đế, tôm hùm, vẹm xanh; cùng với các lọai nghề phù hợp từ thủ công đến khai thác hiện đại phục vụ cho đời sống kinh tế cho cộng đồng ngƣ dân sống quanh các khu vực vùng nƣớc.

Đối với ngƣ trƣờng lộng và khơi miền Trung bao gồm cả khu vực Trƣờng Sa, Hoàng Sa là nơi tập trung các loài cá nổi và di cƣ với số lƣợng lớn. Trong đó có các lồi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và sản lƣợng khai thác lớn: cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá thu, cá cờ, cá kiếm, mực đại dƣơng.... Đây là ngƣ trƣờng có

tiềm năng và triển vọng phát triển nghề cá xa bờ, hạn chế áp lực khai thác ở tuyến ven bờ.

1.3.5. Đặc điểm đất đai và hiện trạng sử dụng đất Đặc điểm đất đai

Toàn tỉnh đƣợc chia thành 10 nhóm với 27 đơn vị đất, trong đó: - Nhóm bãi cát, cồn cát và đất ven biển (02 đơn vị đất)

- Nhóm đất mặn (03 đơn vị đất) - Nhóm đất phèn (02 đơn vị đất) - Nhóm đất phù sa (05 đơn vị đất) - Nhóm đất xám và bạc màu (04 đơn vị đất) - Nhóm đất đen (01 đơn vị đất) - Nhóm đất đỏ vàng (07 đơn vị đất) - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (01 nhóm đất) - Nhóm đất thung lũng (01 đơn vị đất)

- Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá (01 đơn vị đất)

Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 1.9. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Định qua các năm

TT Mục đích

sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất (ha) Năm 2010 so 2005 (ha) Cơ cấu năm 2013 (%) Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Tổng DT tự nhiên 605.058 605.058 605.058 100,00 1 Đất nông nghiệp 385.791 441.618 497.823 55.827 82,28 1.1 Đất sản xuất NN 136.651 131.539 131.236 -5.112 21,69 1.1.1 Đất trồng cây h.năm 98.479 99.580 101.348 1.101 16,75 1.1.1.1 Đất trồng lúa 53.915 53.347 54.509 -568 9,01 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào CN 46 36 41 -10 0,01 1.1.1.3 Đất trồng CHN khác 44.518 46.197 46.798 1.679 7,73 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 38.171 31.959 29.888 -6.212 4,94

2 Đất phi NN 60.851 69.452 70.356 8.601 11,63 3 Đất chƣa sử dụng 158.416 93.988 36.879 -64.428 6,10

Nguồn: [16] Diện tích đất ni trồng thủy sản năm 2005 là 2.944 ha, đến năm 2010 còn 2.731 ha, giảm 213 ha, do phần lớn diện tích ni trồng thủy sản chuyển sang đất phi nơng nghiệp và rừng phịng hộ (tập trung chủ yếu ở TP. Quy Nhơn). Đến năm 2013 tổng diện tích ni trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh 2.843 ha, chiếm 0,47% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

1.3.6. Kinh tế - Xã hợi

Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lƣu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nằm ở trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt và đƣờng bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Ngồi lợi thế này, Bình Định cịn có nguồn tài ngun tự nhiên, tài ngun nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009/QĐ-

TTg ngày 14/4/2009), Bình Định đƣợc xác định sẽ trở thành tỉnh có nền cơng nghiệp

hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc.

Nơng lâm nghiệp (ni trồng, khai thác thủy sản)

Bình Định là tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển, với chiều dài bờ biển 134km; vùng lãnh hải 2.500km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000km2; có các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và khu trú đậu tàu thuyền Tam Quan. Trong các cảng cá nêu trên có cảng cá Nhơn Châu là tốt nhất, có nguồn lợi hải sản phong phú, giá trị kinh tế cao nhƣ cá thu, cá ngừ đại dƣơng, cá nục, cá trích, cá cơm, cá chuồn, tơm mực cùng các đặc sản quý hiếm (yến sào, cua huỳnh đế, hải sâm...), tổng số tàu, thuyền là gần 8.000 chiếc trong đó có hơn 2.500 chiếc đánh bắt xa bờ. Sản lƣợng hải sản khai thác hàng năm khoảng 25.000 - 33.000 tấn (chƣa kể sản lƣợng khai thác xa bờ). Dự báo đến năm 2010 khả năng khai thác khoảng 110.000 tấn, giai đoạn 2011- 2020 khai thác ổn định ở mức 100.000 tấn/năm.

Tổng diện tích mặt nƣớc khoảng 10.920 ha (khơng kể 67.000ha mặt biển). Trong đó, đầm Thị Nại 5.060ha, đầm Đề Gi 1.600ha, vùng cửa sông Tam Quan 300ha và một số ao hồ nƣớc ngọt... là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện đã có 2.648ha mặt nƣớc ni tơm. Theo quy hoạch của ngành thủy sản, đến năm 2005 ổn định diện tích ni tơm, cua vào khoảng 5.000ha; sản lƣợng tôm nuôi thu hoạch khoảng 5.000-6.000 tấn/năm; kết hợp với sản lƣợng hải sản đánh bắt, đây sẽ là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến thủy, hải sản.

Diện tích rừng hiện có trên 207.370ha. Trong đó rừng tự nhiên là 154.390ha, rừng trồng là 52.980ha (rừng sản xuất là 34.624ha); những năm gần đây đã khai thác khoảng từ 6.000- 8.000m3 gỗ (góp phần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu và tiêu thụ trong tỉnh khoảng 200.000m3). Ngồi ra, dƣới tán rừng cịn có song mây, lá nón, bời lời, các loại lâm sản khác... là nguồn nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng... Ngoài ra, đất đồi núi chƣa sử dụng trên 205.200ha, có thể phát triển trồng rừng nguyên liệu hoặc trồng cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản.

1.3.7. Khái quát tình hình mƣa bão, lũ lụt trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bình Định thƣờng xun có lũ lụt, đặc biệt vào mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 79% lƣợng mƣa cả năm. Lũ quét, hạn hán, hỏa hoạn, xâm nhập mặn, sa mạc hóa cũng thƣờng xuyên xảy ra, cùng với sự xói mịn dọc bờ sơng và biển. Các cơn bão lớn thƣờng xuyên xảy ra. Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam trải qua khoảng năm cơn lốc nhiệt đới một năm. Miền Trung, từ Bình Định đến Ninh Thuận là khu vực chịu hậu quả nặng nề nhất, trung bình là 1,1 cơn lốc một năm trong thời kỳ 1961-2008 (World Bank, 2010). Những tác động chính của các cơn bão tại Bình Định bao gồm xói mịn bờ biển, lũ qt và ơ nhiễm mơi trƣờng [34]. Khu vực chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất bởi lũ là những vùng đất thấp tại Tuy Phƣớc, An Nhơn, Phú Cát, Phú Mỹ và Quy Nhơn [34]. Tỉnh Bình Định đã phải trải qua những cơn lũ tồi tệ vào các năm 2009, 2010 và 2011. Trận lụt tháng 10 và tháng 11/2011 đã gây ra một số thƣơng vong và thiệt hại về kinh tế khoảng 35 triệu đô la Mỹ [39].

bão số 3, ảnh hƣởng trực tiếp các tỉnh Bắc bộ ; bão Fung-Wong ở phái bắc đảo Lu Đơng, Phi-líp-pin, đổ bộ vào tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Có 16 đợt khơng khí lạnh ảnh hƣởng đến Bình Định, gây ra gió mạnh cấp 3-4 trong đất liền, cấp 5 vùng ven biển, cấp 6-7, giật cấp 8-9 ngoài khơi [15].

1.3.8. Khái quát đặc điểm của xã Cát Khánh

Cát Khánh nằm ở phía đơng huyện Phù Cát, là một trong năm xã thuộc phá Đề gi. Cát Khánh có cảng cá Đề gi. Xã có diện tích 31,22 km² với dân số 14.410, mật độ 424 ngƣời/km². Xã bao gồm tám thôn: bốn thơn nằm ở phía đơng của phá Đề gi (An Quảng Đông, An Quảng Tây, Chánh Lợi và An Ngãi) và bốn nằm ở phía tây (Phù Đổng, Phù Long, An Nhuệ và Thắng Kiên). Hơn 10% hộ gia đình ở Cát Khánh là hộ nghèo và thống kê gần đây chỉ ra rằng 16,3% trẻ dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng – con số này có giảm một chút so với 2008. 97 – 100% trẻ từ 5 tuổi trở xuống đƣợc tiêm vắc xin phòng 6 bệnh. Trƣờng học đƣợc trang bị cho việc đào tạo cơ bản và các hoạt động học tập, mặc dù có một số trƣờng khơng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia.

Đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản – chủ yếu là đánh bắt cá – chiếm 70% sinh kế ở xã. Trong 5 xã quanh phá Đề gi, Cát Khánh có nhiều tàu, thuyền nhất nhƣng lại chƣa phát triển tốt nghề nuôi trồng thủy sản do môi trƣờng không thuận lợi, chất lƣợng tôm giống thấp và do ngập lụt. Hiện nay, tổng diện tích ni trồng thủy sản khoảng 80ha, cộng với 25ha khác đƣợc sử dụng sau khi kết thúc mùa làm muối [35].

Nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ chiếm 30% sinh kế còn lại. Lúa là vụ mùa chính, chiếm 77% tổng diện tích trồng trọt. Ngƣời dân trồng từ hai đến ba vụ lúa mỗi năm hoặc một vụ lúa và hai vụ phụ trên cùng một mảnh đất.

Thôn An Quảng Đông và An Quảng Tây đều gần cửa sông Đề Gi. Thơn An Quảng Đơng có 561 hộ gia đình (2.360 ngƣời), trong đó có 89 hộ nghèo và 45 hộ cận nghèo. An Quảng Tây có 490 hộ (2.353 ngƣời), trong đó 85 hộ nghèo và 43 cận nghèo. Nghề cá là nguồn sinh kế chính ở cả hai thơn, chiếm 80% tổng thu nhập, trong đó 80% là đánh bắt xa bờ. Thơn An Quảng Đơng có 175 tàu, thuyền, An Quảng Tây có 170. Một số hộ gia đình ở cả hai thơn đều có những hoạt động thu nhập thêm nhƣ trồng hành và đậu.

Phú Long, An Nhuệ, Phù Đổng và Thắng Kiên là bốn thôn nông nghiệp nằm ở tây nam xã Cát Khánh. Không thôn nào gần phá Đề Gi hay gần biển. Canh tác và sản

xuất lúa là sinh kế chính ở đây. Thu nhập trung bình của các thơn này là 5 triệu đồng một năm cho một ngƣời (khoảng 240 đơ Mỹ).

Thơn Phù Long có 209 hộ gia đình (850 ngƣời), trong đó có 46 hộ nghèo và 35 hộ cận nghèo. Khoảng 95% hộ sống nhờ nơng nghiệp. Có 43ha đất trồng lúa, 37ha đất rừng và khoảng 5% dân số làm trong ngành lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản ở tỉnh bình định thông qua đánh giá tính dễ bị tổn thương trường hợp xã cát khánh, tỉnh bình định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)