Dự báo mơi trƣờng phóng xạ trong q trình khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ đông pao, huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 78 - 81)

3.4.1. Các tác động đến mơi trường trong q trình khai thác

Mỏ đất hiếm Đông Pao nằm gần khu vực dân cƣ, các thân quặng đất hiếm tập trung ở phần cao của địa hình, tại khu mỏ sẽ tiến hành sử dụng phƣơng pháp khai thác lộ thiên. Khi tiến hành khai thác gồm một số hoạt động bắt buộc nhƣ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất... Các hoạt động này sẽ tác động trực tiếp đến khu mỏ, làm gia tăng mức độ, quy mô ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là mơi trƣờng phóng xạ và phụ thuộc cụ thể vào các hoạt động trong quá trình khai thác.

a. Giai đoạn chuẩn bị

Hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này là quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tạo mặt bằng để thi cơng các cơng trình. Do đó, các tác động chính của giai đoạn này là: tác động đến cơ cấu kinh tế, mục đích sử dụng đất, yếu tố văn hóa – xã hội của ngƣời dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, làm ảnh hƣởng cảnh quan, địa hình của khu vực. Ngồi ra, có một số tác động đến mơi trƣờng nhƣ: bụi phát sinh trong q trình chặt cây và phát quang, khí thải phát sinh từ các máy móc động cơ có sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu, chất thải rắn thông thƣờng và nƣớc thải của công nhân. Tuy nhiên, do thời gian và lƣợng cơng nhân tham gia q trình này là nhỏ nên lƣợng phát sinh nƣớc thải sinh hoạt trong giai đoạn này là không đáng kể.

b. Giai đoạn thi công xây dựng

Giai đoạn XDCB gồm các cơng việc chính nhƣ: chuẩn bị mặt bằng, san gạt, xây dựng các tuyến đƣờng vận tải, san nền, xây dựng các cơng trình phụ trợ, làm đƣờng giao thông nội bộ, vận chuyển bốc dỡ và lắp đặt trang thiết bị...

Nguồn gây tác động trong giai đoạn này gồm: tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải.

- Tác động liên quan đến chất thải:

+ Nguồn phát sinh khí thải gồm bụi và các khí CO, NOx, SO2... chủ yếu sinh ra do các phƣơng tiện vận tải, máy móc thi cơng tại cơng trình. Các chất này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến mơi trƣờng khơng khí khu vực thi cơng và xung quanh mỏ.

+ Nguồn phát sinh nƣớc thải: chủ yếu nƣớc thải sinh hoạt của công nhân, nƣớc thải do vệ sinh máy móc thiết bị thi cơng, nƣớc mƣa chảy tràn. Nguồn nƣớc này có thể gây ảnh hƣởng đến hệ thống nƣớc suối, nƣớc ngầm của ngƣời dân.

+ Chất thải rắn gồm chủ yếu là đất đá thải, gạch, xi măng và chất thải rắn sinh hoạt.

- Tác động không liên quan đến chất thải có thể xảy ra trong gia đoạn thi cơng xây dựng cơ bản nhƣ: gây sạt lở, sụt lún...

c. Giai đoạn hoạt động sản xuất

Tùy vào quy mô mức độ và báo cáo thiết kế kỹ thuật sẽ tiến hành khai thác với quy mô và mức độ khác nhau. Khi tiến hành công tác này gây ra các ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ sau:

- Tác động đến mơi trƣờng khơng khí:

+ Bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn, san gạt, xúc bốc, vận chuyển và do sử dụng nhiên liệu.

+ Khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu của các thiết bị khai thác, vận chuyển và khí thải phát sinh do hoạt động nổ mìn.

- Tác động đến môi trƣờng nƣớc: do nƣớc mƣa chảy tràn mang theo lƣợng dầu mỡ, bụi, đất... và nƣớc thải sinh hoạt, sản xuất của cán bộ, công nhân tại khu mỏ.

- Chất thải rắn và chất thải nguy hại: gồm đất đá phủ trên bền mặt không phù hợp với tiêu chuẩn khai thác. Ngồi ra cịn chất thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân và các chất thải nguy hại từ việc sửa chữa, bảo dƣỡng máy móc thiết bị...

- Các tác động khác: tác động của tiếng ồn, độ rung do nổ mìn, tác động từ các hoạt động vận chuyển nguyên nhiên vật liệu...

d. Giai đoạn đóng cửa mỏ

Trong giai đoạn đóng cửa mỏ, các tác động đến mơi trƣờng vẫn chƣa kết thúc do còn tồn lƣu nhiều tác động tiềm tàng trong quá trình khai thác.

Nhƣ vậy, các hoạt động trong quá trình khai thác đất hiếm tại mỏ sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cả về quy mô và mức độ. Cần xây dựng các kế hoạch giám sát và kiểm sốt mơi trƣờng phóng xạ tự nhiên trong thời gian diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản, thiết lập các vùng kiểm soát, an tồn đối với mơi trƣờng phóng xạ, giám sát các hoạt động khai thác, chế biến theo dự án Đánh giá tác động môi trƣờng sau khi đã đƣợc phê duyệt.

3.4.2. Dự báo mơi trường phóng xạ trong q trình khai thác

Nhƣ đã trình bày, chất phóng xạ ở mỏ đất hiếm Đơng Pao tồn tại ở 2 dạng chính gồm quặng đất hiếm chứa phóng xạ và chất phóng xạ đƣợc hấp thụ trong sét ở trong khu mỏ. Để dự báo hiện trạng mơi trƣờng phóng xạ trong q trình khai thác, học viên sử dụng bài tốn lan truyền [20] và dựa vào đặc điểm các nguyên tố phóng xạ vừa có mặt trong quặng đất hiếm, vừa đƣợc hấp thụ bởi sét để đƣa ra nhận định về các thơng số mơi trƣờng phóng xạ nhƣ sau:

- Sự thay đổi suất liều gamma: khi khai thác quặng, các hoạt động nhƣ khoan lỗ mìn, nổ mìn khấu quặng, bốc xúc quặng sẽ làm thay đổi mức độ, quy mô phát tán phóng xạ, do đó giá trị suất liều gamma cũng tăng lên.

+ Về giá trị: suất liều gamma trong khu vực khai trƣờng sẽ tăng lên khoảng 0,1- 0,3µSv/năm, trong đó ở các vị trí khoan lỗ mìn trên gƣơng tầng, trong moong khai thác hay ở vị trí tập kết qung sut liu gamma tng lờn khong 0,2 ữ 0,3àSv/h, các khu vực còn lại tăng khơng đáng kể (<0,1µSv/h).

+ Về quy mơ: nhìn chung vùng gia tăng suất liều gamma chỉ nằm trong không gian của moong khai thác quặng và khu vực bãi thải đất đá, bởi vì các thân quặng đất hiếm và lớp phủ trên mặt địa hình của mỏ đất hiếm Đơng Pao bị phong hóa khá mạnh, ranh giới giữa thân quặng và lớp phủ bị nhòa đi, tức là các chất phóng xạ ảnh hƣởng đến giá trị đo suất liều gamma có mặt khá đồng đều trong lớp đất đá bề mặt, tạo nên vùng trƣờng suất liều gamma bão hòa trên toàn bộ bề mặt khai thác mỏ. Do đo, khi hoạt động khai thác đất hiếm diễn ra, mặt dù có tăng mức độ xuất lộ của quặng nhƣng quy mô không đáng kể.

- Sự thay đổi nồng độ khí phóng xạ: nồng độ khí phóng xạ mơi trƣờng đƣợc đặc trƣng bởi 2 tham số là NRn và NTn. Việc khai thác quặng sẽ làm gia tăng nồng độ khí phóng xạ lên khoảng 10 – 30Bq/m3, trong đó:

+ Trên gƣơng tầng và những vị trí khoan đào, tập kết quặng tăng 15-30 Bq/m3 . + Các vị trí khác trên khai trƣờng tăng khoảng 10 - 15 Bq/m3.

+ Ngoài khu vực khai trƣờng, NRn dự báo sẽ khơng có sự thay đổi đáng kể. - Sự thay đổi của các chất phóng xạ trong mơi trƣờng nƣớc: nhƣ đã trình bày, phóng xạ trong mỏ đất hiếm Đơng Pao mang bản chất thori, có chứa urani với đặc tính khó hịa tan trong nƣớc, nên mức độ gia tăng nồng độ các chất phóng xạ trong nƣớc là khơng đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ đông pao, huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)